TRUONGTRINH
Well-known member
Hơn 20 năm hoạt động tại Trung Quốc, Micron Technology đã đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất chip cho đến khi bị cấm.
Ngày 21/5, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết Micron không vượt qua cuộc đánh giá an ninh mạng. Theo kết luận, sản phẩm từ hãng chip Mỹ có "rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng, gây nguy cơ bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc và an ninh quốc gia".
Trước khi bị cấm, Micron đã hoạt động tại Trung Quốc trong hai thập kỷ. Thành lập năm 1978 tại Idaho, Micron là một trong những công ty công nghệ Mỹ hoạt động sớm tại đất nước tỷ dân. Năm 2001, hãng đặt văn phòng ở Hạ Môn. Đây cũng là năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một nhà máy sản xuất chip của Micron. Ảnh: Bloomberg
Năm 2004, Micron thành lập công ty tại Thượng Hải với khoảng 60 nhân viên, sau đó mở chi nhánh ở Bắc Kinh và Thâm Quyến nhằm cung cấp dịch vụ doanh nghiệp, bán hàng và tiếp thị. Hãng cũng thành lập trung tâm thiết kế mạch tích hợp (IC) ở Thượng Hải với 50 nhân viên.
Ba năm sau, công ty tiếp tục mở nhà máy sản xuất ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, phục vụ lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm gồm chip nhớ DRAM, bộ nhớ NAND flash và cảm biến ảnh CMOS. Với khoản đầu tư 250 triệu USD và 2.000 nhân viên, đây là nhà máy đầu tiên của Micron ở Trung Quốc và thứ hai ở châu Á, cũng là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa vào năm 1978.
Năm 2010, Micron chi thêm 300 triệu USD để xây dựng cơ sở lắp ráp module và thử nghiệm chip thứ hai tại Tây An. Bốn năm sau, công ty rót 250 triệu USD cùng Powertech Technology - một công ty lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip của Đài Loan - xây dựng một nhà máy sản xuất. Nhà máy này hoàn thiện năm 2017. Lúc này, Micron xếp thứ tư trong số các nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, sau SK Hynix, HiSilicon Technology của Huawei và SMIC.
Cũng từ 2017, Micron bắt đầu sa vào tranh chấp công nghệ với Trung Quốc. Năm đó, họ kiện nhà sản xuất chip Đài Loan UMC và công ty mạch tích hợp Fujian Jinhua Integrated Circuit ở Phúc Kiến với lý do đánh cắp bí mật thương mại. Đơn kiện được nộp lên tòa án liên bang ở California.
Được thành lập năm 2016, Fujian Jinhua đã nhận được khoản đầu tư ba tỷ nhân dân tệ (431 triệu USD) từ chính phủ Trung Quốc để xây dựng dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ công nghệ từ UMC.
Đầu 2018, Fujian Jinhua và UMC kiện ngược Micron, tố công ty chip Mỹ vi phạm sáng chế về module DRAM. Bốn tháng sau, Cơ quan giám sát chống độc quyền và Cục quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc bắt đầu điều tra Micron. Lúc này, Samsung và SK Hynix cũng bị điều tra với lý do tương tự.
Tháng 7/2018, Tòa án Phúc Kiến ra phán quyết yêu cầu Micron phải ngừng bán 26 sản phẩm bán dẫn gồm DRAM và flash NAND tại Trung Quốc và không được phép kháng cáo. Hãng chip Mỹ sau đó tỏ ra bất bình, đồng thời khẳng định các sản phẩm của mình không vi phạm sáng chế.
Đầu 2020, Micron có chiến thắng quan trọng trước UMC khi công ty Đài Loan thừa nhận đánh cắp bí mật thương mại của Micron, đồng thời nộp phạt 60 triệu USD.
Hai năm sau, Micron bất ngờ tuyên bố đóng cửa trung tâm điều hành thiết kế DRAM tại Thượng Hải, đồng thời đề nghị chuyển phần lớn trong số 150 kỹ sư Trung Quốc đến các cơ sở ở Mỹ và Ấn Độ. Lúc này, Micron có khoảng 3.000 nhân viên trên toàn Trung Quốc.
Cuối tháng 3, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố điều tra Micron với lý do "bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng", cũng như "ngăn ngừa rủi ro an ninh không gian mạng từ các sản phẩm có vấn đề". Ngày 21/5, công ty Mỹ bị cấm bán sản phẩm tại Trung Quốc. Micron cho biết đã nhận được thông báo từ Bắc Kinh, đồng thời "đang đánh giá các bước tiếp theo trên tinh thần mong muốn tiếp tục tham gia thảo luận với chính quyền Trung Quốc".
Theo giới chuyên gia, lệnh cấm được xem như sự phản công của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ đang siết mảng bán dẫn và vận động các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc làm điều tương tự.
"Đó có thể là cách Trung Quốc gửi tín hiệu cảnh báo tới các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những bên bắt đầu có động thái hạn chế bán dẫn Trung Quốc", nhà phân tích Wang Lifu của công ty nghiên cứu ICwise nói với SCMP đầu tháng 5, khi Micron đang bị điều tra.
Nhà phân tích Abhinav Davuluri của hãng dịch vụ tài chính Morningstar không tin sản phẩm do Micron bán có rủi ro bảo mật. "Lệnh điều tra có vẻ mang tính chính trị nhiều hơn, nhất là khi Trung Quốc đang xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn của riêng mình", Davuluri nói với Bloomberg.
