Sự phổ biến cùa công nghệ thúc đẩy nhiều người theo dõi nửa kia qua định vị với lý do an toàn, tạo sự bất ngờ, kiểm soát đối phương.
Lori Lyons, giáo viên tại một trường tư thục ở New Orleans (Mỹ), cho biết chồng bà, ông Marty Luquet, có thói quen không trả lời điện thoại khi ra ngoài. Khi đó, bà sẽ xác định vị trí của chồng thông qua ứng dụng Life360.
Luquet làm huấn luyện viên trưởng đội bóng chày cùng trường. Do không nghe điện, người cần liên lạc thường phải gọi qua vợ ông. "Tôi rất ngại trả lời điện thoại", ông nói. "Tôi cũng đôi khi xem vợ đang ở đâu qua Life360. Chúng tôi thấy thoải mái, nếu không có gì khuất tất, không có lý do gì để lo ngại".
Bà Lori Lyons thường theo dõi chồng qua ứng dụng Life360. Ảnh: WSJ
Khi công nghệ phát triển, có nhiều cách để các cặp vợ chồng hoặc những người yêu nhau theo dõi nhau. Bên cạnh phần mềm, người dùng có thể sử dụng thiết bị như Apple AirTag hay Samsung SmartTag.
Ken White, sống tại Los Angeles, muốn tạo bất ngờ cho vợ nhân kỷ niệm ngày cưới bằng một món quà trang sức. Tuy nhiên, do cả hai đã cài ứng dụng để biết vị trí của nhau, ông đành để toàn bộ iPhone, Apple Watch trong ôtô và đi bộ đến cửa hàng cách đó 1,6 km. "Tôi cảm thấy hồi hộp như làm chuyện gì đó mờ ám. Tôi đã phải bỏ hết các thiết bị điện tử quanh mình", ông nói.
Tuy nhiên, không phải lúc nào công nghệ định vị cũng hoạt động chính xác. Vài năm trước, Ronit Boyd đã phanh gấp trên đường cao tốc New Jersey giữa trưa khi phát hiện chồng mình đang ở một khách sạn tại ở Manhattan thông qua tính năng Find My trên iPhone. Bà nhanh chóng gọi điện cho chồng nhưng không có câu trả lời.
"Cảm xúc dâng trào và hoảng hốt. Tôi tự hỏi rằng anh ta làm gì trong khách sạn giữa ban ngày vậy. Nhiều suy nghĩ điên rồ lóe lên trong đầu", bà kể lại.
Chồng bà cho biết tính năng Find My có thể hoạt động không chuẩn. "Ban đầu tôi đã cười khi nghe cuộc gọi từ vợ, nhưng sau đó nhận ra cô ấy đang tức giận", ông nói. "Đến giờ, cả hai vẫn đùa nhau khi nhắc đến chuyện này".
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phát hiện ngoại tình nhờ định vị. Một phụ nữ giấu tên ở Atlanta phát hiện chồng mình lừa dối thông qua ứng dụng vị trí. Người chồng sau đó thừa nhận và cả hai đang tiến hành thủ tục ly hôn.
AirTag và ứng dụng Find My được sử dụng phổ biến để theo dõi người khác. Ảnh:Lưu Quý
Năm ngoái, Kashmir Hill, nhà báo công nghệ của New York Times, cũng đã thử theo dõi chồng bằng thiết bị định vị. Sau thử nghiệm, bà kết luận việc này "khá nhàm chán" những cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai người.
"Điều ngạc nhiên với tôi là cảm giác căng thẳng khi theo dõi và thấy tội lỗi về những điều anh ấy không biết, chẳng hạn một nhiếp ảnh gia đã theo đuôi anh ấy từ các chỉ dẫn của tôi. Thật nhẹ nhõm khi nó kết thúc", Hill nói.
Traci Ruble, chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình ở San Francisco, cho rằng sử dụng công nghệ để theo dõi bạn đời không phải điều tốt đẹp. "Có những sự riêng tư và sở thích mà một người không muốn người khác biết, kể cả bạn đời. Niềm đam mê đôi khi bắt nguồn từ sự mới lạ và khoảng cách".
