Từ Minh Quân
Well-known member
Tesla thu người dùng 10 USD mỗi tháng cho tính năng View Live Camera trong ứng dụng trên iPhone, nhưng không trả 30% hoa hồng cho Apple.
Để mua vật phẩm, mở khóa tính năng trong một ứng dụng trên App Store, người dùng sẽ phải sử dụng hệ thống "Mua hàng trong ứng dụng" của Apple. Hãng sẽ giữ 30% số tiền này, đồng nghĩa nhà phát triển ứng dụng chỉ nhận được 70%. Điều này từng khiến Elon Musk tức giận và cho rằng "không khác gì đánh thuế Internet".
Tesla, công ty Musk đang giữ vai trò giám đốc điều hành, cũng qua mặt Apple để không phải trả phí 30% trong thời gian dài.
Bên ngoài cửa hàng Apple và Tesla. Ảnh: The Street
Ứng dụng iPhone của Tesla thu người dùng 10 USD mỗi tháng cho gói tính năng cao cấp trên xe, như xem bản đồ vệ tinh, duyệt web trên màn hình ôtô. Hai tính năng này không nằm trong diện thu phí của App Store do được sử dụng trên xe chứ không phải iPhone.
Tuy nhiên, ứng dụng còn có một tính năng quan trọng là View Live Camera, hỗ trợ người dùng iPhone xem hình ảnh từ camera của xe cũng như gọi video với người ngồi trên xe. Việc này đồng nghĩa Tesla phải sử dụng hệ thống "Mua hàng trong ứng dụng" của App Store. Tuy nhiên, công ty né được hệ thống kiểm duyệt của Apple để người dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng, từ đó Tesla không phải chia 30% phí cho Apple.
Theo Gizmodo, Apple đã mất hàng triệu USD tiền phí từ Tesla trong nhiều năm. Tuy nhiên, hãng không có động thái nào ép công ty của Musk đóng phí. Trong khi đó, App Store vốn đánh giá nghiêm ngặt các ứng dụng khác và không khoan nhượng với bất kỳ nhà phát triển nào. Gần nhất, họ loại ứng dụng mạng xã hội về tiền số Damus khỏi App Store vì "lách luật", cho phép người dùng chuyển Bitcoin cho nhau mà không trả phí cho Apple.
Năm 2020, cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games với Apple cũng diễn ra sau khi nhà phát hành game Fortnite đưa ra phương thức thanh toán riêng để tránh "phí hoa hồng" 30% trên App Store. Khi đó, Apple thẳng tay xóa game khỏi kho ứng dụng, khiến Epic Games đâm đơn kiện.
Để mua vật phẩm, mở khóa tính năng trong một ứng dụng trên App Store, người dùng sẽ phải sử dụng hệ thống "Mua hàng trong ứng dụng" của Apple. Hãng sẽ giữ 30% số tiền này, đồng nghĩa nhà phát triển ứng dụng chỉ nhận được 70%. Điều này từng khiến Elon Musk tức giận và cho rằng "không khác gì đánh thuế Internet".
Tesla, công ty Musk đang giữ vai trò giám đốc điều hành, cũng qua mặt Apple để không phải trả phí 30% trong thời gian dài.
Bên ngoài cửa hàng Apple và Tesla. Ảnh: The Street
Ứng dụng iPhone của Tesla thu người dùng 10 USD mỗi tháng cho gói tính năng cao cấp trên xe, như xem bản đồ vệ tinh, duyệt web trên màn hình ôtô. Hai tính năng này không nằm trong diện thu phí của App Store do được sử dụng trên xe chứ không phải iPhone.
Tuy nhiên, ứng dụng còn có một tính năng quan trọng là View Live Camera, hỗ trợ người dùng iPhone xem hình ảnh từ camera của xe cũng như gọi video với người ngồi trên xe. Việc này đồng nghĩa Tesla phải sử dụng hệ thống "Mua hàng trong ứng dụng" của App Store. Tuy nhiên, công ty né được hệ thống kiểm duyệt của Apple để người dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng, từ đó Tesla không phải chia 30% phí cho Apple.
Theo Gizmodo, Apple đã mất hàng triệu USD tiền phí từ Tesla trong nhiều năm. Tuy nhiên, hãng không có động thái nào ép công ty của Musk đóng phí. Trong khi đó, App Store vốn đánh giá nghiêm ngặt các ứng dụng khác và không khoan nhượng với bất kỳ nhà phát triển nào. Gần nhất, họ loại ứng dụng mạng xã hội về tiền số Damus khỏi App Store vì "lách luật", cho phép người dùng chuyển Bitcoin cho nhau mà không trả phí cho Apple.
Năm 2020, cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games với Apple cũng diễn ra sau khi nhà phát hành game Fortnite đưa ra phương thức thanh toán riêng để tránh "phí hoa hồng" 30% trên App Store. Khi đó, Apple thẳng tay xóa game khỏi kho ứng dụng, khiến Epic Games đâm đơn kiện.