Tâm lý học hành vi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?” - Chu Kiến Quốc

linh_449

Linh Linhh
Thừa nhận điểm yếu kém của bản thân có thể làm giảm bớt những gánh nặng trách nhiệm không cần thiết… Biết những điểm mình không bằng người khác, chúng ta mới có tâm thế ổn định để tiến lên từng bước.
Trong 12 năm đi học, mình luôn học lớp chọn. Có lẽ chính vì thế, không ai trong lớp tỏ ra lười biếng hay chểnh mảng học hành. Nhóm bạn mình cũng vậy. Tất nhiên, chúng mình vẫn sẽ trêu đùa, vui chơi với nhau nhưng khi cần học, ai cũng nỗ lực và tập trung hết sức. Bởi mọi người đều mang trong mình nỗi lo: Trong lúc mình lười một chút, bạn mình đã vượt mình 10.000m rồi.
Là một đứa “cần cù bù thông minh”, mình đã luôn cố gắng học đều và học giỏi tất cả các môn, kể cả những môn được coi là phụ và chẳng mấy quan trọng. Mình sợ thua kém, mình không muốn có môn nào là “điểm đen” cả. Mình muốn bảng điểm của mình phải thật đẹp, thật hoàn hảo.
Nhưng khi mình biết những đứa bạn mình cũng không hoàn hảo như mình vẫn nghĩ – vẫn có môn nó không giỏi, thậm chí điểm thấp, nhưng thái độ của nó thực sự khiến mình phải suy nghĩ lại.
Thay vì thất vọng, suy sụp, nó rất bình tĩnh đối mặt, thậm chí còn có thể vui đùa một chút về những điểm số đó. “Ôi má, đến học hành mà tao cũng toàn diện nữa thì dở đấy anh em, thế là bất công. Mà tao thì không muốn anh em thấy bất công nên sẵn lòng ‘hạ phàm’ trải nghiệm các thứ nhé.”
Thừa nhận mình không hoàn hảo, mình còn điểm yếu có khó không?
Nói thì dễ nhưng làm rất khó.
Vì chúng mình luôn cố gắng tạo ra một “phiên bản” tốt nhất trước mặt những người mình yêu quý, thừa nhận khiếm khuyết khác nào cho họ thấy mình “không đủ tốt”?
Nhưng không đâu, chấp nhận “mình không hoàn hảo” là trao cho bản thân cơ hội buông bỏ những gánh nặng không cần thiết, mở lòng đón nhận những “mảnh ghép” còn thiếu từ người khác.
Trích: Tâm lý học hành vi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?” - Chu Kiến Quốc
#tramreviewsach #share
 
Bên trên