Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Sau 2 năm làm giáo viên dạy Toán, Tùng Dương vẫn trăn trở suy nghĩ “đâu mới là đam mê thực sự của bản thân”. Năm 24 tuổi, Dương quyết định bỏ ngang công việc, thi lại vào ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
“Nhiều người thấy lạ khi nghe câu chuyện của mình, nhưng với mình đó không phải là quyết định bột phát”, Hoàng Tùng Dương (sinh năm 1995), thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nói.
Dương từng là sinh viên ngành Toán của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm thứ 2 đại học, tình cờ Dương đọc được tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của triết gia Immanuel Kant - tác phẩm nền tảng của Triết học cổ điển Đức, anh dần bị cuốn vào những câu hỏi mà trước đó bản thân chưa từng nghĩ nó tồn tại. Thời điểm ấy, Dương cảm nhận những kiến thức về Triết học có sức cuốn hút kỳ lạ. Cứ thế, Dương đắm mình vào, càng đọc càng thấy hấp dẫn.
“Con người là gì? Giới hạn nhận thức của con người là gì? Con người nên hy vọng gì?”... Hàng loạt câu hỏi đặt ra tuy khái quát nhưng theo Dương, nếu ngẫm nghĩ sâu lại có nhiều điều rất thú vị.
Hoàng Tùng Dương (sinh năm 1995), thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội
Vì thế, ngoài giờ lên lớp hay mỗi khi rảnh rỗi, Dương lại tìm đọc những nội dung về Triết học trên Internet và trong các cuốn sách kinh điển. Đôi lúc, Dương cũng nhen nhóm mong muốn dừng hẳn việc học ở ngành Toán để chuyển sang nghiên cứu bài bản về Triết học. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng bị gạt bỏ.
“Thực tế mình hiểu nếu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này đi chăng nữa, so với một người giỏi Toán ở Việt Nam cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa vì đã nỗ lực trong suốt 2 năm, mình nghĩ nên cố gắng nốt 2 năm còn lại để hoàn thành tấm bằng đại học”, Dương nói.
Năm 2017, Dương tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, sau đó có 2 năm đi làm giáo viên dạy Toán. Trong quãng thời gian này, trăn trở “đâu mới là đam mê thực sự của bản thân” một lần nữa lại trỗi dậy. Nhưng lần này, Dương không muốn để hoài phí thêm thời gian nữa và cũng bởi vì hiểu “cuộc đời con người là hữu hạn”, anh quyết định sẽ sống đúng với đam mê.
Có được câu trả lời, Dương quyết định bỏ hết tất cả, ôn thi lại vào ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, dẫu cũng có nhiều lời khuyên ngăn. Năm 2019, Dương đăng ký dự thi khối A00 (Toán, Lý, Hoá) theo diện thí sinh tự do, đạt 23 điểm và trúng tuyển ngành Triết học.
Dương giành 8/8 kỳ học bổng, được trao học bổng của Quỹ học bổng Pony Chung, Hàn Quốc
Vào trường, Dương có nhiều thuận lợi bởi đã nắm được phương pháp học và có những nền tảng kiến thức chuyên môn nhất định. Việc học Toán cũng giúp Dương rất nhiều do có những môn cần dùng tới các công thức hoặc những biểu tượng trong Toán học để lập luận.
Ngoài ra, vì lớn hơn các bạn trong lớp 6 tuổi, Dương luôn trân trọng việc học này. “Mình đã học đại học một lần và đây là lần thứ hai, mình nghĩ không phải ai cũng có cơ hội như thế. Do vậy lần này, mình nghĩ phải cố gắng nhiều hơn”.
Bởi học vì muốn được nghiên cứu sâu thay vì điểm số, Dương say mê với từng bài giảng của thầy cô. Trong những buổi thi vấn đáp tại trường, anh luôn coi đó là cơ hội để được trình bày và được gợi mở những vấn đề còn chưa nắm rõ.
Với nhiều người, Triết học là môn “gây ám ảnh” nhưng theo Dương, môn Triết khó là do mọi người chưa có sự tập trung và tư duy hệ thống.
“Triết học là môn đòi hỏi sự logic. Cho nên người học không thể học Triết theo cách cố nhớ từng kiến thức nhỏ lẻ mà cần nắm được mạch logic, từ đó suy luận sẽ thấy kiến thức Triết học đơn giản hơn mình nghĩ rất nhiều”.
Không phải là những điều xa vời, theo Dương, Triết học thực chất rất gần gũi với cuộc sống. Ví dụ một người phải đưa ra quyết định xem nên làm theo sở thích, đam mê hay làm theo trách nhiệm, kiến thức Triết học sẽ giúp ta đưa ra được những quyết định phù hợp nhất với bản thân.
Dương phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp
4 năm học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng khiến Dương tự nhận thấy “cá tính của mình đã biến đổi rất nhiều” so với khi còn học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
“Mình trưởng thành hơn, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn. Trước đây khi các bạn đồng trang lứa ra trường và có công việc ổn định, mình vẫn đang là sinh viên, nhiều người trong gia đình cũng lo lắng khiến mình suy nghĩ và sốt ruột. Nhưng sau khi học Triết, mình nghiệm ra rằng thời gian mỗi người là khác nhau, do đó không thể áp đặt suy nghĩ của người khác vào bản thân mình”, Dương nói. Theo anh, đây cũng là cách giúp bản thân luôn kiên định với con đường đi của mình.
