linh_449
Linh Linhh
(Dân trí) - Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một lon nước ngọt 330ml chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 calo năng lượng. Uống 1 lon nước ngọt mỗi ngày, bạn tích gần 7kg cân nặng trong vòng 1 năm.
Báo động tình trạng thừa cân béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 toàn cầu ước tính có hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân (chiếm 39%), trong đó trên 650 triệu người béo phì (chiếm tỉ lệ 13%). Năm 2019 có 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân và béo phì trong đó hơn 50% ở khu vực châu Á.
Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu do béo phì năm 2019 ước tính mất 990 tỷ USD (23 triệu tỷ đồng).
Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đáng lưu ý, tỷ lệ này đang rất cao ở khu vực thành thị với 26,8%, tiếp đến nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Tương tự, ở người trưởng thành, tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng 25% trong 6 năm, từ 15,6% năm 2015 lên 19,5% năm 2021.
Hơn 1.230 tỷ đồng và 2.553 tỷ đồng là chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị bệnh béo phì tại Việt Nam.
Mối nguy tiềm ẩn từ đồ uống có đường
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 10 năm cùng với đó là gần 1/3 trẻ em tiêu thụ nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày. Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua.
Một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì không thể không cảnh báo đó là tình trạng tiêu dùng thiếu kiểm soát đồ uống có đường. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định mối liên quan thuận chiều giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có với hàm lượng mỡ cơ thể hay tình trạng béo phì.
Cụ thể, chỉ cần 1% tăng lên của mức tiêu thụ nước ngọt trên toàn cầu dẫn đến 4,8% thừa cân, 2,3% béo phì, 0,3 % mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành. Chỉ cần uống 1 lon nước ngọt/ngày bạn đã có thể tích tới 6,75kg cân nặng trong vòng 1 năm.
Ở trẻ em uống đồ uống có đường có nguy cơ bị béo phì cao hơn 2,57 lần. Trong khi đó, khảo sát hành vi sức khỏe học sinh năm 2013 và 2019 cho thấy, hơn 1/3 học sinh 13-17 tuổi uống nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày.
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích trong một lon nước ngọt 330ml thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 calo năng lượng. Nhưng uống thêm 1 lon nước ngọt mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng thêm 60% sau 1,5 năm theo dõi.
Trong khi đó, mức khuyến nghị của WHO với đường tự do là dưới 25g/ngày và không quá 50g/ngày.
Một trong những loại đường phổ biến được nhà sản xuất cho vào các loại đồ uống có đường là fructose. Đường fructose sẽ làm tăng quá trình sinh nhiệt, tăng triglyceride, kích thích tiêu thụ oxy nhiều hơn so với glucose, nhưng lại tạo ra các kích thích insulin nhỏ hơn rất nhiều so với glucose, làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì.
Hơn nữa, do đồ uống có đường là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng theo cơ chế điều khiển ngược của cơ thể với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao.
Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ đồ uống có đường này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau.
Kết quả là một người trưởng thành ăn uống bình thường nhưng lại uống thêm mỗi ngày một lon nước soda có đường (350ml cung cấp 150 kcal và 40-50g đường) có thể gây tăng 6,75kg trọng lượng cơ thể, nếu sử dụng liên tục trong vòng 1 năm.
"Không những thế, sử dụng 1 lon nước ngọt hàng ngày cũng gia tăng các vấn đề liên quan tim mạch, xương răng, cơ xương khớp, chuyển hóa đái tháo đường lên 20- 30%. Người uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị gãy xương cao gấp gần 5 lần", PGS Mai cho biết.
Sử dụng đồ uống có đường như thế nào là hợp lý?
WHO khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và giảm xuống dưới 5% (tương đương 25g hoặc 5 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
Đã đến lúc, Việt Nam cần có các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường như: bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe… trên bao bì sản phẩm đồ uống có đường, chính sách kiểm soát quảng cáo đặc biệt là đối với trẻ em, can thiệp dinh dưỡng trong trường học, đánh thuế đối với đồ uống có đường… Trong đó chính sách thuế đồ uống có đường được coi là chính sách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí bởi nó sẽ giảm tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh và khuyến khích sử dụng thực phẩm lành mạnh.
