TRUONGTRINH
Well-known member
Sam Altman, người đồng sáng lập và CEO OpenAI, có cá tính mạnh, thích làm những điều không tưởng nhưng sợ cái chết.
Khi còn là một thiếu niên, Sam Altman, sinh năm 1985 ở Missouri và có gốc Do Thái, đã mơ ước gia nhập Google. Điều này thôi thúc ông đăng ký vào Đại học Stanford - ngôi trường hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin từng theo học.
Một đêm, bạn cùng lớp là Blake Ross, sau này là đồng sáng lập Firefox, gõ cửa phòng Altman để xem bạn mình làm bài tập khoa học máy tính đến đâu. Khi đó, phần mềm chạy chương trình thông báo lỗi khiến Altman bối rối.
"30 phút sau, tôi ghé lần nữa. Nó như hiện trường vụ án", Ross kể với Business Insider. "Cậu ta đã vào trình biên dịch và gỡ tung chúng, màn hình dày đặc các đoạn code lập trình bậc thấp". Cuối cùng, Altman cũng tìm ra vấn đề, nhưng là lỗi trong bài tập của ông. Nhưng với Ross, sự mày mò đáng kinh ngạc đó đã gây ấn tượng mạnh.
Sebastian Thrun, cựu nhân viên Google từng làm việc tại phòng thí nghiệm AI của Stanford, cũng nhận xét tương tự khi tiếp xúc với Altman. "Cậu ấy luôn muốn hiểu mọi thứ ở mức độ rất sâu", Thrun nói.
Sam Altman. Ảnh: TNN
Tính cách khám phá tận cùng mọi thứ giúp Altman nhanh chóng thành công khi còn rất trẻ. Sang năm thứ hai tại Đại học Stanford, Altman bỏ học để phát triển phần mềm Loopt vào 2005. Mạng xã hội dựa trên vị trí này sau đó được bán cho một ngân hàng trực tuyến với giá 43 triệu USD - khoản tiền nhỏ và chỉ gấp đôi số vốn bỏ vào. Nhưng ngay cả khi thất bại, Altman vẫn được nhiều công ty khá săn đón.
Ông bắt đầu làm đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator năm 2011 và gia nhập một năm sau đó. Tháng 2/2014, ông được nhà đồng sáng lập Paul Graham bổ nhiệm làm chủ tịch ở tuổi 29. Hai năm sau, ông trở thành Chủ tịch YC Group, bao gồm Y Combinator và các tổ chức khác, đặt mục tiêu tài trợ 1.000 startup mỗi năm.
Năm 2015, Altman cùng 8 người, trong đó có Elon Musk, thành lập tổ chức phi lợi nhuận OpenAI. Ông định hình startup này là viên ngọc quý, nơi tạo công cụ cho phép mọi người làm việc thông minh và nhanh hơn. Đến 2019, Altman từ chức tại YC Group để tập trung vào OpenAI. Một năm sau, mô hình ngôn ngữ lớn GPT ra đời và các phiên bản nổi tiếng nhất là GPT-3.5 trên ChatGPT và mới nhất là GPT-4.
"Sợ chết"
Trong các truyện ngắn AI mà Altman yêu thích có Gentle Seduction (Sự quyến rũ dịu dàng), nói về tình yêu của người đàn ông tên Jack và một phụ nữ. Jack, chuyên gia công nghệ bị bệnh tim, kể với người yêu về tầm nhìn của anh: một tương lai trong đó công nghệ loại bỏ các vấn đề của loài người, kể cả cái chết. Người phụ nữ là một nhà nghiên cứu, ban đầu không tin câu chuyện nhưng vẫn làm theo những gì Jack nói. Cuối cùng, cô trở thành sinh vật bất tử tối cao, có khả năng đồng nhất với vũ trụ. Khi nhìn lại người yêu đã mất qua hàng thiên niên kỷ, cô nhận ra anh ta là kẻ chủ mưu đằng sau tất cả.
Trong Altman có một phần của Jack. CEO OpenAI tưởng tượng trong tương lai con người có thể khám phá những nơi xa nhất của vũ trụ. Ông muốn "trì hoãn cái chết". Ông thậm chí đã đặt hàng Nectome - công ty cho phép tải bộ não con người lên đám mây, đồng thời đợi hồi sinh trong một hình dạng mô phỏng. Theo một người bạn, suy nghĩ về cái chết tăng lên sau khi cha của Altman qua đời vào năm 2018. "Tôi chưa chuẩn bị cho việc mất cha khi còn trẻ và ước có nhiều thời gian hơn với ông ấy", Altman từng nói.
