Từ Minh Quân
Well-known member
Larry Page, nhà đồng sáng lập Google, muốn Kittyhawk trở thành công ty chế tạo ôtô bay hàng đầu, nhưng các dự án lần lượt đổ bể.
Tháng 4/2022, Sebastian Thrun, CEO của Kittyhawk - công ty khởi nghiệp về ôtô bay của Larry Page, tập hợp nhân viên để thông báo về việc đóng cửa dự án hứa hẹn: taxi bay có tên Heaviside. Ông nói công ty sẽ quay lại nghiên cứu và phát triển một thiết bị đột phá khác. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên tỏ ra không mấy tin tưởng vì việc từ bỏ dự án giữa chừng đã trở thành điều quen thuộc tại Kittyhawk - công ty mà Page rót hàng trăm triệu USD.
Thông tin trên được các cựu nhân viên Kittyhawk kể với Business Insider tuần trước. Theo những người này, chính những chính sách thiếu quyết liệt và không đi theo dự án đến cùng của Page đã khiến công ty sụp đổ vào tháng 9/2022.
Larry Page và mô phỏng mẫu ôtô bay Heaviside. Ảnh: Kittyhawk/Reuters
Tham vọng thiếu định hướng
Larry Page ghét giao thông. Từ trước khi thành lập Google, ông đã nghĩ đến các giải pháp chấm dứt vấn đề ách tắc giao thông. Đầu những năm 1990, khi đang theo học ngành kỹ thuật máy tính tại Đại học Michigan, ông đề xuất xây dựng hệ thống chở sinh viên trên đường ray quanh khuôn viên của trường với khoang chứa hai chỗ ngồi để thay cho xe bus, nhưng không được nhà trường thông qua.
Nhiều năm sau tại Google, ông thành lập dự án bí mật Javelin nhằm khám phá các ý tưởng mới trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố nhằm giảm bớt tắc nghẽn. Ông cũng đứng sau dự án Waymo về phát triển xe tự lái của Google.
Page quan tâm đặc biệt với ôtô bay. Theo ông, phương tiện bay cất cánh/hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) là giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn giao thông. Tuy vậy, chúng khó chế tạo về mặt công nghệ, gây ra nhiều vấn đề về an toàn và đắt đỏ.
Page vẫn quyết tâm theo đuổi và năm 2010, ông lập công ty ôtô bay đầu tiên của mình mang tên Zee Aero. Năm 2015, ông mở ra Kittyhawk, tên gọi đặt theo một thị trấn ở Bắc Carolina, nơi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay đầu tiên năm 1903. Sau đó, Zee Aero và Kittyhawk về một nhà.
"Larry Page nhiều lần đặt cược vào việc đưa ôtô lên không trung với mục tiêu giải phóng thế giới khỏi vấn đề giao thông", một cựu nhân viên Kittyhawk nói.
Page không công khai tài trợ dự án xe bay mà đã chi hàng trăm triệu USD thông qua công ty One Aero do văn phòng gia đình kiểm soát, theo tài liệu Bloomberg có được năm 2016. Kittyhawk được cho là đã nhận hơn 330 triệu USD từ One Aero từ những ngày đầu thành lập.
Thrun, chuyên gia công nghệ người Đức thành danh trong lĩnh vực người máy và AI, được chọn để điều hành Kittyhawk. Ông cũng là người bạn thân thiết với Page.
Một số nhân viên cho biết lúc đầu, Page thường xuyên xuất hiện tại văn phòng của Kittyhawk, nhưng rồi giảm dần. "Thrun muốn kiếm tiền, nhưng Page không quan tâm vì không có động cơ kinh tế", một cựu nhân viên nói. Cả hai thậm chí tranh cãi gay gắt tại các cuộc họp hội đồng quản trị về cách định giá công ty.
"Mọi người tin chúng tôi sẽ trở thành Ford trong lĩnh vực xe bay", một cựu nhân viên nói. "Chúng tôi có điều kiện hoàn hảo cho điều đó: có sự hỗ trợ của Larry, là doanh nghiệp tiên phong, có mối quan hệ ở Thung lũng Silicon. Chúng tôi tự cảm thấy như là vua tại đây và tưởng rằng thành công sẽ gần như chắc chắn".
Thử nghiệm không thành
Tháng 7/2018, mẫu eVTOL một chỗ ngồi có tên Flyer của Kittyhawk sẵn sàng bay lên. Cục Hàng không Liên bang Mỹ khi đó phân loại Flyer là phương tiện siêu nhẹ, có thể vận hành mà không cần phi công. Kittyhawk cũng muốn chứng minh bất kỳ ai cũng có thể lái Flyer chỉ với một giờ đào tạo.
