Thanh Thúy
Well-known member
Qua ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia đề nghị cân nhắc, không nên bắt buộc tất cả các phương tiện phải lắp camera hành trình.
Hiện nay nhiều ô tô cá nhân gắn camera hành trình giúp lái xe kiểm soát tốc độ - Ảnh: T.T.D.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới trình Quốc hội quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện: có thiết bị giám sát hành trình (camera hành trình), thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe; dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.
Camera hành trình chỉ nên khuyến khích ô tô cá nhân
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật, cho rằng camera hành trình cũng là nguồn dữ liệu liên quan trực tiếp đến dữ liệu cá nhân.
Tuy nhiên, hiện dự thảo luật mới chỉ quy định nguyên tắc dữ liệu thu thập được từ hệ thống giám sát nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông phải được quản lý theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Dữ liệu này được sử dụng để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
Quy định như vậy, theo ông, còn tương đối khái quát, chưa bảo đảm yêu cầu, cụ thể, chi tiết trong việc bảo đảm dữ liệu cá nhân.
Mặt khác, việc yêu cầu tất cả các xe đều lắp sẽ dẫn tới cần nguồn lực rất lớn trong xã hội.
Do đó, ông Hiếu đề nghị cần cân nhắc không nên quy định đây là điều kiện bắt buộc đối với xe cá nhân, mà chỉ nên quy định khuyến khích việc lắp nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia giao thông đường bộ.
Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cũng bày tỏ quy định trên chưa phù hợp với thực tế và phạm vi khá rộng.
Ông đề nghị chỉ nên áp dụng với xe kinh doanh vận tải như quy định hiện hành và quy định cụ thể về trung tâm tích hợp phân tích dữ liệu để quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí. Đối với xe cá nhân, ông đề nghị quy định theo hướng khuyến khích lắp đặt.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng bày tỏ không đồng tình quy định trên. Ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, đánh giá tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có xe cá nhân cũng phải lắp đặt thiết bị...
Ông cho hay việc này có thể gây tốn kém, tăng gánh nặng cho chủ phương tiện từ kinh phí lắp đặt đến kinh phí duy trì hoạt động của các thiết bị.
Cần bảo vệ quyền riêng tư của người dân
Trước đó, thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định trên vì cho rằng việc áp dụng đối với mọi loại phương tiện giao thông cơ giới (gồm cả xe mô tô, xe gắn máy) là rộng và khó bảo đảm tính khả thi.
Vì vậy, chỉ nên tập trung vào một số loại hình phương tiện, đặc biệt là các phương tiện giao thông vận tải, kinh doanh có điều kiện.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ (gồm cả lái xe) phải lắp camera đảm bảo ghi lại, lưu trữ toàn bộ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông.
Cùng với đó, có ý kiến cho rằng việc yêu cầu lắp các thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe vi phạm quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của người dân, tạo gánh nặng kinh tế nên cần cân nhắc quy định này.
Tuy nhiên, một số ý kiến đồng ý vì cho rằng việc lắp camera giám sát hành trình cho xe cơ giới sẽ hỗ trợ việc lái xe an toàn cũng như tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, do nội dung dữ liệu có liên quan đến quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của công dân nên đề nghị không chuyển các dữ liệu này về trung tâm chỉ huy giao thông mà chỉ trích xuất khi có yêu cầu hoặc khi giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến tai nạn giao thông.
Hiện nay nhiều ô tô cá nhân gắn camera hành trình giúp lái xe kiểm soát tốc độ - Ảnh: T.T.D.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới trình Quốc hội quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện: có thiết bị giám sát hành trình (camera hành trình), thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe; dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.
Camera hành trình chỉ nên khuyến khích ô tô cá nhân
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật, cho rằng camera hành trình cũng là nguồn dữ liệu liên quan trực tiếp đến dữ liệu cá nhân.
Tuy nhiên, hiện dự thảo luật mới chỉ quy định nguyên tắc dữ liệu thu thập được từ hệ thống giám sát nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông phải được quản lý theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Dữ liệu này được sử dụng để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
Quy định như vậy, theo ông, còn tương đối khái quát, chưa bảo đảm yêu cầu, cụ thể, chi tiết trong việc bảo đảm dữ liệu cá nhân.
Mặt khác, việc yêu cầu tất cả các xe đều lắp sẽ dẫn tới cần nguồn lực rất lớn trong xã hội.
Do đó, ông Hiếu đề nghị cần cân nhắc không nên quy định đây là điều kiện bắt buộc đối với xe cá nhân, mà chỉ nên quy định khuyến khích việc lắp nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia giao thông đường bộ.
Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cũng bày tỏ quy định trên chưa phù hợp với thực tế và phạm vi khá rộng.
Ông đề nghị chỉ nên áp dụng với xe kinh doanh vận tải như quy định hiện hành và quy định cụ thể về trung tâm tích hợp phân tích dữ liệu để quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí. Đối với xe cá nhân, ông đề nghị quy định theo hướng khuyến khích lắp đặt.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng bày tỏ không đồng tình quy định trên. Ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, đánh giá tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có xe cá nhân cũng phải lắp đặt thiết bị...
Ông cho hay việc này có thể gây tốn kém, tăng gánh nặng cho chủ phương tiện từ kinh phí lắp đặt đến kinh phí duy trì hoạt động của các thiết bị.
Cần bảo vệ quyền riêng tư của người dân
Trước đó, thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định trên vì cho rằng việc áp dụng đối với mọi loại phương tiện giao thông cơ giới (gồm cả xe mô tô, xe gắn máy) là rộng và khó bảo đảm tính khả thi.
Vì vậy, chỉ nên tập trung vào một số loại hình phương tiện, đặc biệt là các phương tiện giao thông vận tải, kinh doanh có điều kiện.
Hơn nữa, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ (gồm cả lái xe) phải lắp camera đảm bảo ghi lại, lưu trữ toàn bộ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông.
Cùng với đó, có ý kiến cho rằng việc yêu cầu lắp các thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe vi phạm quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của người dân, tạo gánh nặng kinh tế nên cần cân nhắc quy định này.
Tuy nhiên, một số ý kiến đồng ý vì cho rằng việc lắp camera giám sát hành trình cho xe cơ giới sẽ hỗ trợ việc lái xe an toàn cũng như tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, do nội dung dữ liệu có liên quan đến quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật đời tư của công dân nên đề nghị không chuyển các dữ liệu này về trung tâm chỉ huy giao thông mà chỉ trích xuất khi có yêu cầu hoặc khi giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến tai nạn giao thông.