Tuy vậy theo ông, bất tử là "bức tranh biếm họa". Mục tiêu của ông chỉ là "đem đến cho con người thêm 10 năm khỏe mạnh và tràn đầy sức sống". Ông tập thể dục đều đặn, ăn chay thuần và ăn kiêng có kỷ luật. Trả lời The New Yorker năm 2016, mẹ của Altman cho biết con mình bị ám ảnh về nhiều căn bệnh khác nhau và thường xuyên lên Internet để tìm hiểu chúng.
Altman cũng ủng hộ một công ty nghiên cứu khả năng cho phép đàn ông thụ thai và sinh con, cũng như một công ty khác cung cấp sàng lọc phôi đa gene.
Với ông, tâm linh và khoa học song hành. Ông thích ngồi thiền, tin vấn đề tâm linh. "Nếu không có bản ngã, tôi nghĩ bạn sẽ nghĩ khác về ý nghĩa của cái chết", ông nói với nhà báo Laurie Segall trong podcast năm 2020.
Vài năm trước, một người bạn khác của Altman nói ông bắt đầu nhắc đến "ánh sáng của ý thức" - cụm từ mà những người theo chủ nghĩa lâu dài ở Thung lũng Silicon, như Elon Musk hay Jack Dorsey, theo đuổi. Nó bắt nguồn từ ý tưởng rằng loài người có thể bị tiêu diệt bởi bất kỳ mối đe dọa hiện hữu nào. Để ngăn chặn, họ cần đẩy mạnh chinh phục vũ trụ, phát triển công nghệ sinh học và AI thân thiện với con người.
Theo The New Yorker năm 2016, Altman nói mình luôn chuẩn bị cho những thứ sắp xảy ra. Ông tiết lộ "sở hữu một kho súng, vàng, kali iodua, thuốc kháng sinh, pin, nước, mặt nạ phòng độc từ Lực lượng Phòng vệ Israel" trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc vi rút tổng hợp gây chết người.
Đại dịch cũng khiến Altman lo sợ. Năm ngoái, ông cho biết trong vài tuần đầu tiên bị phong tỏa vì Covid-19, ông ở lì trong nhà, chỉ ra ngoài khi cần và khử trùng mọi thứ, đến nỗi một đối tác thốt lên rằng xung quanh Altman "có mùi như bể bơi".
Theo đuổi mọi thứ
Ngay từ trước khi được thế giới biết tới, Altman đã là nhân vật được quan tâm tại Thung lũng Silicon. Ông chơi cờ với tỷ phú Peter Thiel hay chủ trì đám cưới cho nhà đầu tư Keith Rabois.
Nhưng Altman cũng gây lo ngại về những thứ đang theo đuổi. Ông hiện là thành viên hội đồng quản trị của 7 công ty lớn, gồm một startup nghiên cứu về ma túy gây ảo giác và hai phòng thí nghiệm năng lượng hạt nhân. Nhà của ông ở San Francisco thường xuyên tổ chức các bữa tiệc lớn với chủ đề thảo luận trải dài từ nghiên cứu ung thư đến chiến tranh hạt nhân.
Năm 2016, ông chuyển 375 triệu USD cho công ty nhiệt hạch Helion để đẩy nhanh việc đưa sản phẩm ra thị trường. Năm 2019, Jeeshan Chowdhury, một bác sĩ đang tìm cách huy động vốn để thành lập công ty quản lý chất gây ảo giác cho các trung tâm cai nghiện với mục tiêu điều trị chứng nghiện. Altman sau đó gửi hàng triệu USD đến Chowdhury. Công ty Journey Colab được thành lập, dự kiến thử nghiệm lâm sàng sản phẩm mới cuối năm nay.
Theo nhà đầu tư mạo hiểm Vinod Khosla, Altman như "một mô hình học tập thu nhận lượng lớn dữ liệu để ra quyết định". Còn theo nhà phát triển công nghệ nổi tiếng Ric Burton, những gì Altman đang làm là một thế giới khác thường. "Đó là thế giới của Sam", Ric Burton nói. "Và tất cả chúng ta có thể đang một phần sống trong thế giới đó".
