Từ Minh Quân
Well-known member
Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói trợ cấp bán dẫn 47 tỷ USD với mục tiêu nhân đôi thị phần sản xuất chip của châu lục lên 20%.
Được gọi là Đạo luật Chips EU (EU Chips Act), kế hoạch đã được khối đề xuất năm ngoái và thông qua ngày 18/4. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của EU nhằm bắt kịp Mỹ và châu Á về khả năng sản xuất bán dẫn.
Theo Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ thuộc Ủy ban châu Âu, đạo luật sẽ hướng mục tiêu nâng tỷ lệ sản lượng chip toàn cầu của khối từ 9% hiện nay lên 20% vào năm 2030.
Một tấm wafer được ghép với cờ của Liên minh châu Âu. Ảnh: BBC
Giới chuyên gia đánh giá, châu Âu sẽ cần tăng gấp bốn lần sản lượng chip hiện tại mới có thể đáp ứng mục tiêu đề ra. Với kinh phí trích từ ngân sách chung của EU, khu vực này được dự đoán sẽ nới lỏng các quy tắc để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh nghiên cứu và sản xuất bán dẫn.
"Đạo luật mới sẽ cho phép ngành công nghiệp chip châu Âu có thể cạnh tranh và xây dựng nền tảng trên toàn cầu. Đây cũng là yếu tố chủ đạo nhằm cung cấp sức mạnh cho một ngành công nghệ sạch được sản xuất tại châu Âu và tăng khả năng phục hồi và chủ quyền kỹ thuật số", Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết.
"Chúng tôi cần chip để cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển đổi số, cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe", Margrethe Vestager, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, viết trên Twitter sau đó.
Trước đó, một nguồn tin nói với Reuters rằng ngay từ khi chưa thành luật, dự luật về bán dẫn của EU đã được các doanh nghiệp và thành viên trong khối tán thành, kỳ vọng sẽ mang lại khả năng sản xuất, kỹ năng và cải tiến việc nghiên cứu và phát triển. Một quan chức EU khác cũng cho biết kể từ khi công bố kế hoạch, khối đã thu hút hơn 110 tỷ USD đầu tư cả ở lĩnh vực công lẫn tư nhân.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng EU có thể gặp khó khăn trong việc thu hẹp khoảng cách với các đối thủ. "Phần quan trọng mà châu Âu phải đối mặt là bao nhiêu chuỗi cung ứng từ châu Á có thể chuyển đến EU, với chi phí là bao nhiêu. Điều tương tự đang diễn ra với Mỹ", Paul Triolo, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Tháng 8 năm ngoái, Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học nhằm đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn tiên tiến và chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Giới chuyên gia khi đó đánh giá Washington muốn dùng gói tài trợ 52 tỷ USD nhằm "trói chân" các nhà sản xuất chip, cũng như khuyến khích chuyển các dây chuyền và chuỗi cung ứng về Mỹ.
Được gọi là Đạo luật Chips EU (EU Chips Act), kế hoạch đã được khối đề xuất năm ngoái và thông qua ngày 18/4. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của EU nhằm bắt kịp Mỹ và châu Á về khả năng sản xuất bán dẫn.
Theo Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ thuộc Ủy ban châu Âu, đạo luật sẽ hướng mục tiêu nâng tỷ lệ sản lượng chip toàn cầu của khối từ 9% hiện nay lên 20% vào năm 2030.
Một tấm wafer được ghép với cờ của Liên minh châu Âu. Ảnh: BBC
Giới chuyên gia đánh giá, châu Âu sẽ cần tăng gấp bốn lần sản lượng chip hiện tại mới có thể đáp ứng mục tiêu đề ra. Với kinh phí trích từ ngân sách chung của EU, khu vực này được dự đoán sẽ nới lỏng các quy tắc để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh nghiên cứu và sản xuất bán dẫn.
"Đạo luật mới sẽ cho phép ngành công nghiệp chip châu Âu có thể cạnh tranh và xây dựng nền tảng trên toàn cầu. Đây cũng là yếu tố chủ đạo nhằm cung cấp sức mạnh cho một ngành công nghệ sạch được sản xuất tại châu Âu và tăng khả năng phục hồi và chủ quyền kỹ thuật số", Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết.
"Chúng tôi cần chip để cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển đổi số, cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe", Margrethe Vestager, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, viết trên Twitter sau đó.
Trước đó, một nguồn tin nói với Reuters rằng ngay từ khi chưa thành luật, dự luật về bán dẫn của EU đã được các doanh nghiệp và thành viên trong khối tán thành, kỳ vọng sẽ mang lại khả năng sản xuất, kỹ năng và cải tiến việc nghiên cứu và phát triển. Một quan chức EU khác cũng cho biết kể từ khi công bố kế hoạch, khối đã thu hút hơn 110 tỷ USD đầu tư cả ở lĩnh vực công lẫn tư nhân.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng EU có thể gặp khó khăn trong việc thu hẹp khoảng cách với các đối thủ. "Phần quan trọng mà châu Âu phải đối mặt là bao nhiêu chuỗi cung ứng từ châu Á có thể chuyển đến EU, với chi phí là bao nhiêu. Điều tương tự đang diễn ra với Mỹ", Paul Triolo, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Tháng 8 năm ngoái, Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học nhằm đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong công nghệ bán dẫn tiên tiến và chống lại sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Giới chuyên gia khi đó đánh giá Washington muốn dùng gói tài trợ 52 tỷ USD nhằm "trói chân" các nhà sản xuất chip, cũng như khuyến khích chuyển các dây chuyền và chuỗi cung ứng về Mỹ.