Dù nhiều lần thất bại khi tham gia lĩnh vực chip dành cho smartphone, Nvidia không bỏ buộc và âm thầm hiện diện theo cách khác.
Nvidia đang nổi lên như ngôi sao sáng của ngành công nghệ. Có lúc, giá trị công ty đứng đầu thế giới, vượt Microsoft, Apple. Hãng trở thành hiện tượng nhờ sự bùng nổ của GenAI. Tuy nhiên trước đó, công ty từng làm mưa làm gió trong ngành di động và nuôi tham vọng thống trị thị trường nhưng thất bại.
Nỗ lực bất thành
Không nhiều người nhớ về sự hiện diện của Nvidia trong mảng điện thoại. Công ty từng sản xuất chip di động nhưng không tạo đột phá. Giữa 2010, chip Nvidia gần như biến mất khỏi bản đồ di động toàn cầu. Năm 2012, công ty quay lại với Tegra 3, chip được trang bị trên Nexus 7 - tablet cao cấp đầu tiên do Google và Asus đồng phát triển. Model này gây tiếng vang lớn, thúc đẩy sự trở lại của Nvidia. Một năm sau, Tegra 4 ra đời với sức mạnh được cải thiện đáng kể và Nvidia phủ rộng chip này bằng việc ra máy chơi game cầm tay Shield.
Google Nexus 7 chạy chip Nvidia Tegra 3. Ảnh: Huy Đức
Tuy nhiên, dù có điểm hiệu năng mạnh mẽ, SoC Tegra không được chấp nhận rộng rãi. Nvidia Shield cũng không thành công. CEO Jensen Huang lặng lẽ rút lui khỏi thị trường smartphone và table năm 2015.
Thương hiệu Tegra quay trở lại trên máy chơi game Nintendo Switch năm 2017. Switch đã thành công vang dội, nhưng chip Tegra vẫn không được các nhà sản xuất smartphone để mắt. Nvidia chưa bỏ cuộc, tiếp tục đưa Tegra X1 lên Android TV box cao cấp, hỗ trợ đầy đủ các công nghệ mới. Gần một thập kỷ trôi qua, đây gần như liên kết duy nhất giữa Nvidia và Android.
Sự hiện diện thầm lặng
Trong khi đó, Nvidia thống trị thị trường GPU dành cho máy tính và hưởng lợi trực tiếp trong hai cơn sốt Bitcoin năm 2016 và 2020. Quyết định đổi tên card đồ họa GTX thành RTX cũng tạo nhiều hiệu ứng tốt trong ngành.
Ban đầu, sáng kiến công nghệ ray tracing (dò tia) của Nvidia vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Sau đó, thực tế chứng minh Jensen Huang đã đúng và tính năng này trở thành trụ cột quan trọng của GPU hiện đại. Các chip di động của Apple, Qualcomm, MediaTek và Samsung hiện đều dùng ray tracing để tăng tốc phần cứng. Theo Android Authority, dù không hiện diện trực tiếp, Nvidia vẫn cho thấy sức ảnh hưởng trong ngành di động.
Logo Nvidia và Asus tại Triển lãm Computex 2024 ở Đài Bắc tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Đầu năm 2020, Nvidia gây xôn xao với kế hoạch mua lại công ty chip Arm với giá 40 tỷ USD. Kiến trúc của Arm có trong hầu hết chip di động trên thị trường từ Apple A-series đến Snapdragon. Thương vụ không được Mỹ phê duyệt vì lo ngại độc quyền. Nvidia lại tìm thấy con đường mới để tiến vào thị trường điện thoại khi GPU của hãng đang được sử dụng để đào tạo hầu hết mô hình AI hiện diện trên smartphone.
Các công ty như Google, Microsoft, OpenAI đều chạy đua tích hợp AI vào nhiều sản phẩm càng tốt. Một trong những yếu tố quyết định sức mạnh của mô hình AI này là GPU H100 và A100 của Nvidia.
Kế hoạch quay lại
Nvidia cho thấy họ chưa ngừng từ bỏ giấc mơ thống trị ngành di động. Công ty đang chuẩn bị để cạnh tranh với Apple, Qualcomm một lần nữa. Theo Reuters, Nvidia dự kiến giới thiệu chip dành cho Windows dựa trên kiến trúc Arm trong năm tới, sau khi thỏa thuận độc quyền giữa Qualcomm và Microsoft kết thúc. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết chip Tegra T239 của Nvidia sẽ xuất hiện trên máy chơi game mới của Nintendo.
CEO Nvidia Jensen Huang giới thiệu GPU chuyên dụng để đào đạo AI tại Triển lãm Computex 2024 ở Đài Bắc tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Nếu lịch sử lặp lại, ngành công nghiệp di động sẽ sớm chứng kiến sự trở lại của chip Tegra. Một số nguồn tin nói Nvidia đã thử nghiệm các tính năng RTX Video Super Resolution và SDR-to-HDR trên GPU của mình và đạt hiệu quả ấn tượng.
Theo Android Authority, những nâng cấp và chuyển đổi HDR cũng đặc biệt cần thiết trên smartphone và tablet Android vì giúp cải thiện trải nghiệm chơi game, giải trí. Tuy nhiên, Nvidia sẽ đối mặt thách thức khi Qualcomm, MediaTek cũng đang không ngừng cải tiến. Dù thành công hay thất bại, hãng sẽ vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực AI, cải tiến video, đồ họa cho ngành điện thoại nói riêng và hệ sinh thái công nghệ nói chung.
