tramnguyen
Well-known member
Theo CNN, nhu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng vô tình để lộ những giới hạn của chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
Báo cáo thường niên của Microsoft nhấn mạnh sự thiếu hụt chip kéo dài là một yếu tố rủi ro đối với các nhà đầu tư. Công ty cho biết sẽ tiếp tục xác định và đánh giá cơ hội để mở rộng các địa điểm trung tâm dữ liệu và tăng công suất máy chủ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ AI. Các trung tâm dữ liệu của Microsoft phụ thuộc vào phần đất được cấp phép xây dựng, năng lượng, nguồn cung cấp mạng và máy chủ, bao gồm GPU và các thành phần khác.
Theo các nhà phân tích trong ngành, cuộc khủng hoảng chip gây ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp lớn và nhỏ, khiến ngành AI có thể không tạo được bước tiến lớn trong ít nhất một năm hoặc hơn nữa. Vấn đề thiếu hụt ảnh hưởng đến công ty đang xây dựng các sản phẩm và công cụ AI, đồng thời tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp và người dùng cuối, những người hy vọng sẽ áp dụng công nghệ này cho mục đích riêng của họ.
Nvidia là công ty được hưởng lợi từ cơn sốt AI, các chuyên gia kỳ vọng doanh thu Nvidia trong các quý tới sẽ vượt xa doanh thu của hai đối thủ Intel và AMD cộng lại
Chụp màn hình
Vào buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 16.5 qua, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết càng ít người sử dụng ChatGPT càng tốt vì chatbot đang gặp khó trong việc đáp ứng yêu cầu mà người dùng đưa ra do thiếu GPU. Tuy nhiên, người đại diện của OpenAI cam kết công ty vẫn đảm bảo đủ dung lượng cho người dùng.
Vấn đề này khiến nhiều người liên tưởng đến tình trạng thiếu hụt trong thời kỳ đại dịch khiến những người đam mê chơi game phải trả giá cao cho thiết bị và card đồ họa máy tính. Vào thời điểm đó, sự chậm trễ trong sản xuất, thiếu lao động, gián đoạn vận chuyển toàn cầu và nhu cầu cạnh tranh liên tục từ các công ty khai thác tiền số khiến nguồn cung GPU trở nên khan hiếm.
Phó chủ tịch cấp cao công ty dịch vụ Moody Raj Joshi cho biết không ai có thể mô hình hóa nhu cầu về chip sẽ tăng nhanh ra sao và đạt đến mức độ nào. Trong khi đó, Giám đốc điều hành AMD Lisa Su nói có rất nhiều khách hàng quan tâm đến các giải pháp AI nhưng công ty còn nhiều việc phải làm. AMD dự kiến sẽ ra mắt chip AI vào cuối năm nay để cạnh tranh với Nvidia.
Vào năm ngoái, Mỹ thông qua đạo luật Chips và Khoa học để tài trợ hàng tỉ USD cho ngành công nghiệp chip trong nước cũng như cho nghiên cứu và phát triển chip, nhưng những khoản đầu tư đó không nhắm mục tiêu cụ thể vào việc thúc đẩy sản xuất GPU.
Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt chip dự kiến sẽ giảm bớt khi có nhiều nhà sản xuất hơn và các đối thủ cạnh tranh của Nvidia mở rộng dịch vụ, tuy nhiên, điều này có thể mất tới 2 - 3 năm.
Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp AI d-Matrix Sid Sheth cho biết, các công ty có thể sử dụng mô hình AI nhỏ, dễ đào tạo và ít tính toán hơn, hoặc phát triển cách tính toán mới để không phụ thuộc quá nhiều vào CPU và GPU truyền thống.
Báo cáo thường niên của Microsoft nhấn mạnh sự thiếu hụt chip kéo dài là một yếu tố rủi ro đối với các nhà đầu tư. Công ty cho biết sẽ tiếp tục xác định và đánh giá cơ hội để mở rộng các địa điểm trung tâm dữ liệu và tăng công suất máy chủ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ AI. Các trung tâm dữ liệu của Microsoft phụ thuộc vào phần đất được cấp phép xây dựng, năng lượng, nguồn cung cấp mạng và máy chủ, bao gồm GPU và các thành phần khác.
Theo các nhà phân tích trong ngành, cuộc khủng hoảng chip gây ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp lớn và nhỏ, khiến ngành AI có thể không tạo được bước tiến lớn trong ít nhất một năm hoặc hơn nữa. Vấn đề thiếu hụt ảnh hưởng đến công ty đang xây dựng các sản phẩm và công cụ AI, đồng thời tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp và người dùng cuối, những người hy vọng sẽ áp dụng công nghệ này cho mục đích riêng của họ.
Nvidia là công ty được hưởng lợi từ cơn sốt AI, các chuyên gia kỳ vọng doanh thu Nvidia trong các quý tới sẽ vượt xa doanh thu của hai đối thủ Intel và AMD cộng lại
Chụp màn hình
Vào buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 16.5 qua, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết càng ít người sử dụng ChatGPT càng tốt vì chatbot đang gặp khó trong việc đáp ứng yêu cầu mà người dùng đưa ra do thiếu GPU. Tuy nhiên, người đại diện của OpenAI cam kết công ty vẫn đảm bảo đủ dung lượng cho người dùng.
Vấn đề này khiến nhiều người liên tưởng đến tình trạng thiếu hụt trong thời kỳ đại dịch khiến những người đam mê chơi game phải trả giá cao cho thiết bị và card đồ họa máy tính. Vào thời điểm đó, sự chậm trễ trong sản xuất, thiếu lao động, gián đoạn vận chuyển toàn cầu và nhu cầu cạnh tranh liên tục từ các công ty khai thác tiền số khiến nguồn cung GPU trở nên khan hiếm.
Phó chủ tịch cấp cao công ty dịch vụ Moody Raj Joshi cho biết không ai có thể mô hình hóa nhu cầu về chip sẽ tăng nhanh ra sao và đạt đến mức độ nào. Trong khi đó, Giám đốc điều hành AMD Lisa Su nói có rất nhiều khách hàng quan tâm đến các giải pháp AI nhưng công ty còn nhiều việc phải làm. AMD dự kiến sẽ ra mắt chip AI vào cuối năm nay để cạnh tranh với Nvidia.
Vào năm ngoái, Mỹ thông qua đạo luật Chips và Khoa học để tài trợ hàng tỉ USD cho ngành công nghiệp chip trong nước cũng như cho nghiên cứu và phát triển chip, nhưng những khoản đầu tư đó không nhắm mục tiêu cụ thể vào việc thúc đẩy sản xuất GPU.
Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt chip dự kiến sẽ giảm bớt khi có nhiều nhà sản xuất hơn và các đối thủ cạnh tranh của Nvidia mở rộng dịch vụ, tuy nhiên, điều này có thể mất tới 2 - 3 năm.
Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp AI d-Matrix Sid Sheth cho biết, các công ty có thể sử dụng mô hình AI nhỏ, dễ đào tạo và ít tính toán hơn, hoặc phát triển cách tính toán mới để không phụ thuộc quá nhiều vào CPU và GPU truyền thống.