Lori Lyons, giáo viên tại một trường tư thục ở New Orleans (Mỹ), cho biết chồng bà, ông Marty Luquet, có thói quen không trả lời điện thoại khi ra ngoài. Khi đó, bà sẽ xác định vị trí của chồng thông qua ứng dụng Life360.
Luquet làm huấn luyện viên trưởng đội bóng chày cùng trường. Do không nghe điện, người cần liên lạc thường phải gọi qua vợ ông. "Tôi rất ngại trả lời điện thoại", ông nói. "Tôi cũng đôi khi xem vợ đang ở đâu qua Life360. Chúng tôi thấy thoải mái, nếu không có gì khuất tất, không có lý do gì để lo ngại".
Bà Lori Lyons thường theo dõi chồng qua ứng dụng Life360. Ảnh: WSJ
Khi công nghệ phát triển, có nhiều cách để các cặp vợ chồng hoặc những người yêu nhau theo dõi nhau. Bên cạnh phần mềm, người dùng có thể sử dụng thiết bị như Apple AirTag hay Samsung SmartTag.
Ken White, sống tại Los Angeles, muốn tạo bất ngờ cho vợ nhân kỷ niệm ngày cưới bằng một món quà trang sức. Tuy nhiên, do cả hai đã cài ứng dụng để biết vị trí của nhau, ông đành để toàn bộ iPhone, Apple Watch trong ôtô và đi bộ đến cửa hàng cách đó 1,6 km. "Tôi cảm thấy hồi hộp như làm chuyện gì đó mờ ám. Tôi đã phải bỏ hết các thiết bị điện tử quanh mình", ông nói.
Tuy nhiên, không phải lúc nào công nghệ định vị cũng hoạt động chính xác. Vài năm trước, Ronit Boyd đã phanh gấp trên đường cao tốc New Jersey giữa trưa khi phát hiện chồng mình đang ở một khách sạn tại ở Manhattan thông qua tính năng Find My trên iPhone. Bà nhanh chóng gọi điện cho chồng nhưng không có câu trả lời.
"Cảm xúc dâng trào và hoảng hốt. Tôi tự hỏi rằng anh ta làm gì trong khách sạn giữa ban ngày vậy. Nhiều suy nghĩ điên rồ lóe lên trong đầu", bà kể lại.
Chồng bà cho biết tính năng Find My có thể hoạt động không chuẩn. "Ban đầu tôi đã cười khi nghe cuộc gọi từ vợ, nhưng sau đó nhận ra cô ấy đang tức giận", ông nói. "Đến giờ, cả hai vẫn đùa nhau khi nhắc đến chuyện này".
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phát hiện ngoại tình nhờ định vị. Một phụ nữ giấu tên ở Atlanta phát hiện chồng mình lừa dối thông qua ứng dụng vị trí. Người chồng sau đó thừa nhận và cả hai đang tiến hành thủ tục ly hôn.
AirTag và ứng dụng Find My được sử dụng phổ biến để theo dõi người khác. Ảnh:Lưu Quý
Năm ngoái, Kashmir Hill, nhà báo công nghệ của New York Times, cũng đã thử theo dõi chồng bằng thiết bị định vị. Sau thử nghiệm, bà kết luận việc này "khá nhàm chán" những cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cả hai người.
"Điều ngạc nhiên với tôi là cảm giác căng thẳng khi theo dõi và thấy tội lỗi về những điều anh ấy không biết, chẳng hạn một nhiếp ảnh gia đã theo đuôi anh ấy từ các chỉ dẫn của tôi. Thật nhẹ nhõm khi nó kết thúc", Hill nói.
Traci Ruble, chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình ở San Francisco, cho rằng sử dụng công nghệ để theo dõi bạn đời không phải điều tốt đẹp. "Có những sự riêng tư và sở thích mà một người không muốn người khác biết, kể cả bạn đời. Niềm đam mê đôi khi bắt nguồn từ sự mới lạ và khoảng cách".