Ngày 21/5, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết Micron không vượt qua cuộc đánh giá an ninh mạng. Theo kết luận, sản phẩm từ hãng chip Mỹ có "rủi ro an ninh mạng nghiêm trọng, gây nguy cơ bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc và an ninh quốc gia".
Trước khi bị cấm, Micron đã hoạt động tại Trung Quốc trong hai thập kỷ. Thành lập năm 1978 tại Idaho, Micron là một trong những công ty công nghệ Mỹ hoạt động sớm tại đất nước tỷ dân. Năm 2001, hãng đặt văn phòng ở Hạ Môn. Đây cũng là năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một nhà máy sản xuất chip của Micron. Ảnh: Bloomberg
Năm 2004, Micron thành lập công ty tại Thượng Hải với khoảng 60 nhân viên, sau đó mở chi nhánh ở Bắc Kinh và Thâm Quyến nhằm cung cấp dịch vụ doanh nghiệp, bán hàng và tiếp thị. Hãng cũng thành lập trung tâm thiết kế mạch tích hợp (IC) ở Thượng Hải với 50 nhân viên.
Ba năm sau, công ty tiếp tục mở nhà máy sản xuất ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, phục vụ lắp ráp và thử nghiệm sản phẩm gồm chip nhớ DRAM, bộ nhớ NAND flash và cảm biến ảnh CMOS. Với khoản đầu tư 250 triệu USD và 2.000 nhân viên, đây là nhà máy đầu tiên của Micron ở Trung Quốc và thứ hai ở châu Á, cũng là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa vào năm 1978.
Năm 2010, Micron chi thêm 300 triệu USD để xây dựng cơ sở lắp ráp module và thử nghiệm chip thứ hai tại Tây An. Bốn năm sau, công ty rót 250 triệu USD cùng Powertech Technology - một công ty lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip của Đài Loan - xây dựng một nhà máy sản xuất. Nhà máy này hoàn thiện năm 2017. Lúc này, Micron xếp thứ tư trong số các nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, sau SK Hynix, HiSilicon Technology của Huawei và SMIC.
Cũng từ 2017, Micron bắt đầu sa vào tranh chấp công nghệ với Trung Quốc. Năm đó, họ kiện nhà sản xuất chip Đài Loan UMC và công ty mạch tích hợp Fujian Jinhua Integrated Circuit ở Phúc Kiến với lý do đánh cắp bí mật thương mại. Đơn kiện được nộp lên tòa án liên bang ở California.
Được thành lập năm 2016, Fujian Jinhua đã nhận được khoản đầu tư ba tỷ nhân dân tệ (431 triệu USD) từ chính phủ Trung Quốc để xây dựng dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ công nghệ từ UMC.
Đầu 2018, Fujian Jinhua và UMC kiện ngược Micron, tố công ty chip Mỹ vi phạm sáng chế về module DRAM. Bốn tháng sau, Cơ quan giám sát chống độc quyền và Cục quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc bắt đầu điều tra Micron. Lúc này, Samsung và SK Hynix cũng bị điều tra với lý do tương tự.
Tháng 7/2018, Tòa án Phúc Kiến ra phán quyết yêu cầu Micron phải ngừng bán 26 sản phẩm bán dẫn gồm DRAM và flash NAND tại Trung Quốc và không được phép kháng cáo. Hãng chip Mỹ sau đó tỏ ra bất bình, đồng thời khẳng định các sản phẩm của mình không vi phạm sáng chế.
Đầu 2020, Micron có chiến thắng quan trọng trước UMC khi công ty Đài Loan thừa nhận đánh cắp bí mật thương mại của Micron, đồng thời nộp phạt 60 triệu USD.
Hai năm sau, Micron bất ngờ tuyên bố đóng cửa trung tâm điều hành thiết kế DRAM tại Thượng Hải, đồng thời đề nghị chuyển phần lớn trong số 150 kỹ sư Trung Quốc đến các cơ sở ở Mỹ và Ấn Độ. Lúc này, Micron có khoảng 3.000 nhân viên trên toàn Trung Quốc.
Cuối tháng 3, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố điều tra Micron với lý do "bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng", cũng như "ngăn ngừa rủi ro an ninh không gian mạng từ các sản phẩm có vấn đề". Ngày 21/5, công ty Mỹ bị cấm bán sản phẩm tại Trung Quốc. Micron cho biết đã nhận được thông báo từ Bắc Kinh, đồng thời "đang đánh giá các bước tiếp theo trên tinh thần mong muốn tiếp tục tham gia thảo luận với chính quyền Trung Quốc".
Theo giới chuyên gia, lệnh cấm được xem như sự phản công của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ đang siết mảng bán dẫn và vận động các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc làm điều tương tự.
"Đó có thể là cách Trung Quốc gửi tín hiệu cảnh báo tới các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những bên bắt đầu có động thái hạn chế bán dẫn Trung Quốc", nhà phân tích Wang Lifu của công ty nghiên cứu ICwise nói với SCMP đầu tháng 5, khi Micron đang bị điều tra.
Nhà phân tích Abhinav Davuluri của hãng dịch vụ tài chính Morningstar không tin sản phẩm do Micron bán có rủi ro bảo mật. "Lệnh điều tra có vẻ mang tính chính trị nhiều hơn, nhất là khi Trung Quốc đang xây dựng một hệ sinh thái bán dẫn của riêng mình", Davuluri nói với Bloomberg.