Tái sinh 25 hecta bãi bồi thành cánh rừng Net Zero

Ngô Nguyễn Anh Thư

Well-known member
Vinamilk và Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia khởi động chương trình khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn tại vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hướng đến mục tiêu Net Zero, hôm 18/8.

Theo đó, Vinamilk và Gaia sẽ chuyển hóa 25 hecta đất bãi bồi thành rừng ngập mặn với 100.000-250.000 cây mắm sẽ mọc lên, góp phần bù đắp lại cho phần diện tích rừng ngập mặn Cà Mau đã bị tàn phá hay bị chuyển đổi thành các đầm nuôi tôm.

Ông Lê Hoàng Minh (bên trái), đại diện Vinamilk và bà Đỗ Thị Thanh Huyền, đại diện Gaia trao tượng trưng bảng 25 ha rừng ngập mặn thuộc dự án Cánh rừng Net Zero Vinamilk cho đại diện Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Hiệu

Ông Lê Hoàng Minh (bên trái), đại diện Vinamilk và bà Đỗ Thị Thanh Huyền, đại diện Gaia trao tượng trưng bảng 25 ha rừng ngập mặn thuộc dự án "Cánh rừng Net Zero Vinamilk" cho đại diện Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Hiệu

Theo Gaia, từ năm 2007, xói mòn đã làm mất khoảng 90 km2 (35 dặm vuông) rừng phòng hộ ven biển. Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, chỉ cần mực nước biển dâng 1 mét thì 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 80% Cà Mau sẽ bị chìm dưới nước biển.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là vùng trọng điểm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cà Mau, một trong những khu RAMSAR của Việt Nam (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới). Được thành lập năm 2003 với diện tích 41.862 ha (trong đó diện tích đất liền là 15.262 ha, còn lại 26.600 ha là vùng ven biển và bãi bồi), Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau còn có chức năng bảo tồn một hệ sinh thái đa dạng với hơn 400 loài, trong đó có hơn 40 loài có nguy cơ tuyệt chủng như rái cá, mèo cá, trăn gấm...

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như hiệu ứng El Nino trong tương lai lâu dài thì việc giữ và phát triển rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn ven biển còn có vai trò bảo vệ đới bờ khỏi bị sạt lở, giữ đất không bị đánh trôi ra bãi biển, hạn chế xâm nhập mặn. Bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, cũng như bảo vệ sinh kế cho người dân.

"Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hay còn gọi là hệ sinh thái 'carbon xanh' giúp 'khóa' được carbon hiệu quả gấp 4-10 lần so với rừng trên cạn tùy vào các khu vực khác nhau. Vì rừng ngập mặn không chỉ lưu trữ carbon trong sinh khối của cây mà còn trong trầm tích rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và đồng cỏ biển", bà Thanh Huyền chia sẻ.

Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cũng cho biết, hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng do Vinamilk thông qua Gaia triển khai thực hiện tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, ngoài việc giúp trung hòa carbon góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, còn giúp tăng diện tích độ che phủ rừng, lấn dần ra biển, chống xâm nhập mặn, tăng khả năng chắn sóng bảo vệ bờ, hình thành sinh thái của rừng, tạo nơi cư trú của nhiều giống loài thủy sản cũng là loài động vật, thực vật quý hiếm.

Các nhân viên Vinamilk tham gia làm gần 1.000m hàng rào đầu tiên trong gần 2.400m hàng rào để khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Hiệu

Các nhân viên Vinamilk tham gia làm gần 1.000m hàng rào đầu tiên trong gần 2.400m hàng rào để khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Hiệu

Tổng đầu tư của Vinamilk cho dự án này là 4 tỷ đồng. Dự kiến với 25 ha rừng ngập mặn, trong điều kiện sinh trưởng bình thường, có thể hình thành nên bể hấp thụ carbon từ 17.000 đến 20.000 tấn carbon, quy đổi tương đương với 62.000 đến 73.000 tấn CO2e (dấu vết carbon của tất cả các loại khí gây hiệu ứng nhà kính).

Chương trình khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn là một phần trong dự án lớn mang tên "Cánh rừng Net Zero Vinamilk" của Vinamilk với nỗ lực hình thành những mảng xanh để giúp hấp thụ khí carbon, tiến gần đến mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, góp phần vào mục tiêu chung Net Zero 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh.

Trong dự án này, các nhân viên Vinamilk cũng trực tiếp góp sức để khoanh nuôi, chăm sóc cho cánh rừng qua nhiều hoạt động được tổ chức hàng năm. Hôm 21/8 vừa qua, gần 60 nhân viên Vinamilk cũng tham gia cùng khoanh nuôi cánh rừng ở Cà Mau như một hoạt động hướng tới kỷ niệm sinh nhật 47 năm của công ty.

Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Sản xuất, Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk, cho biết: "Qua những hoạt động này, Vinamilk cũng mong muốn mọi nhân viên sẽ là những hạt nhân tích cực, chung tay cho những mục tiêu phát triển bền vững của công ty. Điều đó sẽ mang đến những giá trị chung và giúp cho ý nghĩa của chương trình lan tỏa hơn nữa".

Dịp này, Vinamilk đã trao tặng cho Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 5 chiếc thuyền để phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng và tặng cho viên chức, người lao động Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau hơn 4.200 sản phẩm dinh dưỡng.

Các nhân viên Vinamilk đã cùng Gaia và các cán bộ Vườn Quốc gia Mùi Cà Mau hoàn thành việc dựng hàng rào khoanh nuôi cho dự án 25 ha tại vùng lõi Vườn Quốc gia ngày 18/8 vừa qua. Ảnh: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Các nhân viên Vinamilk đã cùng Gaia và các cán bộ Vườn Quốc gia Mùi Cà Mau hoàn thành việc dựng hàng rào khoanh nuôi cho dự án 25 ha tại vùng lõi Vườn Quốc gia ngày 18/8 vừa qua. Ảnh: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Vinamilk là một đơn vị tiên phong và tích cực với các hoạt động về phát triển bền vững cũng như cam kết Net Zero 2050. Bên cạnh các hoạt động cắt giảm phát thải trong chuỗi giá trị, việc trồng cây để trung hòa carbon được doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh. Trước dự án "Cánh rừng Net Zero Vinamilk", năm 2018, cũng tại Cà Mau, Vinamilk và chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" đã trồng gần 100.000 cây tại các khu vực như: Mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 – Cột mốc số 0, khu vực bờ biển xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) và xã Tân Hưng (huyện Cái Nước)... Đến nay, rừng đều đã phát triển, tạo thành những mảng xanh rộng lớn tại địa phương.
 
Bên trên