Võ Xuân Trường
Well-known member
“Thổ địa” bật mí 5 tiệm bánh Trung thu lâu đời của người Hoa
TPHCM - Khu Chợ Lớn có những tiệm bánh Trung thu thủ công lâu đời của người Hoa được nhiều thực khách yêu thích mỗi mùa Tết trông Trăng.
Mỹ Thiên (32 tuổi) đang sống tại Quận 10 (TP.HCM), ghi lại những video chia sẻ hành trình khám phá những quán bánh Trung thu lâu đời của người Hoa trên kênh “Cholon Downtown”. Là người Hoa, chị Mỹ Thiên cho biết có nhiều quán bánh Trung thu gắn liền với tuổi thơ. Trong đó, có một số quán lâu đời chị phải hỏi thăm những người lớn tuổi ở Chợ Lớn mới được “mách cho”.
Cơ sở bánh Nam Việt
Cửa hàng bánh Nam Việt ở 22A Ngô Quyền (Phường 6, Quận 5) đã được mở trên 40 năm. Ông chủ tiệm bánh là người gốc Quảng Đông, có kinh nghiệm làm bánh từ khi lên 13. Theo lời chia sẻ của ông với chị Mỹ Thiên, cái tên Nam Việt nghĩa là “người Quảng Đông ở Việt Nam làm ăn”.
Ở tiệm bánh này, trên mỗi mặt bánh đều được in số thay vì tên cửa hàng. Các con số này là đại diện cho loại nhân của bánh Trung thu, thường chỉ có ở các lò bánh truyền thống.
Cơ sở bánh trung thu Quảng Nguyên Long
Tiệm bánh Quảng Nguyên Long ở 633/12/19 Hồng Bàng (Phường 6, Quận 6) là một trong những tiệm bánh Trung thu nức tiếng của Sài Gòn từ trước năm 1975.
Tiệm bánh có hơn 60 năm thâm niên. Ảnh: Tiệm bánh Quảng Nguyên Long
Bà chủ của tiệm hiện nay có bố là người Tiều (Triều Châu), mẹ người Quảng (Quảng Đông). Trải qua nhiều năm tháng, tiệm vẫn giữ được công thức gia truyền, đặt biệt bánh vẫn được nướng bằng lò than nên giữ trọn hương vị truyền thống. Ngoài ra, tiệm cũng là một trong số ít những nơi có bánh chao mang hương vị độc đáo.
Tiệm bánh Phương Diêm Thuận
Tiệm bánh này có tuổi đời gần 40 năm, ở địa chỉ 108 - 110 Phạm Phú Thứ (Phường 3, Quận 6) là của gia đình người Tiều họ Phương. Điều đặc biệt ở tiệm bánh này là cứ đến mùa Trung thu, tất cả con cái sẽ tụ họp về gia đình để bán bánh.
Bánh Trung thu của tiệm được nhiều người biết tới. Ảnh: Phương Diêm Thuận Bakery
Ở tiệm, vị bánh Trung thu lạ và được mọi người ưa thích nhất là nhân khóm dứa, khoai môn lá dứa hai màu,...Bánh của Phương Diêm Thuận được đánh giá vỏ mỏng, mềm, phần nhân rất mịn kèm trứng muối tươm dầu vàng ươm.
Cửa hàng Long Phụng
Long Phụng là tiệm bánh kẹo có tuổi đời hơn 30 năm, nằm ở 729 Nguyễn Trãi (Quận 5) gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ở Chợ Lớn. Đến dịp Trung thu, chủ tiệm làm bánh Trung thu để bán. Tuy nhiên, tiệm chỉ làm và bán duy nhất bánh nướng hình con heo, bên trong là các loại nhân và trứng.
Hình ảnh những chú heo con kế bên heo mẹ thể hiện tình thân gia đình ấm áp, cũng như mong ước về cuộc sống no đủ, sung túc. Những chiếc bánh hình con heo của tiệm rất đẹp và có hồn, với phần nhân đặc biệt thơm ngon.
Tiệm bánh Triệu Minh Hiệp
Rằm tháng 8, người Hoa gốc Triều Châu ở TP.HCM thường ăn những chiếc bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".
Lò bánh Triệu Minh Hiệp (123/23 Bình Tây, Quận 6) đến nay đã truyền qua 3 đời. Các công đoạn từ trộn, cán bột, làm nhân, tạo hình đều được làm thủ công. Bánh chỉ sử dụng trong vòng 10 ngày, ngon nhất là khi bánh mới ra lò còn nóng. Qua hàng chục năm, vỏ hộp tiệm sử dụng vẫn là vỏ giấy gấp tay, in màu sặc sỡ nhằm bảo quản được bánh nóng.
Bánh pía nhân đậu xanh và khoai môn. Ảnh: Tiệm bánh Triệu Minh Hiệp
Ngoài ra, chị Thiên Mỹ có chia sẻ thêm hai tiệm bánh pía lâu đời ít người biết. Đó là cửa hàng Lai Khâm Phong (ăn theo kiểu bánh nguội) và Bổn Lập Chay - tiệm bánh có tuổi đời lên đến 100 năm mà muốn ăn là phải đặt bánh trước.