Sau khi tốt nghiệp, Dương lựa chọn công tác tại một Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, anh dự định sẽ tiếp tục tìm kiếm học bổng tại các nước châu Âu để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn trong ngành Triết. Dương mong muốn sau khi trở về sẽ có cơ hội giảng dạy bộ môn này ở bậc đại học.
“Nhiều người thấy lạ khi nghe câu chuyện của mình, nhưng với mình đó không phải là quyết định bột phát”, Hoàng Tùng Dương (sinh năm 1995), thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nói.
Dương từng là sinh viên ngành Toán của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm thứ 2 đại học, tình cờ Dương đọc được tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của triết gia Immanuel Kant - tác phẩm nền tảng của Triết học cổ điển Đức, anh dần bị cuốn vào những câu hỏi mà trước đó bản thân chưa từng nghĩ nó tồn tại. Thời điểm ấy, Dương cảm nhận những kiến thức về Triết học có sức cuốn hút kỳ lạ. Cứ thế, Dương đắm mình vào, càng đọc càng thấy hấp dẫn.
“Con người là gì? Giới hạn nhận thức của con người là gì? Con người nên hy vọng gì?”... Hàng loạt câu hỏi đặt ra tuy khái quát nhưng theo Dương, nếu ngẫm nghĩ sâu lại có nhiều điều rất thú vị.
Vì thế, ngoài giờ lên lớp hay mỗi khi rảnh rỗi, Dương lại tìm đọc những nội dung về Triết học trên Internet và trong các cuốn sách kinh điển. Đôi lúc, Dương cũng nhen nhóm mong muốn dừng hẳn việc học ở ngành Toán để chuyển sang nghiên cứu bài bản về Triết học. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng bị gạt bỏ.
“Thực tế mình hiểu nếu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này đi chăng nữa, so với một người giỏi Toán ở Việt Nam cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa vì đã nỗ lực trong suốt 2 năm, mình nghĩ nên cố gắng nốt 2 năm còn lại để hoàn thành tấm bằng đại học”, Dương nói.
Năm 2017, Dương tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, sau đó có 2 năm đi làm giáo viên dạy Toán. Trong quãng thời gian này, trăn trở “đâu mới là đam mê thực sự của bản thân” một lần nữa lại trỗi dậy. Nhưng lần này, Dương không muốn để hoài phí thêm thời gian nữa và cũng bởi vì hiểu “cuộc đời con người là hữu hạn”, anh quyết định sẽ sống đúng với đam mê.
Có được câu trả lời, Dương quyết định bỏ hết tất cả, ôn thi lại vào ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, dẫu cũng có nhiều lời khuyên ngăn. Năm 2019, Dương đăng ký dự thi khối A00 (Toán, Lý, Hoá) theo diện thí sinh tự do, đạt 23 điểm và trúng tuyển ngành Triết học.
Vào trường, Dương có nhiều thuận lợi bởi đã nắm được phương pháp học và có những nền tảng kiến thức chuyên môn nhất định. Việc học Toán cũng giúp Dương rất nhiều do có những môn cần dùng tới các công thức hoặc những biểu tượng trong Toán học để lập luận.
Ngoài ra, vì lớn hơn các bạn trong lớp 6 tuổi, Dương luôn trân trọng việc học này. “Mình đã học đại học một lần và đây là lần thứ hai, mình nghĩ không phải ai cũng có cơ hội như thế. Do vậy lần này, mình nghĩ phải cố gắng nhiều hơn”.
Bởi học vì muốn được nghiên cứu sâu thay vì điểm số, Dương say mê với từng bài giảng của thầy cô. Trong những buổi thi vấn đáp tại trường, anh luôn coi đó là cơ hội để được trình bày và được gợi mở những vấn đề còn chưa nắm rõ.
Với nhiều người, Triết học là môn “gây ám ảnh” nhưng theo Dương, môn Triết khó là do mọi người chưa có sự tập trung và tư duy hệ thống.
“Triết học là môn đòi hỏi sự logic. Cho nên người học không thể học Triết theo cách cố nhớ từng kiến thức nhỏ lẻ mà cần nắm được mạch logic, từ đó suy luận sẽ thấy kiến thức Triết học đơn giản hơn mình nghĩ rất nhiều”.
Không phải là những điều xa vời, theo Dương, Triết học thực chất rất gần gũi với cuộc sống. Ví dụ một người phải đưa ra quyết định xem nên làm theo sở thích, đam mê hay làm theo trách nhiệm, kiến thức Triết học sẽ giúp ta đưa ra được những quyết định phù hợp nhất với bản thân.
4 năm học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng khiến Dương tự nhận thấy “cá tính của mình đã biến đổi rất nhiều” so với khi còn học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
“Mình trưởng thành hơn, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn. Trước đây khi các bạn đồng trang lứa ra trường và có công việc ổn định, mình vẫn đang là sinh viên, nhiều người trong gia đình cũng lo lắng khiến mình suy nghĩ và sốt ruột. Nhưng sau khi học Triết, mình nghiệm ra rằng thời gian mỗi người là khác nhau, do đó không thể áp đặt suy nghĩ của người khác vào bản thân mình”, Dương nói. Theo anh, đây cũng là cách giúp bản thân luôn kiên định với con đường đi của mình.
Sau khi tốt nghiệp, Dương lựa chọn công tác tại một Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, anh dự định sẽ tiếp tục tìm kiếm học bổng tại các nước châu Âu để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn trong ngành Triết. Dương mong muốn sau khi trở về sẽ có cơ hội giảng dạy bộ môn này ở bậc đại học.