linh_449
Linh Linhh
Khoan dung là một đức tính tốt đẹp và rất có ích cho bản thân chúng ta, vậy làm thế nào để có được đức tính đó? Trong bài hát Nhìn thấy của ca sĩ Sài Tĩnh, có câu: “Nền tảng của khoan dung nằm ở sự thấu hiểu.” Chúng ta học cách thấu hiểu người khác, thay đổi nhận thức của bản thân thì sẽ dễ dàng bao dung hơn. Điều này thích hợp cho mọi mối quan hệ: gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Ví dụ, nếu bố mẹ học cách thấu hiểu con cái, biết rằng lỗi lầm của con cái chỉ là điều bình thường. Một số “lỗi lầm” có căn nguyên từ bên trong, chẳng hạn như làm bài tập một cách chậm chạp. Một số “lỗi lầm” được tạo thành do ảnh hưởng từ bố mẹ, chẳng hạn khi trẻ nói lời thật lòng nhưng bị bố mẹ phê phán hoặc trừng phạt, trẻ sẽ học cách nói dối,… Nếu thấu hiểu và thay đổi nhận thức về “vấn đề” của con cái thì bạn sẽ dễ dàng khoan dung với chúng, cơn giận dữ cũng sẽ giảm đi một cách tự nhiên.
Đôi khi, giữa đồng nghiệp với nhau cũng có sự cạnh tranh, phát sinh mâu thuẫn trong một số quan hệ lợi ích. Thực ra, điều này rất dễ hiểu, ai cũng có những lợi ích riêng và cách nhìn nhận sự việc không giống nhau. Người khác không hẳn là đang “giẫm đạp” bạn, chỉ là vì lợi ích nên mới đụng chạm nhau mà thôi. Khi hiểu được điều này, chúng ta có thể dễ dàng sống khoan dung và tránh sa vào cuộc đấu đá nội bộ.
Nói tóm lại, khi bạn có thể thực sự đứng trước đối phương để cảm nhận và thấu hiểu họ, nội tâm của bạn sẽ thực sự bình tĩnh hơn rất nhiều, từ đó bạn sẽ ít nóng nảy, tức giận.
(Sách Tái tạo nội tâm)
Ví dụ, nếu bố mẹ học cách thấu hiểu con cái, biết rằng lỗi lầm của con cái chỉ là điều bình thường. Một số “lỗi lầm” có căn nguyên từ bên trong, chẳng hạn như làm bài tập một cách chậm chạp. Một số “lỗi lầm” được tạo thành do ảnh hưởng từ bố mẹ, chẳng hạn khi trẻ nói lời thật lòng nhưng bị bố mẹ phê phán hoặc trừng phạt, trẻ sẽ học cách nói dối,… Nếu thấu hiểu và thay đổi nhận thức về “vấn đề” của con cái thì bạn sẽ dễ dàng khoan dung với chúng, cơn giận dữ cũng sẽ giảm đi một cách tự nhiên.
Đôi khi, giữa đồng nghiệp với nhau cũng có sự cạnh tranh, phát sinh mâu thuẫn trong một số quan hệ lợi ích. Thực ra, điều này rất dễ hiểu, ai cũng có những lợi ích riêng và cách nhìn nhận sự việc không giống nhau. Người khác không hẳn là đang “giẫm đạp” bạn, chỉ là vì lợi ích nên mới đụng chạm nhau mà thôi. Khi hiểu được điều này, chúng ta có thể dễ dàng sống khoan dung và tránh sa vào cuộc đấu đá nội bộ.
Nói tóm lại, khi bạn có thể thực sự đứng trước đối phương để cảm nhận và thấu hiểu họ, nội tâm của bạn sẽ thực sự bình tĩnh hơn rất nhiều, từ đó bạn sẽ ít nóng nảy, tức giận.
(Sách Tái tạo nội tâm)
Đính kèm
-
209.8 KB Xem: 64