Tuy nhiên, Flyer bị giới hạn 20 phút bay, chỉ có thể lướt trên mặt nước với tốc độ 30 km/giờ, chưa thể cất cánh. "Chúng tôi không đủ tự tin rằng nó sẽ không bị rơi bất cứ lúc nào", một trong 50 người thuộc nhóm đào tạo Flyer cho biết.
Bất chấp vấn đề trên, Kittyhawk vẫn thu hút sự chú ý và được giới truyền thông ca ngợi. Xe bay được cho đặt hàng, trong danh sách chờ có DJ người Thụy Điển Avicii và doanh nhân Carter Reum. Dù vậy, hàng loạt vấn đề tài chính và xung đột nội bộ khiến Kittyhawk đóng cửa dự án và sa thải 70 người vào nửa đầu 2020.
Sau "cái chết" của Flyer, Thrun cô lập các nhóm trong công ty nhằm đưa ra các hướng đi riêng biệt. Bộ phận Phát triển Nâng cao (ADD), một nhóm được thành lập từ 2016, đã nghĩ ra một phương tiện mới yên tĩnh hơn và có tầm hoạt động xa hơn so với Flyer, đó là Heaviside.
Thrun và Page chọn dự án này để tập trung phát triển, với định hướng là thiết bị tự lái hoàn toàn. Công ty cũng thành lập phòng thí nghiệm bí ẩn gọi là Feather, chuyên nghiên cứu cách giúp phương tiện bay hoạt động êm hơn. Nhóm sau đó thiết lập hệ thống chuyển tiếp từ hình dạng máy bay sang kiểu dáng ôtô khi tiếp đất. "Không ngạc nhiên khi ý tưởng này sớm thất bại", một người nói.
Từ năm ngoái, Page thường đến Kittyhawk và làm việc cùng nhóm chế tạo, đề xuất vật liệu rẻ hơn, sử dụng công nghệ in 3D. Ông cũng lần đầu sử dụng email nội bộ Kittyhawk và gửi ý tưởng/phản hồi bằng Google Docs. Dù vậy, những nỗ lực của ông không thể cứu vãn công ty.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Kittyhawk có 450 nhân viên, nhưng đến tháng 4/2022 giảm xuống còn hơn 100 người. Khi Thrun đưa ra gói thôi việc tự nguyện cho những người không hài lòng với hướng đi mới, gần 30 nhân viên chọn rời đi.
Ngày 21/9/2022, Thrun một lần nữa tập hợp nhân viên để thông báo: Kittyhawk sẽ đóng cửa. Page đã không tham dự cuộc họp này.
Tháng 4/2022, Sebastian Thrun, CEO của Kittyhawk - công ty khởi nghiệp về ôtô bay của Larry Page, tập hợp nhân viên để thông báo về việc đóng cửa dự án hứa hẹn: taxi bay có tên Heaviside. Ông nói công ty sẽ quay lại nghiên cứu và phát triển một thiết bị đột phá khác. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên tỏ ra không mấy tin tưởng vì việc từ bỏ dự án giữa chừng đã trở thành điều quen thuộc tại Kittyhawk - công ty mà Page rót hàng trăm triệu USD.
Thông tin trên được các cựu nhân viên Kittyhawk kể với Business Insider tuần trước. Theo những người này, chính những chính sách thiếu quyết liệt và không đi theo dự án đến cùng của Page đã khiến công ty sụp đổ vào tháng 9/2022.
Larry Page và mô phỏng mẫu ôtô bay Heaviside. Ảnh: Kittyhawk/Reuters
Tham vọng thiếu định hướng
Larry Page ghét giao thông. Từ trước khi thành lập Google, ông đã nghĩ đến các giải pháp chấm dứt vấn đề ách tắc giao thông. Đầu những năm 1990, khi đang theo học ngành kỹ thuật máy tính tại Đại học Michigan, ông đề xuất xây dựng hệ thống chở sinh viên trên đường ray quanh khuôn viên của trường với khoang chứa hai chỗ ngồi để thay cho xe bus, nhưng không được nhà trường thông qua.
Nhiều năm sau tại Google, ông thành lập dự án bí mật Javelin nhằm khám phá các ý tưởng mới trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố nhằm giảm bớt tắc nghẽn. Ông cũng đứng sau dự án Waymo về phát triển xe tự lái của Google.
Page quan tâm đặc biệt với ôtô bay. Theo ông, phương tiện bay cất cánh/hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) là giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn giao thông. Tuy vậy, chúng khó chế tạo về mặt công nghệ, gây ra nhiều vấn đề về an toàn và đắt đỏ.
Page vẫn quyết tâm theo đuổi và năm 2010, ông lập công ty ôtô bay đầu tiên của mình mang tên Zee Aero. Năm 2015, ông mở ra Kittyhawk, tên gọi đặt theo một thị trấn ở Bắc Carolina, nơi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay đầu tiên năm 1903. Sau đó, Zee Aero và Kittyhawk về một nhà.
