TRỊNH THỊ THANH THẢO
Well-known member
1. Hz là gì?
Hertz (viết tắt là Hz) là đơn vị đo tần số cơ bản được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức – Heinrich Hertz. Đơn vị này cho chúng ta biết số lần lặp đi lặp lại của một hiện tượng, sự vật được thực hiện trong 1 giây.
2. Hz được sử dụng để làm gì?
Trong việc nghiên cứu khoa học tần số trên được sử dụng rất nhiều, cụ thể hơn là: xác định các dao động, đo lường tín hiệu âm thanh, sóng vô tuyến,… Đặc biệt trong dòng điện, chúng chính là đơn vị đo tần số dòng điện được sử dụng để tính số lần xoay chiều của dòng điện lặp lại trong 1 giây (kí hiệu F).
Công dụng của Hertz
Ngoài tần số trên, ta còn có những đơn vị khác như: kHz, mHz,THz,…. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi ngay dưới này.
Tổng hợp những khái niệm về tần số thường xuất hiện trong đời sống mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Tần số âm thanh
Tần số âm thanh (viết tắt AF) hay còn gọi là tần số nằm trong khoảng mà con người có thể nghe được. Nghĩa là, dải AF mà con người có thể nghe thấy được sẽ dao động từ 20 – 20.000kHz. Dưới đây là bảng mô tả tần số âm thanh mà bạn có thể xem qua.
Tần số âm thanh
3.2. Tần số ánh sáng
Đây là sóng điện từ bao gồm các trường điện cùng các từ trường dao động trong không gian. Tần số của sóng và ánh sáng được xác định dựa trên màu sắc của chúng.
Tần số ánh sáng
Một số loại sóng có thể kể đến như: sóng điện từ, sóng vô tuyến, lò vi sóng, bức xạ hồng ngoại,… Trong đó, sóng ở tần số thấp hơn được gọi là lò vi sóng, thấp hơn nữa thì gọi là sóng vô tuyến. Hay sóng có tần số cao hơn gọi là tia X, còn cao hơn nữa gọi là tia gamma.
3.3. Tần số quét màn hình
Tần số quét màn hình hay còn được gọi với cái tên khác là tốc độ làm mới và chúng được đo bằng Hertz. Đây là số lần mà màn hình được làm mới trong 1 giây.
Thông thường, những hình ảnh mà chúng ta hay thấy trên màn hình máy tính hay điện thoại thực chất không phải là hình ảnh động liên tục. Mà chúng bao gồm 1 chuỗi hình ảnh tĩnh được chiếu với tốc độ cao nên khiến cho người xem cảm giác như chúng đang chuyển động thực sự.
Tần số quét màn hình
Tốc độ làm mới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh. Nếu chúng quá thấp thì sẽ gây mỏi mắt cho người xem sau thời gian dài sử dụng, còn nếu quá cao thì sẽ làm giảm số khung hình hiển thị trên mỗi giây.
Hiện tại trên các dòng điện thoại ngày nay sẽ có tốc độ làm mới trung bình là 60Hz. Đồng thời cũng có dòng smartphone khác như Samsung Galaxy S23 Series, Xiaomi 13 Series,… đang sở hữu tần số quét ấn tượng 120Hz. Nhìn chung, tùy theo nhu cầu dùng mà người mua nên lựa cho mình chiếc dế yêu phù hợp nhất để có không gian trải nghiệm đã mắt và ổn áp hơn.
3.4. Tần số bộ xử lý
Tần số Hertz cũng là đơn vị được sử dụng để đo tốc độ xung nhịp vi xử lý của máy tính, mà thông thường chúng ta gặp nhất là GHz. Chúng biểu thị số chu kỳ mà CPU có thể thực hiện trên mỗi giây. Tốc độ xung nhịp càng cao thì CPU xử lý dữ liệu càng nhanh. Điều này sẽ dẫn đến hiệu suất tổng thể của máy tính cao hơn. Người dùng thực hiện đa thao tác trên đây cũng thoải mái và mượt mà hơn.
Tần số bộ xử lý
3.5. Tần số dòng điện
Đối với dòng điện thì chúng được chia thành 2 loại: tần số dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
Tần số dòng điện
4. Dòng điện 50Hz và 60Hz là gì? Có điểm nào khác biệt?
Tiếp theo, hãy cùng mình khám phá tiếp dòng điện 50Hz và 60Hz là gì và chúng có điểm nào khác biệt ngay dưới này!
4.1. Dòng điện 50Hz là gì?
Dòng điện 50 Hertz là dòng điện đổi chiều 50 lần mỗi giây. Nghĩa là cứ mỗi 1/50 giây thì dòng điện lại quay trở về điểm ban đầu. Hiện tại, điện xoay chiều 220V và 380V đều có tần số là 50Hz.
4.2. Dòng điện 60Hz là gì?
Tương tự, tần số của dòng điện xoay chiều là 60 Hertz có nghĩa là chúng sẽ đổi chiều 60 lần mỗi giây. Là cứ mỗi 1/60 giây thì dòng điện lại quay trở về điểm ban đầu và chúng có tốc độ nhanh hơn so với dòng điện 50 Hertz.
