Thịt cá lau kiếng có độc không? Những lưu ý khi ăn cá lau kiếng

Ngọc Vàng

Well-known member
Cá lau kiếng có vẻ ngoài kỳ lạ với lớp da cứng, sần sùi, được nhiều người dùng để làm thức ăn. Tuy vậy, thịt cá lau kiếng có độc không, cần lưu ý gì khi ăn cá lau kiếng?
Xem nhanh


Gần đây, thông tin về việc sử dụng thịt cá lau kiếng chế biến thành món ăn xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề "Thịt cá lau kiếng có độc không?". Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1Cá lau kiếng là cá gì?
Cá lau kiếng (cá lau kính) còn được gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, là một loài cá nhiệt đới phổ biến trong các bể thủy sinh. Tên khoa học của loại cá này là Hypostomus plecostomus, mang vẻ ngoài đặc trưng với thân hình nâu sẫm, da sần sùi và chiếc miệng to như bát.
Loài cá này nổi tiếng với khả năng "dọn dẹp" bể thủy sinh hiệu quả nhờ chủ yếu ăn rong rêu, tảo và chất nhớt bám trên bề mặt thực vật hoặc đáy bể, cá lau kiếng góp phần duy trì môi trường nước trong sạch và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật có hại.
Kích thước của cá lau kiếng thường dao động từ 25 đến 30 cm, tuy nhiên một số loài lớn hơn có thể đạt đến 50 - 70 cm và nặng từ 1 đến 2 kg, thậm chí lên đến 7 kg đối với những con cá khổng lồ.
Được du nhập vào Việt Nam, cá lau kiếng nhanh chóng thích nghi với môi trường mới nhờ khả năng sinh sản nhanh và sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xếp loài cá này vào nhóm ngoại lai, cần có biện pháp kiểm soát để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái bản địa.
2Thịt cá lau kiếng có độc không?
Câu hỏi "Cá lau kiếng có độc không?" luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo chia sẻ của Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, hiện chưa có ghi nhận nào về trường hợp tử vong do ăn thịt cá lau kiếng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả các loài cá lau kiếng đều an toàn.
Họ cá lau kiếng (Loricariidae) là một họ cá da trơn lớn, bao gồm nhiều chi và loài khác nhau. Một số loài trong họ này có thể chứa nọc độc ở vây lưng và vây ngực, được sử dụng để tự vệ chống lại kẻ săn mồi. Nọc độc này được tiết ra bởi các mô tuyến dưới da và có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm khi bị cắn hoặc chích, bao gồm: Da sưng đỏ, phù nề, xuất huyết cục bộ và hoại tử mô, rối loạn chức năng cơ thể,...
Do sự đa dạng của các loài cá lau kiếng và nguy cơ tiềm ẩn từ nọc độc, việc ăn cá lau kiếng cần cẩn thận. Nên chọn mua cá lau kiếng tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chế biến kỹ lưỡng trước khi ăn.
 
Bên trên