Nguyễn Mai
Well-known member
Trứng vịt lộn đã chín, sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn luộc chín đã để qua đêm.
Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Khi ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng… Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.
Ảnh minh họa
Trứng vịt lộn nên ăn bao nhiêu là đủ?
Trứng vịt lộn tuy tốt nhưng theo các chuyên gia không nên lạm dụng. Nhiều người vì nghĩ tốt nên ăn mỗi ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…
Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A.
Để an toàn, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... nên kiêng hoặc không ăn hạn chế vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Thời điểm lý tưởng để ăn trứng vịt lộn
Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Tuy nhiên, món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, thích hợp ăn vào buổi sáng. Bởi sau khoảng thời gian dài 10-12 giờ từ bữa tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.
Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein và cholesterol cao không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
5 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn trứng vịt lộn
Ảnh minh họa
Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Không ăn vào buổi tối
Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao, nếu ăn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi.
Không ăn nhiều cùng một lúc
Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn 4-5 quả một lần khi đói là tốt. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn. Vì vậy, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá tải khiến không chuyển hóa kịp. Về lâu dài đây sẽ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn
Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng, thế nhưng trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.
Không ăn trứng vịt lộn nếu không có rau răm
Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Việc ăn cùng rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.
Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Khi ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng… Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.
Ảnh minh họa
Trứng vịt lộn nên ăn bao nhiêu là đủ?
Trứng vịt lộn tuy tốt nhưng theo các chuyên gia không nên lạm dụng. Nhiều người vì nghĩ tốt nên ăn mỗi ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…
Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A.
Để an toàn, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... nên kiêng hoặc không ăn hạn chế vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Thời điểm lý tưởng để ăn trứng vịt lộn
Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.
Tuy nhiên, món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, thích hợp ăn vào buổi sáng. Bởi sau khoảng thời gian dài 10-12 giờ từ bữa tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.
Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein và cholesterol cao không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
5 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn trứng vịt lộn
Ảnh minh họa
Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Không ăn vào buổi tối
Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao, nếu ăn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi.
Không ăn nhiều cùng một lúc
Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn 4-5 quả một lần khi đói là tốt. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn. Vì vậy, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá tải khiến không chuyển hóa kịp. Về lâu dài đây sẽ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn
Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng, thế nhưng trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.
Không ăn trứng vịt lộn nếu không có rau răm
Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Việc ăn cùng rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.