Diệp Gia Huyên
Well-known member
Quý 1/2023 ghi nhận sự sụt giảm chung của thị trường điện thoại Đông Nam Á, theo Counterpoint Research.
Theo báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research (CR) công bố, lượng hàng điện thoại vận chuyển đến Đông Nam Á nói chung giảm 13% so với quý 1/2022, trong đó Việt Nam ghi nhận giảm hơn 30%, cao nhất trong số các nước được khảo sát gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Xếp sau Việt Nam, thị trường Malaysia giảm 29%, Philippines 10%, Indonesia 7% và Thái Lan 1%.
Dữ liệu do CR ghi nhận là doanh số xuất xưởng (xuất kho nhà máy chuyển tới hệ thống phân phối), không phải lượng máy bán ra tới tay người tiêu dùng cuối. Chuyên gia phân tích Glen Cardoza của CR nhận định: "Tâm lý tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn ở Việt Nam".
Tại Đông Nam Á, lạm phát nói chung đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, trực tiếp gây giảm nhu cầu mua sắm điện thoại mới. Một yếu tố khác là thời điểm quý 1 hằng năm thường khá ảm đạm do người có quyết định thay thiết bị hầu như đã chọn mua trong giai đoạn cuối năm trước, thời điểm kích cầu với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá.
Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu GfK cho thấy doanh số điện thoại của Việt Nam chưa đạt 2,5 triệu máy bán ra trong 2 tháng đầu năm 2023, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022 (đạt 3,5 triệu chiếc).
Trước đó, đại diện một hệ thống bán lẻ xác nhận thị trường điện thoại Việt Nam nói chung, smartphone nói riêng bắt đầu kỳ kinh doanh ảm đạm bất thường khi kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến nay, trong khi thường chỉ chững lại vào cuối quý 1, kéo dài trong quý 2.
Phân khúc điện thoại cao cấp ít bị ảnh hưởng nhất, trong khi nhóm máy tầm trung và giá rẻ đang chịu tác động nặng nề từ tình hình kinh tế khi tập khách hàng của phân khúc này buộc phải thắt chặt chi tiêu. Samsung tiếp tục là hãng điện thoại có doanh số tốt nhất, chiếm 21% thị phần trong tay, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Oppo (20%), Vivo (14%), Xiaomi (14%), Realme (12%) và Apple (7%).
Trong thị trường ảm đạm chung, Apple trở thành "điểm sáng" tại Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam, là hãng duy nhất có doanh số tăng trưởng (18%). Các thương hiệu còn lại đều ghi nhận mức giảm từ 5% tới 26%.
Theo báo cáo do công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research (CR) công bố, lượng hàng điện thoại vận chuyển đến Đông Nam Á nói chung giảm 13% so với quý 1/2022, trong đó Việt Nam ghi nhận giảm hơn 30%, cao nhất trong số các nước được khảo sát gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Xếp sau Việt Nam, thị trường Malaysia giảm 29%, Philippines 10%, Indonesia 7% và Thái Lan 1%.
Dữ liệu do CR ghi nhận là doanh số xuất xưởng (xuất kho nhà máy chuyển tới hệ thống phân phối), không phải lượng máy bán ra tới tay người tiêu dùng cuối. Chuyên gia phân tích Glen Cardoza của CR nhận định: "Tâm lý tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn ở Việt Nam".
Tại Đông Nam Á, lạm phát nói chung đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, trực tiếp gây giảm nhu cầu mua sắm điện thoại mới. Một yếu tố khác là thời điểm quý 1 hằng năm thường khá ảm đạm do người có quyết định thay thiết bị hầu như đã chọn mua trong giai đoạn cuối năm trước, thời điểm kích cầu với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá.
Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu GfK cho thấy doanh số điện thoại của Việt Nam chưa đạt 2,5 triệu máy bán ra trong 2 tháng đầu năm 2023, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022 (đạt 3,5 triệu chiếc).
Trước đó, đại diện một hệ thống bán lẻ xác nhận thị trường điện thoại Việt Nam nói chung, smartphone nói riêng bắt đầu kỳ kinh doanh ảm đạm bất thường khi kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến nay, trong khi thường chỉ chững lại vào cuối quý 1, kéo dài trong quý 2.
Phân khúc điện thoại cao cấp ít bị ảnh hưởng nhất, trong khi nhóm máy tầm trung và giá rẻ đang chịu tác động nặng nề từ tình hình kinh tế khi tập khách hàng của phân khúc này buộc phải thắt chặt chi tiêu. Samsung tiếp tục là hãng điện thoại có doanh số tốt nhất, chiếm 21% thị phần trong tay, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Oppo (20%), Vivo (14%), Xiaomi (14%), Realme (12%) và Apple (7%).
Trong thị trường ảm đạm chung, Apple trở thành "điểm sáng" tại Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam, là hãng duy nhất có doanh số tăng trưởng (18%). Các thương hiệu còn lại đều ghi nhận mức giảm từ 5% tới 26%.