Khi còn là một thiếu niên, Sam Altman, sinh năm 1985 ở Missouri và có gốc Do Thái, đã mơ ước gia nhập Google. Điều này thôi thúc ông đăng ký vào Đại học Stanford - ngôi trường hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin từng theo học.
Một đêm, bạn cùng lớp là Blake Ross, sau này là đồng sáng lập Firefox, gõ cửa phòng Altman để xem bạn mình làm bài tập khoa học máy tính đến đâu. Khi đó, phần mềm chạy chương trình thông báo lỗi khiến Altman bối rối.
"30 phút sau, tôi ghé lần nữa. Nó như hiện trường vụ án", Ross kể với Business Insider. "Cậu ta đã vào trình biên dịch và gỡ tung chúng, màn hình dày đặc các đoạn code lập trình bậc thấp". Cuối cùng, Altman cũng tìm ra vấn đề, nhưng là lỗi trong bài tập của ông. Nhưng với Ross, sự mày mò đáng kinh ngạc đó đã gây ấn tượng mạnh.
Sebastian Thrun, cựu nhân viên Google từng làm việc tại phòng thí nghiệm AI của Stanford, cũng nhận xét tương tự khi tiếp xúc với Altman. "Cậu ấy luôn muốn hiểu mọi thứ ở mức độ rất sâu", Thrun nói.
Sam Altman. Ảnh: TNN
Tính cách khám phá tận cùng mọi thứ giúp Altman nhanh chóng thành công khi còn rất trẻ. Sang năm thứ hai tại Đại học Stanford, Altman bỏ học để phát triển phần mềm Loopt vào 2005. Mạng xã hội dựa trên vị trí này sau đó được bán cho một ngân hàng trực tuyến với giá 43 triệu USD - khoản tiền nhỏ và chỉ gấp đôi số vốn bỏ vào. Nhưng ngay cả khi thất bại, Altman vẫn được nhiều công ty khá săn đón.
Ông bắt đầu làm đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator năm 2011 và gia nhập một năm sau đó. Tháng 2/2014, ông được nhà đồng sáng lập Paul Graham bổ nhiệm làm chủ tịch ở tuổi 29. Hai năm sau, ông trở thành Chủ tịch YC Group, bao gồm Y Combinator và các tổ chức khác, đặt mục tiêu tài trợ 1.000 startup mỗi năm.
Năm 2015, Altman cùng 8 người, trong đó có Elon Musk, thành lập tổ chức phi lợi nhuận OpenAI. Ông định hình startup này là viên ngọc quý, nơi tạo công cụ cho phép mọi người làm việc thông minh và nhanh hơn. Đến 2019, Altman từ chức tại YC Group để tập trung vào OpenAI. Một năm sau, mô hình ngôn ngữ lớn GPT ra đời và các phiên bản nổi tiếng nhất là GPT-3.5 trên ChatGPT và mới nhất là GPT-4.
"Sợ chết"
Trong các truyện ngắn AI mà Altman yêu thích có Gentle Seduction (Sự quyến rũ dịu dàng), nói về tình yêu của người đàn ông tên Jack và một phụ nữ. Jack, chuyên gia công nghệ bị bệnh tim, kể với người yêu về tầm nhìn của anh: một tương lai trong đó công nghệ loại bỏ các vấn đề của loài người, kể cả cái chết. Người phụ nữ là một nhà nghiên cứu, ban đầu không tin câu chuyện nhưng vẫn làm theo những gì Jack nói. Cuối cùng, cô trở thành sinh vật bất tử tối cao, có khả năng đồng nhất với vũ trụ. Khi nhìn lại người yêu đã mất qua hàng thiên niên kỷ, cô nhận ra anh ta là kẻ chủ mưu đằng sau tất cả.
Trong Altman có một phần của Jack. CEO OpenAI tưởng tượng trong tương lai con người có thể khám phá những nơi xa nhất của vũ trụ. Ông muốn "trì hoãn cái chết". Ông thậm chí đã đặt hàng Nectome - công ty cho phép tải bộ não con người lên đám mây, đồng thời đợi hồi sinh trong một hình dạng mô phỏng. Theo một người bạn, suy nghĩ về cái chết tăng lên sau khi cha của Altman qua đời vào năm 2018. "Tôi chưa chuẩn bị cho việc mất cha khi còn trẻ và ước có nhiều thời gian hơn với ông ấy", Altman từng nói.