4.3. Phân biệt giữa 50Hz và 60Hz
Với thiết bị dùng mạng 60 Hertz thì rơ – le bảo vệ đóng ngắt dòng điện sẽ được thực hiện với thời gian nhanh hơn thiết bị dùng mạng 50 Hertz. Đồng thời về khả năng truyền tải thì mạng 60 Hertz trong 1 giây có RMS – giá trị dòng điện hiệu dụng lớn hơn RMS ở 50 Hertz. Vậy nên, điều này sẽ dẫn đến sự khác nhau về momen đầu trục của 2 dòng điện.
Phân biệt giữa 50Hz và 60Hz
5. Tại sao dòng điện 50Hz lại phổ biến hơn tại Việt Nam?
Dòng điện 50Hz lại phổ biến hơn tại Việt Nam vì những lý do sau:
Dòng điện 50Hz được dùng phổ biến tại Việt Nam
6. Tổng kết
Tần số Hz là gì? Tất tần tật kiến thức về Hz mà bạn nên biết đã được chúng mình tổng hợp chi tiết nhất ngay dưới này. Hãy để lại bình luận của bạn ở dưới phần comment để giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Hertz (viết tắt là Hz) là đơn vị đo tần số cơ bản được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức – Heinrich Hertz. Đơn vị này cho chúng ta biết số lần lặp đi lặp lại của một hiện tượng, sự vật được thực hiện trong 1 giây.
2. Hz được sử dụng để làm gì?
Trong việc nghiên cứu khoa học tần số trên được sử dụng rất nhiều, cụ thể hơn là: xác định các dao động, đo lường tín hiệu âm thanh, sóng vô tuyến,… Đặc biệt trong dòng điện, chúng chính là đơn vị đo tần số dòng điện được sử dụng để tính số lần xoay chiều của dòng điện lặp lại trong 1 giây (kí hiệu F).
Công dụng của Hertz
Ngoài tần số trên, ta còn có những đơn vị khác như: kHz, mHz,THz,…. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi ngay dưới này.
- 1 Hertz = 1.000 Milihertz
- 1 Hertz = 1.000.000 Microhertz
- 1 Hertz = 1.000.000.000 Nanohertz
- 1 Hertz = 0.001 Kilohertz
- 1 Hertz = 0,000001 Megahertz
- 1 Hertz = 0,000000001 Gigahertz
Tổng hợp những khái niệm về tần số thường xuất hiện trong đời sống mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Tần số âm thanh
Tần số âm thanh (viết tắt AF) hay còn gọi là tần số nằm trong khoảng mà con người có thể nghe được. Nghĩa là, dải AF mà con người có thể nghe thấy được sẽ dao động từ 20 – 20.000kHz. Dưới đây là bảng mô tả tần số âm thanh mà bạn có thể xem qua.
Tần số | Mô tả |
---|---|
Từ 16 – 32 Hertz | Là khoảng mà con người ít nghe rõ nhất, đây cũng là nốt thấp nhất trong đàn đại phong cầm. |
Từ 32 – 512 Hertz | Đây là khoảng tần số nghe được và xuất hiện ở giọng nam tone trầm. |
Từ 512 – 2048 Hertz | Đây là khoảng tần số lý tưởng, nghe rõ như khi 2 người nói chuyện với nhau. |
Từ 2048 – 8192 Hertz | Đây là khoảng tần số phổ biến nhất mà con người có thể nghe được cả lời nói lẫn âm thanh. |
Từ 8192 – 16384 Hertz | Đây là khoảng tần số gây chói tai và khó chịu. |
Từ 16384 – 32768 Hertz | Đây là khoảng tần số vượt hẳn ngưỡng nghe được của con người. |
Tần số âm thanh
3.2. Tần số ánh sáng
Đây là sóng điện từ bao gồm các trường điện cùng các từ trường dao động trong không gian. Tần số của sóng và ánh sáng được xác định dựa trên màu sắc của chúng.
Tần số ánh sáng
Một số loại sóng có thể kể đến như: sóng điện từ, sóng vô tuyến, lò vi sóng, bức xạ hồng ngoại,… Trong đó, sóng ở tần số thấp hơn được gọi là lò vi sóng, thấp hơn nữa thì gọi là sóng vô tuyến. Hay sóng có tần số cao hơn gọi là tia X, còn cao hơn nữa gọi là tia gamma.
3.3. Tần số quét màn hình
Tần số quét màn hình hay còn được gọi với cái tên khác là tốc độ làm mới và chúng được đo bằng Hertz. Đây là số lần mà màn hình được làm mới trong 1 giây.
Thông thường, những hình ảnh mà chúng ta hay thấy trên màn hình máy tính hay điện thoại thực chất không phải là hình ảnh động liên tục. Mà chúng bao gồm 1 chuỗi hình ảnh tĩnh được chiếu với tốc độ cao nên khiến cho người xem cảm giác như chúng đang chuyển động thực sự.