"Larry Page nhiều lần đặt cược vào việc đưa ôtô lên không trung với mục tiêu giải phóng thế giới khỏi vấn đề giao thông", một cựu nhân viên Kittyhawk nói.
Page không công khai tài trợ dự án xe bay mà đã chi hàng trăm triệu USD thông qua công ty One Aero do văn phòng gia đình kiểm soát, theo tài liệu Bloomberg có được năm 2016. Kittyhawk được cho là đã nhận hơn 330 triệu USD từ One Aero từ những ngày đầu thành lập.
Thrun, chuyên gia công nghệ người Đức thành danh trong lĩnh vực người máy và AI, được chọn để điều hành Kittyhawk. Ông cũng là người bạn thân thiết với Page.
Một số nhân viên cho biết lúc đầu, Page thường xuyên xuất hiện tại văn phòng của Kittyhawk, nhưng rồi giảm dần. "Thrun muốn kiếm tiền, nhưng Page không quan tâm vì không có động cơ kinh tế", một cựu nhân viên nói. Cả hai thậm chí tranh cãi gay gắt tại các cuộc họp hội đồng quản trị về cách định giá công ty.
"Mọi người tin chúng tôi sẽ trở thành Ford trong lĩnh vực xe bay", một cựu nhân viên nói. "Chúng tôi có điều kiện hoàn hảo cho điều đó: có sự hỗ trợ của Larry, là doanh nghiệp tiên phong, có mối quan hệ ở Thung lũng Silicon. Chúng tôi tự cảm thấy như là vua tại đây và tưởng rằng thành công sẽ gần như chắc chắn".
Thử nghiệm không thành
Tháng 7/2018, mẫu eVTOL một chỗ ngồi có tên Flyer của Kittyhawk sẵn sàng bay lên. Cục Hàng không Liên bang Mỹ khi đó phân loại Flyer là phương tiện siêu nhẹ, có thể vận hành mà không cần phi công. Kittyhawk cũng muốn chứng minh bất kỳ ai cũng có thể lái Flyer chỉ với một giờ đào tạo.
Tuy nhiên, Flyer bị giới hạn 20 phút bay, chỉ có thể lướt trên mặt nước với tốc độ 30 km/giờ, chưa thể cất cánh. "Chúng tôi không đủ tự tin rằng nó sẽ không bị rơi bất cứ lúc nào", một trong 50 người thuộc nhóm đào tạo Flyer cho biết.
Bất chấp vấn đề trên, Kittyhawk vẫn thu hút sự chú ý và được giới truyền thông ca ngợi. Xe bay được cho đặt hàng, trong danh sách chờ có DJ người Thụy Điển Avicii và doanh nhân Carter Reum. Dù vậy, hàng loạt vấn đề tài chính và xung đột nội bộ khiến Kittyhawk đóng cửa dự án và sa thải 70 người vào nửa đầu 2020.
Sau "cái chết" của Flyer, Thrun cô lập các nhóm trong công ty nhằm đưa ra các hướng đi riêng biệt. Bộ phận Phát triển Nâng cao (ADD), một nhóm được thành lập từ 2016, đã nghĩ ra một phương tiện mới yên tĩnh hơn và có tầm hoạt động xa hơn so với Flyer, đó là Heaviside.
Thrun và Page chọn dự án này để tập trung phát triển, với định hướng là thiết bị tự lái hoàn toàn. Công ty cũng thành lập phòng thí nghiệm bí ẩn gọi là Feather, chuyên nghiên cứu cách giúp phương tiện bay hoạt động êm hơn. Nhóm sau đó thiết lập hệ thống chuyển tiếp từ hình dạng máy bay sang kiểu dáng ôtô khi tiếp đất. "Không ngạc nhiên khi ý tưởng này sớm thất bại", một người nói.
Từ năm ngoái, Page thường đến Kittyhawk và làm việc cùng nhóm chế tạo, đề xuất vật liệu rẻ hơn, sử dụng công nghệ in 3D. Ông cũng lần đầu sử dụng email nội bộ Kittyhawk và gửi ý tưởng/phản hồi bằng Google Docs. Dù vậy, những nỗ lực của ông không thể cứu vãn công ty.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Kittyhawk có 450 nhân viên, nhưng đến tháng 4/2022 giảm xuống còn hơn 100 người. Khi Thrun đưa ra gói thôi việc tự nguyện cho những người không hài lòng với hướng đi mới, gần 30 nhân viên chọn rời đi.
Ngày 21/9/2022, Thrun một lần nữa tập hợp nhân viên để thông báo: Kittyhawk sẽ đóng cửa. Page đã không tham dự cuộc họp này.