TPHCM - Khu Chợ Lớn có những tiệm bánh Trung thu thủ công lâu đời của người Hoa được nhiều thực khách yêu thích mỗi mùa Tết trông Trăng.
Mỹ Thiên (32 tuổi) đang sống tại Quận 10 (TP.HCM), ghi lại những video chia sẻ hành trình khám phá những quán bánh Trung thu lâu đời của người Hoa trên kênh “Cholon Downtown”. Là người Hoa, chị Mỹ Thiên cho biết có nhiều quán bánh Trung thu gắn liền với tuổi thơ. Trong đó, có một số quán lâu đời chị phải hỏi thăm những người lớn tuổi ở Chợ Lớn mới được “mách cho”.
Cơ sở bánh Nam Việt
Cửa hàng bánh Nam Việt ở 22A Ngô Quyền (Phường 6, Quận 5) đã được mở trên 40 năm. Ông chủ tiệm bánh là người gốc Quảng Đông, có kinh nghiệm làm bánh từ khi lên 13. Theo lời chia sẻ của ông với chị Mỹ Thiên, cái tên Nam Việt nghĩa là “người Quảng Đông ở Việt Nam làm ăn”.
Ở tiệm bánh này, trên mỗi mặt bánh đều được in số thay vì tên cửa hàng. Các con số này là đại diện cho loại nhân của bánh Trung thu, thường chỉ có ở các lò bánh truyền thống.
Cơ sở bánh trung thu Quảng Nguyên Long
Tiệm bánh Quảng Nguyên Long ở 633/12/19 Hồng Bàng (Phường 6, Quận 6) là một trong những tiệm bánh Trung thu nức tiếng của Sài Gòn từ trước năm 1975.
Bà chủ của tiệm hiện nay có bố là người Tiều (Triều Châu), mẹ người Quảng (Quảng Đông). Trải qua nhiều năm tháng, tiệm vẫn giữ được công thức gia truyền, đặt biệt bánh vẫn được nướng bằng lò than nên giữ trọn hương vị truyền thống. Ngoài ra, tiệm cũng là một trong số ít những nơi có bánh chao mang hương vị độc đáo.
Tiệm bánh Phương Diêm Thuận
Tiệm bánh này có tuổi đời gần 40 năm, ở địa chỉ 108 - 110 Phạm Phú Thứ (Phường 3, Quận 6) là của gia đình người Tiều họ Phương. Điều đặc biệt ở tiệm bánh này là cứ đến mùa Trung thu, tất cả con cái sẽ tụ họp về gia đình để bán bánh.
Ở tiệm, vị bánh Trung thu lạ và được mọi người ưa thích nhất là nhân khóm dứa, khoai môn lá dứa hai màu,...Bánh của Phương Diêm Thuận được đánh giá vỏ mỏng, mềm, phần nhân rất mịn kèm trứng muối tươm dầu vàng ươm.
Cửa hàng Long Phụng
Long Phụng là tiệm bánh kẹo có tuổi đời hơn 30 năm, nằm ở 729 Nguyễn Trãi (Quận 5) gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ở Chợ Lớn. Đến dịp Trung thu, chủ tiệm làm bánh Trung thu để bán. Tuy nhiên, tiệm chỉ làm và bán duy nhất bánh nướng hình con heo, bên trong là các loại nhân và trứng.
Hình ảnh những chú heo con kế bên heo mẹ thể hiện tình thân gia đình ấm áp, cũng như mong ước về cuộc sống no đủ, sung túc. Những chiếc bánh hình con heo của tiệm rất đẹp và có hồn, với phần nhân đặc biệt thơm ngon.
Tiệm bánh Triệu Minh Hiệp
Rằm tháng 8, người Hoa gốc Triều Châu ở TP.HCM thường ăn những chiếc bánh pía vỏ giòn, nhân đậu xanh, khoai môn, trứng muối. "Pía" có gốc từ tiếng Triều Châu (phương ngữ vùng Triều Sán, Quảng Đông, Trung Quốc) nghĩa là "bánh".
Lò bánh Triệu Minh Hiệp (123/23 Bình Tây, Quận 6) đến nay đã truyền qua 3 đời. Các công đoạn từ trộn, cán bột, làm nhân, tạo hình đều được làm thủ công. Bánh chỉ sử dụng trong vòng 10 ngày, ngon nhất là khi bánh mới ra lò còn nóng. Qua hàng chục năm, vỏ hộp tiệm sử dụng vẫn là vỏ giấy gấp tay, in màu sặc sỡ nhằm bảo quản được bánh nóng.
Ngoài ra, chị Thiên Mỹ có chia sẻ thêm hai tiệm bánh pía lâu đời ít người biết. Đó là cửa hàng Lai Khâm Phong (ăn theo kiểu bánh nguội) và Bổn Lập Chay - tiệm bánh có tuổi đời lên đến 100 năm mà muốn ăn là phải đặt bánh trước.