Từ Minh Quân
Well-known member
TSMC cho biết sẽ lùi thời gian vận hành nhà máy sản xuất tại Mỹ sang năm 2025 do thiếu công nhân lành nghề và chi phí cao.
"Chúng tôi đang cải thiện vấn đề này bằng cách điều chuyển công nhân kỹ thuật lành nghề từ Đài Loan sang Mỹ", CEO TSMC Mark Liu nói về thách thức phải đối mặt tại nhà máy sản xuất ở Mỹ trong báo cáo tài chính quý II/2023 ngày 20/7.
Theo ông Liu, TSMC - công ty gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới - ban đầu dự định bắt đầu sản xuất chip đầu tiên tại nhà máy ở Arizona trong nửa đầu 2024. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề về công nhân kỹ thuật cao và chi phí vận hành lớn khiến mọi thứ không theo kế hoạch ban đầu.
Chủ tịch TSMC Mark Liu. Ảnh: Bloomberg
Trước đó, báo cáo từ Digitimes cho thấy TSMC sẽ buộc khách hàng của mình trả phí cao hơn do chi phí xây dựng nhà máy ở Mỹ đắt đỏ hơn nhiều so với tại Đài Loan. Dự kiến, giá chip sản xuất trên các nút quy trình dưới 10 nm cao hơn từ 20 đến 30%. Một số chuyên gia khi đó đánh giá động thái có thể khiến TSMC mất đi nhiều khách hàng. Trong khi một số nhà thiết kế chip đang đàm phán với TSMC về giá, số khác đã bắt đầu cân nhắc chuyển sang Samsung hay Intel.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện xem việc sản xuất chip trong nước là ưu tiên hàng đầu. Năm ngoái, nước này thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học, dành riêng 50 tỷ USD để thúc đẩy các công ty bán dẫn đổ về Mỹ sản xuất.
TSMC bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại Arizona vào giữa 2020 và khởi công một năm sau đó. Trước khi có nhà máy ở Mỹ, phần lớn việc sản xuất của TSMC được thực hiện tại trụ sở ở Tân Trúc (Đài Loan). Họ hiện có một nhà máy tại Washington và trung tâm thiết kế ở Texas, California. Cơ sở ở Arizona là nhà máy thứ hai của hãng tại Mỹ. Theo Reuters, đến nay, tổng vốn đầu tư của TSMC vào các dự án tại Mỹ lên tới 40 tỷ USD.
Việc TSMC gặp khó cho thấy việc chuyển các cơ sở sản xuất bán dẫn sang Mỹ không hề đơn giản. ASML của Hà Lan trước đó cảnh báo các chính trị gia Mỹ dường như đang đánh giá thấp mức độ phức tạp của việc xây dựng nhà máy mới.
"Hầu hết không nhận ra rằng để xây nhà máy, một công ty cần hoàn thiện quy trình trong vài thập kỷ và chỉ có thể xây dựng ở một vài nơi trên hành tinh", Peter Wennink, CEO của ASML nói với Bloomberg. "Việc đảm bảo kỹ năng cần thiết, công nhân lành nghề và chi phí để duy trì kế hoạch xây dựng đúng lịch trình là một thách thức".
Theo báo cáo tài chính quý II/2023, lợi nhuận TSMC đạt 181,8 tỷ tệ (5,85 tỷ USD), giảm mạnh từ 237 tỷ tệ (7,7 tỷ USD) của cùng kỳ 2022. Đây cũng là quý đầu tiên kể từ 2019 công ty Đài Loan ghi nhận lợi nhuận giảm.
"Hoạt động kinh doanh toàn cầu của chúng tôi trong quý II/2023 gặp thách thức bởi ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nói chung khiến nhu cầu thị trường giảm, còn khách hàng liên tục điều chỉnh hàng tồn kho", Wendell Huang, Giám đốc tài chính TSMC, cho biết.
Công ty bán dẫn Đài Loan đánh giá nhu cầu chip AI đang tăng mạnh nhờ cơn sốt AI tạo sinh đang diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề có thể chỉ là nhất thời và không chắc chắn. "Sự điên cuồng về AI chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không chắc sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi không thể dự đoán, kể cả trong tương lai gần, nhu cầu có thể đột ngột tăng hoặc giảm", ông Liu nói.
TSMC kỳ vọng thị trường chip sẽ khởi sắc hơn trong quý III/2023 với dự báo doanh thu và lợi nhuận tăng nhờ vào đơn đặt hàng sản xuất chip cho iPhone mới của Apple. Apple hiện cũng là đối tác gia công bán dẫn lớn nhất của TSMC.