Tuy vậy theo ông, bất tử là "bức tranh biếm họa". Mục tiêu của ông chỉ là "đem đến cho con người thêm 10 năm khỏe mạnh và tràn đầy sức sống". Ông tập thể dục đều đặn, ăn chay thuần và ăn kiêng có kỷ luật. Trả lời The New Yorker năm 2016, mẹ của Altman cho biết con mình bị ám ảnh về nhiều căn bệnh khác nhau và thường xuyên lên Internet để tìm hiểu chúng.
Altman cũng ủng hộ một công ty nghiên cứu khả năng cho phép đàn ông thụ thai và sinh con, cũng như một công ty khác cung cấp sàng lọc phôi đa gene.
Với ông, tâm linh và khoa học song hành. Ông thích ngồi thiền, tin vấn đề tâm linh. "Nếu không có bản ngã, tôi nghĩ bạn sẽ nghĩ khác về ý nghĩa của cái chết", ông nói với nhà báo Laurie Segall trong podcast năm 2020.
Vài năm trước, một người bạn khác của Altman nói ông bắt đầu nhắc đến "ánh sáng của ý thức" - cụm từ mà những người theo chủ nghĩa lâu dài ở Thung lũng Silicon, như Elon Musk hay Jack Dorsey, theo đuổi. Nó bắt nguồn từ ý tưởng rằng loài người có thể bị tiêu diệt bởi bất kỳ mối đe dọa hiện hữu nào. Để ngăn chặn, họ cần đẩy mạnh chinh phục vũ trụ, phát triển công nghệ sinh học và AI thân thiện với con người.
Theo The New Yorker năm 2016, Altman nói mình luôn chuẩn bị cho những thứ sắp xảy ra. Ông tiết lộ "sở hữu một kho súng, vàng, kali iodua, thuốc kháng sinh, pin, nước, mặt nạ phòng độc từ Lực lượng Phòng vệ Israel" trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc vi rút tổng hợp gây chết người.
Đại dịch cũng khiến Altman lo sợ. Năm ngoái, ông cho biết trong vài tuần đầu tiên bị phong tỏa vì Covid-19, ông ở lì trong nhà, chỉ ra ngoài khi cần và khử trùng mọi thứ, đến nỗi một đối tác thốt lên rằng xung quanh Altman "có mùi như bể bơi".
Theo đuổi mọi thứ
Ngay từ trước khi được thế giới biết tới, Altman đã là nhân vật được quan tâm tại Thung lũng Silicon. Ông chơi cờ với tỷ phú Peter Thiel hay chủ trì đám cưới cho nhà đầu tư Keith Rabois.
Nhưng Altman cũng gây lo ngại về những thứ đang theo đuổi. Ông hiện là thành viên hội đồng quản trị của 7 công ty lớn, gồm một startup nghiên cứu về ma túy gây ảo giác và hai phòng thí nghiệm năng lượng hạt nhân. Nhà của ông ở San Francisco thường xuyên tổ chức các bữa tiệc lớn với chủ đề thảo luận trải dài từ nghiên cứu ung thư đến chiến tranh hạt nhân.
Năm 2016, ông chuyển 375 triệu USD cho công ty nhiệt hạch Helion để đẩy nhanh việc đưa sản phẩm ra thị trường. Năm 2019, Jeeshan Chowdhury, một bác sĩ đang tìm cách huy động vốn để thành lập công ty quản lý chất gây ảo giác cho các trung tâm cai nghiện với mục tiêu điều trị chứng nghiện. Altman sau đó gửi hàng triệu USD đến Chowdhury. Công ty Journey Colab được thành lập, dự kiến thử nghiệm lâm sàng sản phẩm mới cuối năm nay.
Theo nhà đầu tư mạo hiểm Vinod Khosla, Altman như "một mô hình học tập thu nhận lượng lớn dữ liệu để ra quyết định". Còn theo nhà phát triển công nghệ nổi tiếng Ric Burton, những gì Altman đang làm là một thế giới khác thường. "Đó là thế giới của Sam", Ric Burton nói. "Và tất cả chúng ta có thể đang một phần sống trong thế giới đó".