Võ Xuân Trường
Well-known member
Thanh âm độc đáo từ tiếng khèn Mông ở Yên Bái
Khèn Mông với âm thanh độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người H'Mông tại Yên Bái.
Văn hóa khèn của người H'Mông tại Yên Bái. Ảnh: Trần Bùi
Vùng núi miền Tây tỉnh Yên Bái không chỉ làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên mà còn cuốn hút bởi bức tranh văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em như H'Mông, Dao, Tày, Thái…
Đặc biệt, đến đây du khách có thể khám phá và tận hưởng âm thanh độc đáo từ tiếng Khèn Mông.
Một nghệ nhân đang trình diễn điệu múa khèn Mông. Ảnh: Trần Bùi
Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, vang vọng như tiếng nói của núi rừng, âm sắc của khèn biến hóa linh hoạt, lúc ngân nga rộn ràng, lúc trầm bổng thiết tha, phản ánh trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc.
Nhạc cụ này thường được sử dụng trong nhiều dịp quan trọng như lễ hội, Tết, cưới hỏi hay thậm chí là những buổi gặp gỡ thân tình. Tiếng khèn không chỉ góp phần tạo nên không khí rộn ràng mà còn là nhịp cầu nối kết con người với con người.
Người H'Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Ảnh: Trần Bùi
Đặc biệt, khèn Mông còn mang trong mình một giá trị tình cảm sâu sắc.
Đối với các chàng trai người H'Mông, học thổi khèn không chỉ là giải trí, mà còn là cách thể hiện tài năng và tìm kiếm bạn đời. Hình ảnh chàng trai H'Mông khỏe mạnh, thổi những giai điệu khèn say đắm, kết hợp cùng những động tác múa khèn điêu luyện, là nét đẹp không chỉ chinh phục các cô gái mà còn làm mê mẩn bao du khách.
Để tạo ra một cây Khèn Mông ưng ý đòi hỏi bàn tay khéo léo và niềm đam mê của người thợ.
Một cây khèn tốt không chỉ phát ra âm thanh hay mà còn chứa đựng cả tâm hồn của người làm ra nó. Cấu tạo khèn có 6 ống ngang nhưng phát được 7 nốt nhạc, mỗi ống tạo ra âm thanh đặc trưng, khi réo rắt, lúc trầm bổng, như hòa quyện cùng hơi thở của núi rừng.
Những chàng trai thể hiện kỹ năng múa khèn. Ảnh: Trần Bùi
Huyện Mù Cang Chải những ngày đầu xuân rộn ràng và đầy sắc màu của buổi trình diễn múa Khèn Mông. Tiếng khèn vang vọng như mang theo hơi thở của núi rừng, từng bước múa như kể câu chuyện về một nền văn hóa đẹp đẽ, sâu sắc.
Trên nền cảnh núi rừng hùng vĩ, những chàng trai, cô gái người H'Mông khoác lên mình trang phục truyền thống rực rỡ trong ánh nắng, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động khó quên.
Chị Hoàng Thị Xuân (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị rất ấn tượng bởi khung cảnh đẹp đẽ ở Mù Cang Chải và tiếng khèn, điệu múa của đồng bào.
"Đây thực sự là một trải nghiệm khó quên, chạm đến trái tim tôi", chị Xuân nói.
Chàng trai, cô gái người H'Mông trình diễn. Ảnh: Trần Bùi
Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, lễ hội Khèn Mông có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người của mảnh đất vùng cao, góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm suốt bốn mùa trong năm.
"Các tiết mục đã khắc họa những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa các dân tộc cùng những kết tinh văn hóa lễ hội, tinh hoa bản sắc Tây Bắc nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng" - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải khẳng định.
Khèn Mông với âm thanh độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người H'Mông tại Yên Bái.
Vùng núi miền Tây tỉnh Yên Bái không chỉ làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên mà còn cuốn hút bởi bức tranh văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em như H'Mông, Dao, Tày, Thái…
Đặc biệt, đến đây du khách có thể khám phá và tận hưởng âm thanh độc đáo từ tiếng Khèn Mông.
Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, vang vọng như tiếng nói của núi rừng, âm sắc của khèn biến hóa linh hoạt, lúc ngân nga rộn ràng, lúc trầm bổng thiết tha, phản ánh trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc.
Nhạc cụ này thường được sử dụng trong nhiều dịp quan trọng như lễ hội, Tết, cưới hỏi hay thậm chí là những buổi gặp gỡ thân tình. Tiếng khèn không chỉ góp phần tạo nên không khí rộn ràng mà còn là nhịp cầu nối kết con người với con người.
Đặc biệt, khèn Mông còn mang trong mình một giá trị tình cảm sâu sắc.
Đối với các chàng trai người H'Mông, học thổi khèn không chỉ là giải trí, mà còn là cách thể hiện tài năng và tìm kiếm bạn đời. Hình ảnh chàng trai H'Mông khỏe mạnh, thổi những giai điệu khèn say đắm, kết hợp cùng những động tác múa khèn điêu luyện, là nét đẹp không chỉ chinh phục các cô gái mà còn làm mê mẩn bao du khách.
Để tạo ra một cây Khèn Mông ưng ý đòi hỏi bàn tay khéo léo và niềm đam mê của người thợ.
Một cây khèn tốt không chỉ phát ra âm thanh hay mà còn chứa đựng cả tâm hồn của người làm ra nó. Cấu tạo khèn có 6 ống ngang nhưng phát được 7 nốt nhạc, mỗi ống tạo ra âm thanh đặc trưng, khi réo rắt, lúc trầm bổng, như hòa quyện cùng hơi thở của núi rừng.
Huyện Mù Cang Chải những ngày đầu xuân rộn ràng và đầy sắc màu của buổi trình diễn múa Khèn Mông. Tiếng khèn vang vọng như mang theo hơi thở của núi rừng, từng bước múa như kể câu chuyện về một nền văn hóa đẹp đẽ, sâu sắc.
Trên nền cảnh núi rừng hùng vĩ, những chàng trai, cô gái người H'Mông khoác lên mình trang phục truyền thống rực rỡ trong ánh nắng, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động khó quên.
Chị Hoàng Thị Xuân (28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị rất ấn tượng bởi khung cảnh đẹp đẽ ở Mù Cang Chải và tiếng khèn, điệu múa của đồng bào.
"Đây thực sự là một trải nghiệm khó quên, chạm đến trái tim tôi", chị Xuân nói.
Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, lễ hội Khèn Mông có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người của mảnh đất vùng cao, góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm suốt bốn mùa trong năm.
"Các tiết mục đã khắc họa những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa các dân tộc cùng những kết tinh văn hóa lễ hội, tinh hoa bản sắc Tây Bắc nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng" - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải khẳng định.