"Chúng tôi đang cải thiện vấn đề này bằng cách điều chuyển công nhân kỹ thuật lành nghề từ Đài Loan sang Mỹ", CEO TSMC Mark Liu nói về thách thức phải đối mặt tại nhà máy sản xuất ở Mỹ trong báo cáo tài chính quý II/2023 ngày 20/7.
Theo ông Liu, TSMC - công ty gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới - ban đầu dự định bắt đầu sản xuất chip đầu tiên tại nhà máy ở Arizona trong nửa đầu 2024. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề về công nhân kỹ thuật cao và chi phí vận hành lớn khiến mọi thứ không theo kế hoạch ban đầu.
Chủ tịch TSMC Mark Liu. Ảnh: Bloomberg
Trước đó, báo cáo từ Digitimes cho thấy TSMC sẽ buộc khách hàng của mình trả phí cao hơn do chi phí xây dựng nhà máy ở Mỹ đắt đỏ hơn nhiều so với tại Đài Loan. Dự kiến, giá chip sản xuất trên các nút quy trình dưới 10 nm cao hơn từ 20 đến 30%. Một số chuyên gia khi đó đánh giá động thái có thể khiến TSMC mất đi nhiều khách hàng. Trong khi một số nhà thiết kế chip đang đàm phán với TSMC về giá, số khác đã bắt đầu cân nhắc chuyển sang Samsung hay Intel.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện xem việc sản xuất chip trong nước là ưu tiên hàng đầu. Năm ngoái, nước này thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học, dành riêng 50 tỷ USD để thúc đẩy các công ty bán dẫn đổ về Mỹ sản xuất.
TSMC bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại Arizona vào giữa 2020 và khởi công một năm sau đó. Trước khi có nhà máy ở Mỹ, phần lớn việc sản xuất của TSMC được thực hiện tại trụ sở ở Tân Trúc (Đài Loan). Họ hiện có một nhà máy tại Washington và trung tâm thiết kế ở Texas, California. Cơ sở ở Arizona là nhà máy thứ hai của hãng tại Mỹ. Theo Reuters, đến nay, tổng vốn đầu tư của TSMC vào các dự án tại Mỹ lên tới 40 tỷ USD.
Việc TSMC gặp khó cho thấy việc chuyển các cơ sở sản xuất bán dẫn sang Mỹ không hề đơn giản. ASML của Hà Lan trước đó cảnh báo các chính trị gia Mỹ dường như đang đánh giá thấp mức độ phức tạp của việc xây dựng nhà máy mới.
"Hầu hết không nhận ra rằng để xây nhà máy, một công ty cần hoàn thiện quy trình trong vài thập kỷ và chỉ có thể xây dựng ở một vài nơi trên hành tinh", Peter Wennink, CEO của ASML nói với Bloomberg. "Việc đảm bảo kỹ năng cần thiết, công nhân lành nghề và chi phí để duy trì kế hoạch xây dựng đúng lịch trình là một thách thức".
Theo báo cáo tài chính quý II/2023, lợi nhuận TSMC đạt 181,8 tỷ tệ (5,85 tỷ USD), giảm mạnh từ 237 tỷ tệ (7,7 tỷ USD) của cùng kỳ 2022. Đây cũng là quý đầu tiên kể từ 2019 công ty Đài Loan ghi nhận lợi nhuận giảm.
"Hoạt động kinh doanh toàn cầu của chúng tôi trong quý II/2023 gặp thách thức bởi ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nói chung khiến nhu cầu thị trường giảm, còn khách hàng liên tục điều chỉnh hàng tồn kho", Wendell Huang, Giám đốc tài chính TSMC, cho biết.
Công ty bán dẫn Đài Loan đánh giá nhu cầu chip AI đang tăng mạnh nhờ cơn sốt AI tạo sinh đang diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề có thể chỉ là nhất thời và không chắc chắn. "Sự điên cuồng về AI chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không chắc sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi không thể dự đoán, kể cả trong tương lai gần, nhu cầu có thể đột ngột tăng hoặc giảm", ông Liu nói.
TSMC kỳ vọng thị trường chip sẽ khởi sắc hơn trong quý III/2023 với dự báo doanh thu và lợi nhuận tăng nhờ vào đơn đặt hàng sản xuất chip cho iPhone mới của Apple. Apple hiện cũng là đối tác gia công bán dẫn lớn nhất của TSMC.