Thời chưa có điều hòa, máy lạnh thì người xưa làm thế nào để "thoát" nóng?

Phuong Nam

Well-known member
Thời xưa không có máy lạnh, tổ tiên ta đã có những cách tránh nóng độc đáo mà chúng ta có thể áp dụng để giải quyết cái nóng Sài Gòn mùa này.

Sau khi tìm hiểu kỹ càng các tư liệu, chúng ta không thể không ngưỡng mộ sự thông thái của các vị tiền nhân. Trong suốt hàng ngàn năm, khi chưa có sự hỗ trợ của các thiết bị điều hòa, cộng đồng cổ đại vẫn có thể sống một cuộc sống bình an và dễ chịu. Có rất nhiều bí quyết giúp họ tránh được cái nóng gay gắt và hãy cùng điểm qua một số trong số đó.

Dựa vào tự nhiên
Ở thời kỳ phong kiến xưa, cha ông ta đã dựa vào thiên nhiên để tìm kiếm những nơi có nền nhiệt độ thấp, không khí lưu thông mát mẻ để tịnh dưỡng. Một trong số đó là các khu vực nằm bên dưới các tán cây lớn và nằm sát bờ sông. Thông thường đây là những nơi có mức nhiệt độ thấp hơn các vùng bị ánh nắng chiếu rọi vì khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá. Chính vì vậy mà nền nhiệt độ tại các khu vực bao phủ bởi cây xanh luôn thấp hơn.



Sát bên bờ sông và bên dưới những tán cây mát mẻ, luôn là những nơi được người ta lựa chọn làm địa điểm nghỉ mát

Sát bên bờ sông và bên dưới những tán cây mát mẻ, luôn là những nơi được người ta lựa chọn làm địa điểm nghỉ mát

Người dân thông thường cũng thường lựa chọn đi vào rừng dưới tán cây mát mẻ để tận hưởng không khí trong lành, câu cá, đi thuyền, tham quan cảnh đẹp hoặc ngâm thơ đối câu. Dựa vào kiến thức đó, chúng ta có thể tránh nóng và thoát khỏi sự oi bức ban ngày của Sài Gòn bằng cách tá túc vào những quán cà phê phủ đầy cây xanh hoặc các quán cà phê nằm ven sông để giảm oi bức.
Sử dụng chất liệu mát để "ngã lưng"
Vào thời xưa, các bậc vua chúa đã biết lợi dụng các "món quà" từ thiên nhiên để tạo sự mát mẻ, dễ chịu trong mùa nóng và giúp tránh nóng hiệu quả. Đá sẽ được mài nhẵn phần bề mặt để làm giường nằm trong khi gối sẽ được làm bằng ngọc mà lớp màn the bên ngoài luôn giúp tạo cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, để có được một chiếc giường đá và gối làm bằng ngọc hoặc cẩm thạch không phải ai cũng có được, điều này chỉ có trong các gia đình vua quan triều đình.



Thời cổ đại, việc sử dụng đá làm giường và gối bằng sứ, với lớp men sứ bên trong để tạo cảm giác mát mẻ

Thời cổ đại, việc sử dụng đá làm giường và gối bằng sứ, với lớp men sứ bên trong để tạo cảm giác mát mẻ

Nếu muốn thêm thoải mái, người ta còn có thể trải chiếu lên giường. Hàng trăm năm trước, các quý tộc trong cung thường sử dụng chiếu làm bằng ngà voi. Trong khi đó, người dân thì thường dùng lá cỏ lau hoặc tre trúc để dệt thành chiếu, đây là cách tiện nghi và dễ sử dụng. Thói quen này vẫn được duy trì cho tới ngày nay.

Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các loại chiếu làm bằng tre và trúc để lót nằm, giảm nhiệt tránh nóng

Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các loại chiếu làm bằng tre và trúc để lót nằm, giảm nhiệt tránh nóng

Thời nay, việc sử dụng giường bằng đá có vẻ đã không còn phổ biến và gối nằm bằng gốm dường như cũng đã không còn được sử dụng. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các loại chiếu làm bằng tre và trúc để lót nằm. Loại chiếu này cũng một phần nào đó giúp hạ một phần nhiệt độ lưng khi nằm, tạo sự mát mẻ và dễ chịu hơn đôi chút.
Sống trong lòng đất

Một trong những phương pháp để giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè được gọi là “đào sâu ba thước”. Bởi vì tầng nông ở dưới mặt đất có nhiệt độ tương đối ổn định, do đó có thể tạo ra không gian sống thuận tiện và tự nhiên. Chính vì vậy mà ông cha ta ngày xưa thường đào những đường hầm nhỏ, tạo các căn phòng trong chính khuôn viên nhà để làm nơi nghỉ ngơi.


Một trong những phương pháp để giữ ấm vào mùa đông và tránh nóng vào mùa hè được gọi là “đào sâu ba thước”

Một trong những phương pháp để giữ ấm vào mùa đông và tránh nóng vào mùa hè được gọi là “đào sâu ba thước”

Nếu như ngày xưa, tổ tiên của ta xây các đường hầm thông gió, các căn phòng dưới lòng đất để tìm sự không gian dễ chịu thì ông bà ta cũng đã xây dựng những đường hầm, địa đạo chằng chịt ở Củ Chi. Nhìn chung những địa đạo này sinh ra nhằm mục đích làm nơi trú ngụ cho lực lượng giải phóng và đánh du kích bất ngờ. Thế nhưng nó cũng giúp cho các chiến sĩ bảo vệ tổ quốc có một không gian sống và sinh hoạt thoải mái hơn.
Tu tâm dưỡng tính cũng giúp giảm nhiệt độ

Tâm trạng bình tĩnh và thanh thản có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Xét về mặt khoa học, phương Tây đã chứng minh rằng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, kiêu ngạo, xem thường, đố kỵ… có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngược lại, nếu giữ được tâm trạng bình thản, thì cơ thể sẽ tự nhiên cảm thấy mát mẻ.


Cảm xúc tiêu cực như tức giận, kiêu ngạo, xem thường, đố kỵ… có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể

Cảm xúc tiêu cực như tức giận, kiêu ngạo, xem thường, đố kỵ… có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể


Kết luận
Nhìn chung, cha ông, tổ tiên ta từ thời xa xưa đã có nhiều cách khác nhau để giúp giảm nhiệt độ và đối phó với thời tiết oi bức. Thế nhưng ở hiện tại, đặc biệt là giữa cái nóng của Sài Gòn hiện nay thì chỉ có hai cách đầu tiên là hữu dụng và dễ thực hiện nhất nếu như chúng ta không có máy lạnh hoặc các phương pháp giảm nhiệt độ hiện đại khác
 
Bên trên