Thăm 'đại bản doanh' của các bộ lạc trên đảo lớn nhất châu Á

vũ thành trần vương

Well-known member
MALAYSIALàng văn hoá Mari Mari ở bang Sabah được xây dựng trong rừng, tái hiện không gian sinh sống, ẩm thực, tập tục của các bộ lạc ở đảo Borneo.
1

Làng văn hoá Mari Mari nằm ở phía đông bắc Borneo - đảo rộng thứ ba thế giới và lớn nhất châu Á. Ngôi làng thành lập năm 2008, là nơi lưu giữ bản sắc của các bộ lạc thổ dân trên đảo.
Tại đây tái hiện đời sống, không gian văn hóa của 5 bộ lạc Bajau, Lundayeh, Murut, Rungus và Dusun. Đây là những nhóm bộ tộc thuộc cộng đồng Sabah của Malaysia.

Ngôi làng nằm trong khu rừng rộng lớn ở Kiosom, cách thành phố Kota Kinabalu (thủ phủ bang Sabah) khoảng 20 km. Bên trong là những mái nhà đặc trưng của các bộ lạc được dựng lại. Phần lớn đều là kiểu nhà sàn, làm bằng gỗ, lợp lá.
Trong ảnh là ngôi nhà dài của người Rungus, nằm sâu trong khu rừng rậm rạp. Nhà dài điển hình trong xã hội nguyên thủy, có ở nhiều nơi trên thế giới, thường có một phòng lớn dài và hẹp làm bằng gỗ.
Giống như hầu hết dân tộc bản địa ở Borneo, người Rungus trồng lúa gạo cùng nông sản khác như dừa, chuối. Ngày nay, nhiều người Rungus từ bỏ cuộc sống tập thể trong nhà dài để chuyển lên thành phố sinh sống và làm việc.




Gần đó là không gian truyền thống của bộ lạc Lundayeh, cũng kiểu nhà dài như các bộ lạc khác tại làng Mari Mari. Hướng dẫn viên cho biết người Lundayeh thường an táng người thân trong những chiếc chum lớn treo trên cây trước của nhà (ảnh). Do gắn bó với nghề sông nước nên bộ tộc này cũng thờ cá sấu.


Bấm để lật ảnh sau/trước


Du khách tham quan bên trong nhà dài của bộ lạc Rungus. Không gian gồm một phòng lớn dài và rộng, có tường ngăn bằng gỗ chia thành các phòng nhỏ và gian bếp. Trong nhà có các dụng cụ sinh hoạt, nhạc cụ, nơi thờ cúng.

Bấm để lật ảnh sau/trước


Tại phòng chính, du khách được chứng kiến cảnh người Rungus tạo ra lửa theo cách thủ công truyền thống từ những khúc gỗ tre. Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các bộ nhạc cụ, biểu diễn cách làm quần áo từ vỏ cây.

Ở nhà dài của người Murut, hàng chục khách tham quan thích thú trải nghiệm điệu nhảy Lasaran. Nơi nhảy là chiếc sạp đan bằng tre có độ đàn hồi cao, đặt giữa nhà. Tại đây khách còn được xăm mình miễn phí, thử đi săn bằng ống thổi phi tiêu.
Như nhiều bộ lạc khác ở Borneo, người Murut xưa kia có tục săn đầu của kẻ thù, được xem là cách để khẳng định sức mạnh của những chiến binh thiện chiến. Chiến lợi phẩm được giữ lại để răn đe những kẻ khác có ý đồ xâm lược. Murut là bộ lạc cuối cùng ở Malaysia tuyên bố ngưng tập tục này.


Đầu của kẻ thù được thường treo trên cửa hoặc nơi nổi bật nhất trong ngôi nhà theo quan điểm của gia chủ. Ngày nay, khi tập tục này không còn, người Murut thay thế bằng các đầu thú cũng được treo trang trí trên tường và cửa nhà.

Phòng chính trong nhà của bộ lạc Bajau bài trí lại không gian một lễ cưới. Khách có thể đóng vai cô dâu, chú rể ngồi chính giữa khu vực lễ cưới.

Người Bajau và một số bộ lạc khác cũng sử dụng cau, vôi để ăn và thờ cúng.


Bấm để lật ảnh sau/trước


Ở mỗi gian nhà, khách đều được thử món ăn, đồ uống truyền thống của từng bộ lạc.
Trong ảnh, du khách thưởng thức đồ ăn nấu từ khoai tây nhuyễn, ớt, gừng và một số gia vị khác nấu trong ống tre của người Dusun. "Tôi rất vui khi qua món ăn góp phần giúp cho nhiều người biết về văn hoá của bộ tộc mình. Với tôi, làm du lịch ở đây một công việc thú vị", Ziana, 22 tuổi nói, trong lúc giới thiệu món ăn cho khách.

Cung đường đi đến nhà của các bộ tộc xen kẽ dưới những tán cây rừng rậm rạp, mang lại cảm giác mát mẻ, trong lành cho du khách. Ngoài khách địa phương, làng văn hóa Mari Mari thường xuyên đón các đoàn đến từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Brunei, Mỹ...

Toàn cảnh làng văn hóa Mari Mari từ trên cao với những dãy nhà của các bộ lạc nằm trong rừng.
Giá vé vào tham quan là 100 ringgit (khoảng 500.000 đồng) cho người lớn, trẻ dưới 4 tuổi miễn phí. Giá bao gồm hướng dẫn viên bằng tiếng Anh, thăm từng nhà bộ lạc, biểu diễn văn hóa và bữa ăn. Du khách từ Việt Nam đến làng Mari Mari bằng cách bay đến Kuala Lumpur sau đó bay tiếp đến Kota Kinabalu rồi di chuyển đến làng.
 
Bên trên