Tần số quét màn hình
Tốc độ làm mới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh. Nếu chúng quá thấp thì sẽ gây mỏi mắt cho người xem sau thời gian dài sử dụng, còn nếu quá cao thì sẽ làm giảm số khung hình hiển thị trên mỗi giây.
Hiện tại trên các dòng điện thoại ngày nay sẽ có tốc độ làm mới trung bình là 60Hz. Đồng thời cũng có dòng smartphone khác như Samsung Galaxy S23 Series, Xiaomi 13 Series,… đang sở hữu tần số quét ấn tượng 120Hz. Nhìn chung, tùy theo nhu cầu dùng mà người mua nên lựa cho mình chiếc dế yêu phù hợp nhất để có không gian trải nghiệm đã mắt và ổn áp hơn.
3.4. Tần số bộ xử lý
Tần số Hertz cũng là đơn vị được sử dụng để đo tốc độ xung nhịp vi xử lý của máy tính, mà thông thường chúng ta gặp nhất là GHz. Chúng biểu thị số chu kỳ mà CPU có thể thực hiện trên mỗi giây. Tốc độ xung nhịp càng cao thì CPU xử lý dữ liệu càng nhanh. Điều này sẽ dẫn đến hiệu suất tổng thể của máy tính cao hơn. Người dùng thực hiện đa thao tác trên đây cũng thoải mái và mượt mà hơn.
Tần số bộ xử lý
3.5. Tần số dòng điện
Đối với dòng điện thì chúng được chia thành 2 loại: tần số dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
- Tần số dòng điện một chiều có giá trị là 0 mà mọi người thường hay bắt gặp trên acquy, pin,… Chúng luôn chạy theo một hướng cố định và cường độ không đổi theo thời gian.
- Tần số dòng điện xoay chiều có giá trị khác 0 và chúng thường xuất hiện phổ biến trên thiết bị gia dụng. Khác với dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều có độ lớn biến đổi theo thời gian, biến thiên tuần hoàn và có hình dạng là biểu đồ hình sin di chuyển đối xứng. Với một nửa là chu kỳ dương và nửa còn lại là chu kỳ âm.
Tần số dòng điện
4. Dòng điện 50Hz và 60Hz là gì? Có điểm nào khác biệt?
Tiếp theo, hãy cùng mình khám phá tiếp dòng điện 50Hz và 60Hz là gì và chúng có điểm nào khác biệt ngay dưới này!
4.1. Dòng điện 50Hz là gì?
Dòng điện 50 Hertz là dòng điện đổi chiều 50 lần mỗi giây. Nghĩa là cứ mỗi 1/50 giây thì dòng điện lại quay trở về điểm ban đầu. Hiện tại, điện xoay chiều 220V và 380V đều có tần số là 50Hz.
4.2. Dòng điện 60Hz là gì?
Tương tự, tần số của dòng điện xoay chiều là 60 Hertz có nghĩa là chúng sẽ đổi chiều 60 lần mỗi giây. Là cứ mỗi 1/60 giây thì dòng điện lại quay trở về điểm ban đầu và chúng có tốc độ nhanh hơn so với dòng điện 50 Hertz.
4.3. Phân biệt giữa 50Hz và 60Hz
Với thiết bị dùng mạng 60 Hertz thì rơ – le bảo vệ đóng ngắt dòng điện sẽ được thực hiện với thời gian nhanh hơn thiết bị dùng mạng 50 Hertz. Đồng thời về khả năng truyền tải thì mạng 60 Hertz trong 1 giây có RMS – giá trị dòng điện hiệu dụng lớn hơn RMS ở 50 Hertz. Vậy nên, điều này sẽ dẫn đến sự khác nhau về momen đầu trục của 2 dòng điện.
Phân biệt giữa 50Hz và 60Hz
5. Tại sao dòng điện 50Hz lại phổ biến hơn tại Việt Nam?
Dòng điện 50Hz lại phổ biến hơn tại Việt Nam vì những lý do sau:
- Khi truyền tải điện năng, dòng điện có tần số 50 Hertz sẽ giúp tiết kiệm nhiều điện năng hơn.
- Nếu dùng dòng điện có tần số 60 Hertz thì đòi hỏi sự bảo vệ các thiết bị phải cao, chất lượng và tốn kém chi phí hơn.
- Các thiết bị như MBA, động cơ,… mặc dù sẽ nhỏ gọn nhưng vật liệu dẫn từ trong đó phải tốt nhất, vậy nên chi phí chi thiết bị sẽ đắt hơn.
- Việc nhập – xuất các thiết bị điện trong nước cũng gặp nhiều thuận lợi bởi hiện nay đa số các nước trên thế giới đều dùng mức dòng điện chuẩn là 50Hz.
Dòng điện 50Hz được dùng phổ biến tại Việt Nam
6. Tổng kết
Tần số Hz là gì? Tất tần tật kiến thức về Hz mà bạn nên biết đã được chúng mình tổng hợp chi tiết nhất ngay dưới này. Hãy để lại bình luận của bạn ở dưới phần comment để giải đáp mọi thắc mắc nhé!