Báo động tình trạng thừa cân béo phì trên thế giới và Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 toàn cầu ước tính có hơn 1,9 tỷ người từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân (chiếm 39%), trong đó trên 650 triệu người béo phì (chiếm tỉ lệ 13%). Năm 2019 có 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân và béo phì trong đó hơn 50% ở khu vực châu Á.
Ước tính chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu do béo phì năm 2019 ước tính mất 990 tỷ USD (23 triệu tỷ đồng).
Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đáng lưu ý, tỷ lệ này đang rất cao ở khu vực thành thị với 26,8%, tiếp đến nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.
Tương tự, ở người trưởng thành, tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng 25% trong 6 năm, từ 15,6% năm 2015 lên 19,5% năm 2021.
Hơn 1.230 tỷ đồng và 2.553 tỷ đồng là chi phí trực tiếp và gián tiếp cho điều trị bệnh béo phì tại Việt Nam.
Mối nguy tiềm ẩn từ đồ uống có đường
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 10 năm cùng với đó là gần 1/3 trẻ em tiêu thụ nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày. Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua.
Một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì không thể không cảnh báo đó là tình trạng tiêu dùng thiếu kiểm soát đồ uống có đường. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định mối liên quan thuận chiều giữa việc tiêu thụ các loại đồ uống có với hàm lượng mỡ cơ thể hay tình trạng béo phì.
Cụ thể, chỉ cần 1% tăng lên của mức tiêu thụ nước ngọt trên toàn cầu dẫn đến 4,8% thừa cân, 2,3% béo phì, 0,3 % mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành. Chỉ cần uống 1 lon nước ngọt/ngày bạn đã có thể tích tới 6,75kg cân nặng trong vòng 1 năm.
Ở trẻ em uống đồ uống có đường có nguy cơ bị béo phì cao hơn 2,57 lần. Trong khi đó, khảo sát hành vi sức khỏe học sinh năm 2013 và 2019 cho thấy, hơn 1/3 học sinh 13-17 tuổi uống nước ngọt thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày.
PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích trong một lon nước ngọt 330ml thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 calo năng lượng. Nhưng uống thêm 1 lon nước ngọt mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng thêm 60% sau 1,5 năm theo dõi.
Trong khi đó, mức khuyến nghị của WHO với đường tự do là dưới 25g/ngày và không quá 50g/ngày.
Một trong những loại đường phổ biến được nhà sản xuất cho vào các loại đồ uống có đường là fructose. Đường fructose sẽ làm tăng quá trình sinh nhiệt, tăng triglyceride, kích thích tiêu thụ oxy nhiều hơn so với glucose, nhưng lại tạo ra các kích thích insulin nhỏ hơn rất nhiều so với glucose, làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì.
Hơn nữa, do đồ uống có đường là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng theo cơ chế điều khiển ngược của cơ thể với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao.
Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ đồ uống có đường này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau.
Kết quả là một người trưởng thành ăn uống bình thường nhưng lại uống thêm mỗi ngày một lon nước soda có đường (350ml cung cấp 150 kcal và 40-50g đường) có thể gây tăng 6,75kg trọng lượng cơ thể, nếu sử dụng liên tục trong vòng 1 năm.
"Không những thế, sử dụng 1 lon nước ngọt hàng ngày cũng gia tăng các vấn đề liên quan tim mạch, xương răng, cơ xương khớp, chuyển hóa đái tháo đường lên 20- 30%. Người uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị gãy xương cao gấp gần 5 lần", PGS Mai cho biết.
Sử dụng đồ uống có đường như thế nào là hợp lý?
WHO khuyến cáo giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày ở cả người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng nạp vào và giảm xuống dưới 5% (tương đương 25g hoặc 5 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
Đã đến lúc, Việt Nam cần có các chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường như: bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe… trên bao bì sản phẩm đồ uống có đường, chính sách kiểm soát quảng cáo đặc biệt là đối với trẻ em, can thiệp dinh dưỡng trong trường học, đánh thuế đối với đồ uống có đường… Trong đó chính sách thuế đồ uống có đường được coi là chính sách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí bởi nó sẽ giảm tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh và khuyến khích sử dụng thực phẩm lành mạnh.