Nvidia đang nổi lên như ngôi sao sáng của ngành công nghệ. Có lúc, giá trị công ty đứng đầu thế giới, vượt Microsoft, Apple. Hãng trở thành hiện tượng nhờ sự bùng nổ của GenAI. Tuy nhiên trước đó, công ty từng làm mưa làm gió trong ngành di động và nuôi tham vọng thống trị thị trường nhưng thất bại.
Nỗ lực bất thành
Không nhiều người nhớ về sự hiện diện của Nvidia trong mảng điện thoại. Công ty từng sản xuất chip di động nhưng không tạo đột phá. Giữa 2010, chip Nvidia gần như biến mất khỏi bản đồ di động toàn cầu. Năm 2012, công ty quay lại với Tegra 3, chip được trang bị trên Nexus 7 - tablet cao cấp đầu tiên do Google và Asus đồng phát triển. Model này gây tiếng vang lớn, thúc đẩy sự trở lại của Nvidia. Một năm sau, Tegra 4 ra đời với sức mạnh được cải thiện đáng kể và Nvidia phủ rộng chip này bằng việc ra máy chơi game cầm tay Shield.
Google Nexus 7 chạy chip Nvidia Tegra 3. Ảnh: Huy Đức
Tuy nhiên, dù có điểm hiệu năng mạnh mẽ, SoC Tegra không được chấp nhận rộng rãi. Nvidia Shield cũng không thành công. CEO Jensen Huang lặng lẽ rút lui khỏi thị trường smartphone và table năm 2015.
Thương hiệu Tegra quay trở lại trên máy chơi game Nintendo Switch năm 2017. Switch đã thành công vang dội, nhưng chip Tegra vẫn không được các nhà sản xuất smartphone để mắt. Nvidia chưa bỏ cuộc, tiếp tục đưa Tegra X1 lên Android TV box cao cấp, hỗ trợ đầy đủ các công nghệ mới. Gần một thập kỷ trôi qua, đây gần như liên kết duy nhất giữa Nvidia và Android.
Sự hiện diện thầm lặng
Trong khi đó, Nvidia thống trị thị trường GPU dành cho máy tính và hưởng lợi trực tiếp trong hai cơn sốt Bitcoin năm 2016 và 2020. Quyết định đổi tên card đồ họa GTX thành RTX cũng tạo nhiều hiệu ứng tốt trong ngành.
Ban đầu, sáng kiến công nghệ ray tracing (dò tia) của Nvidia vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Sau đó, thực tế chứng minh Jensen Huang đã đúng và tính năng này trở thành trụ cột quan trọng của GPU hiện đại. Các chip di động của Apple, Qualcomm, MediaTek và Samsung hiện đều dùng ray tracing để tăng tốc phần cứng. Theo Android Authority, dù không hiện diện trực tiếp, Nvidia vẫn cho thấy sức ảnh hưởng trong ngành di động.
Logo Nvidia và Asus tại Triển lãm Computex 2024 ở Đài Bắc tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Đầu năm 2020, Nvidia gây xôn xao với kế hoạch mua lại công ty chip Arm với giá 40 tỷ USD. Kiến trúc của Arm có trong hầu hết chip di động trên thị trường từ Apple A-series đến Snapdragon. Thương vụ không được Mỹ phê duyệt vì lo ngại độc quyền. Nvidia lại tìm thấy con đường mới để tiến vào thị trường điện thoại khi GPU của hãng đang được sử dụng để đào tạo hầu hết mô hình AI hiện diện trên smartphone.
Các công ty như Google, Microsoft, OpenAI đều chạy đua tích hợp AI vào nhiều sản phẩm càng tốt. Một trong những yếu tố quyết định sức mạnh của mô hình AI này là GPU H100 và A100 của Nvidia.
Kế hoạch quay lại
Nvidia cho thấy họ chưa ngừng từ bỏ giấc mơ thống trị ngành di động. Công ty đang chuẩn bị để cạnh tranh với Apple, Qualcomm một lần nữa. Theo Reuters, Nvidia dự kiến giới thiệu chip dành cho Windows dựa trên kiến trúc Arm trong năm tới, sau khi thỏa thuận độc quyền giữa Qualcomm và Microsoft kết thúc. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết chip Tegra T239 của Nvidia sẽ xuất hiện trên máy chơi game mới của Nintendo.
CEO Nvidia Jensen Huang giới thiệu GPU chuyên dụng để đào đạo AI tại Triển lãm Computex 2024 ở Đài Bắc tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Nếu lịch sử lặp lại, ngành công nghiệp di động sẽ sớm chứng kiến sự trở lại của chip Tegra. Một số nguồn tin nói Nvidia đã thử nghiệm các tính năng RTX Video Super Resolution và SDR-to-HDR trên GPU của mình và đạt hiệu quả ấn tượng.
Theo Android Authority, những nâng cấp và chuyển đổi HDR cũng đặc biệt cần thiết trên smartphone và tablet Android vì giúp cải thiện trải nghiệm chơi game, giải trí. Tuy nhiên, Nvidia sẽ đối mặt thách thức khi Qualcomm, MediaTek cũng đang không ngừng cải tiến. Dù thành công hay thất bại, hãng sẽ vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực AI, cải tiến video, đồ họa cho ngành điện thoại nói riêng và hệ sinh thái công nghệ nói chung.
Chỉnh sửa lần cuối: