TRUONGTRINH
Well-known member
(Tổ Quốc) - Trước đây khi lựa chọn thiết bị cho công việc, tôi luôn dùng MacBook thay cho iPad vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng giờ là năm 2023 và iPadOS đã trải qua nhiều sự thay đổi, tôi quyết định cho chiếc máy này 1 cơ hội lần nữa và để xem chúng tôi "hòa thuận" đến đâu.
Trước khi đi vào phân tích chiếc iPad Pro mới - tức phiên bản 2022 - đã làm được gì cho tôi, hãy để tôi giới thiệu "tiểu sử" bản thân sử dụng dòng máy tính bảng này của Apple trước đây.
Tôi đến với Apple bắt đầu từ năm 2015, khi quyết định chuyển từ laptop chạy Windows sang một chiếc MacBook Pro 2015. Việc "chuyển nhà" ban đầu cũng có phần hơi khó khăn, nhất là tôi phải từ bỏ việc chơi game, nhưng rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy khi tôi tập trung dùng nó cho công việc hơn. Sang năm 2018, tôi quyết định chuyển đổi chiếc Android phone của mình sang iPhone X và đây có lẽ là bước ngoặt khá lớn khi tôi bắt đầu nhận thấy sự cần thiết trong việc đồng bộ hoá mọi thứ và giúp cuộc sống đỡ phức tạp hơn khi dùng sản phẩm cùng hệ sinh thái khép kín.
Bản thân tôi là một người từng không thích hệ sinh thái khép kín của Apple, đó là thời mà tôi còn là cậu sinh viên với tâm hồn nổi loạn và thích vọc vạch mọi thứ của Windows lẫn Android. Nhưng bạn biết đấy, khi công việc ập tới và thời gian, hiệu suất công việc được tính từng chút một thì tôi bắt đầu hướng mắt sang Apple rồi dần nhận ra đây mới là hệ sinh thái giúp tôi hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
Chuyện gì đến cũng đã đến, từng nghĩ iPad là thiết bị không hề cần thiết, nhưng không hiểu sao trong một phút cao hứng, tôi đã chọn thêm một chiếc iPad Pro 11 inch (2020) với niềm tin mãnh liệt rằng combo hệ sinh thái Táo Khuyết sẽ giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn. Trong đầu tôi lúc đấy chỉ có 1 ý nghĩ: MacBook sẽ dùng khi ở văn phòng và iPad Pro sẽ phù hợp mỗi khi ra cafe hoặc đi công tác mà cần xử lý công việc nhanh gọn, không cần rườm rà.
Kết quả sau hơn 1 tháng cố gắng, chiếc iPad Pro 11 inch 2020 của tôi đã được cất vào tủ và chỉ hữu dụng mỗi khi đi máy bay du lịch hoặc … sang nhà người yêu để rủ xem Netflix. Lý do khi đó tôi rời bỏ ý nghĩ dùng iPad cho công việc rất nhiều: hệ điều hành chưa hỗ trợ nhiều cho công việc cá nhân, màn hình 11 inch vẫn chưa đủ, thao tác trên MacBook vẫn nhanh hơn…
Trải qua một thời gian dài, tôi chỉ tin dùng chiếc MacBook Pro của mình để xử lý công việc hàng ngày. Nhưng giờ đã là 2023 rồi và Apple có lẽ đã nâng cấp rất nhiều cho thiết bị của họ, về cả phần cứng lẫn phần mềm. Vậy nên tôi đã quyết định thử "sống chung" với chiếc iPad mới một lần nữa xem chúng tôi có thể hoà thuận với nhau trọn 1 tuần hay không.
Dù iPad Pro 12,9 inch phiên bản dùng chip Apple M2 này không có sự khác biệt về ngoại hình so với các đời trước đó, tuy nhiên tôi vẫn có chút phấn khích khi bắt đầu sử dụng nó, có lẽ là vì đã quá lâu không chạm vào iPad để xử lý công việc và hơn nữa, kích thước màn hình của nó lớn hơn phiên bản 11 inch trước kia của tôi.
Sức mạnh của con chip này là điều không cần phải bàn cãi nữa vì thực tế đã có rất nhiều reviewer lẫn người dùng trước đây đã xác thực việc này, thậm chí chiếc iPad Pro 2020 hay 2018 vẫn có thể dùng tốt đến thời điểm hiện tại. Với khả năng của con chip M2, tôi tin rằng chiếc iPad Pro này có thể chạy tốt trong vòng 3-4 năm tới, hoặc hơn.
Điểm đáng ghi nhận đầu tiên của chiếc iPad Pro 12,9 inch M2 này chính là việc nó trang bị màn hình Liquid Retina XDR cùng tấm nền mini-LED cho khả năng hiển thị vô cùng đẹp mắt. Là một người có sở thích chụp ảnh, việc đưa ảnh lên chiếc máy này để ngắm và hậu kỳ là một trải nghiệm rất "đã mắt" với riêng cá nhân tôi.
Độ sáng màn hình cũng là điều nên nhắc tới. Chiếc iPad Pro 12,9 inch M2 này có độ sáng XDR là 1000 nits và tăng lên tối đa 1600 nits khi xem nội dung HDR. Đây là con số rất khủng mà chưa có sản phẩm thương mại nào khác cạnh tranh được. So sánh với đối thủ gần nhất là Galaxy Tab S8 Ultra, chiếc tablet này của nhà Samsung chỉ đạt được tối đa 592 nits, tức chưa bằng ⅓ khi so với nhà Táo.
Một vài người nói với tôi rằng độ sáng màn hình quá cao thật sự không cần thiết, thậm chí là lãng phí. Có thể họ đúng, nếu như họ chỉ dùng trong phòng làm việc hoặc loanh quanh trong nhà. Nhưng với tôi, máy tính bảng được làm ra không phải mục đích chỉ nằm ở mỗi nơi đó, bởi "vùng đất" ấy đã có laptop hay máy tính bàn có thể gánh vác được tốt.
Máy tính bảng được tạo ra là để tăng tính cơ động và ta có thể mang nó đi khắp nơi, thậm chí là ngồi ngoài vỉa hè vừa nhâm nhi ly cafe sáng vừa kiểm tra công việc, bài vở như tôi đây. Chỉ có những lúc này, màn hình có độ sáng cao mới có thể giúp được tôi hoàn thành công việc một cách thoải mái mà không phải bận tâm chỉnh góc màn lên xuống sao cho đỡ chói.
Điều tôi mới nhận ra khi dùng chiếc iPad mới này chính là tính năng gom kích thước nội dung lại để hiển thị được nhiều thứ hơn (Settings > Display & Brightness > Display Zoom > More Space), nhờ vậy mà việc thao tác soạn thảo văn bản lên tool của cơ quan cũng dễ dàng hơn trước đây.
Gắn liền với việc soạn thảo nội dung nên 100% iPad này được tôi dùng kèm với Magic Keyboard. Về mặt thiết kế, phải nói rằng chiếc ốp kèm bàn phím này rất đẹp và khi phối với không gian làm việc tối giản của tôi lại càng hợp hơn. Cảm giác gõ phím cũng rất tốt, hành trình phím có độ travel vừa đủ và đặc biệt là tiếng tanh tách vang lên tạo cảm giác khá giống với khi tôi dùng MacBook.
Mượt mà là điều mà tôi muốn dành lời cho Trackpad của Magic Keyboard và nói không ngoa thì phần rê chuột của nhà Táo từ trước đến nay vẫn cho cảm giác sử dụng tốt nhất và đó cũng là một trong những lý do tôi chọn MacBook thay cho Windows laptop. Nhưng lạ thay, iPadOS lại chưa thật sự hoàn hảo và vẫn có một thứ khiến tôi chưa thật sự hài lòng: gesture không hỗ trợ giống với MacBook.
Cụ thể hơn nếu ở trên MacBook khi muốn chọn một cụm văn bản, tôi chỉ cần dùng 3 ngón tay chạm nhẹ vào Trackpad và sau đó vuốt chọn, nhưng với iPadOS, nó lại là chuyển sang cửa sổ tiếp theo. Điều này càng vô lý hơn khi iPad đều ứng xử tương tự với thao tác vuốt 4 ngón tay trên Trackpad! Tại sao không cho người dùng tuỳ chỉnh lại phần này mà thay vào đó lại để nhiều thao tác gán vào 1 gesture như vậy?
Dẫu biết rằng iPad vẫn phải có nét riêng của nó, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu muốn người dùng có được trải nghiệm trọn vẹn và xuyên suốt giữa các sản phẩm trong cùng hệ sinh thái, Apple nên khắc phục điểm này. Sẽ chẳng có ai muốn đang sở hữu song song 2 sản phẩm nhưng lại phải để ý thao tác nào đúng cho thiết bị nào, nó không khác gì bạn đang mở một lúc vừa 1 chiếc máy PC và 1 MacBook trên bàn và rồi lúc thì nhấn phím Windows, khi thì lại nhầm sang phím Cmd vậy.
Tất nhiên điều này chỉ trở nên quái gở khi bạn đang sở hữu và dùng chung cả 2 máy cùng lúc, còn nếu sở hữu 1 trong 2 món thì có lẽ chuyện nhầm lẫn gesture này cũng không đáng quan tâm lắm.
Nói như thế không có nghĩa tôi đánh giá thấp hoàn toàn khả năng xuyên suốt trong trải nghiệm hệ sinh thái của nhà Táo. Điểm đáng ghi nhận nhất ở lần quay lại sử dụng này chính là có thêm Universal Control, tính năng giúp tôi có thể biến iPad lẫn MacBook thành một "workstation" trên bàn làm việc của mình.
Ngoài soạn thảo văn bản, công việc của tôi còn bao gồm cả chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh. Với con chip M2, như tôi nói ở phần đầu bài, chẳng có gì làm khó được chiếc máy này, thậm chí là import và hậu kỳ ảnh RAW.
Điều đáng buồn duy nhất chính là ứng dụng Adobe Bridge vẫn chưa có mặt trên nền tảng iPadOS, vì vậy việc lọc hình ảnh có phần tốn thời gian nhiều hơn so với khi tôi dùng trên MacBook.
Có thể bạn không tin nhưng lý do lớn nhất tôi lên đời từ MacBook Pro 13 inch sang MacBook Pro 14 inch chính là khe thẻ nhớ SD. Vì tính chất công việc, tôi gắn liền với khe thẻ nhớ này mỗi ngày để đọc, xử lý ảnh và đưa vào bài viết rất nhiều. Trước đây tôi rất tiếc khi Apple loại bỏ khe này từ đời MacBook Pro 2016-2019, và phải luôn mang theo cổng hub chia. Nếu hôm nào quên mang hub, bạn sẽ hiểu hôm đó "khổ sở" thế nào.
Và thực tế, trong 1 tuần sử dụng iPad Pro này cho công việc, tôi lại phải làm quen lại với sự hiện diện của hub và đã có 1 buổi tôi để quên hub ở nhà… Rất may tôi vẫn có thể "chữa cháy" bằng cách chụp nhanh bằng iPhone rồi Airdrop sang iPad để đưa hình ảnh vào bài vở, hoặc kết nối wifi với máy ảnh để chuyển ảnh sang. Nhìn chung là tốn thêm chút thời gian để "thoả hiệp".
Tất nhiên, hub chỉ là vấn đề trải nghiệm của cá nhân tôi và tôi tin đa số người dùng iPad ở đây lại không cần quá quan trọng đến việc import và hậu kỳ ảnh mỗi ngày cho công việc. Nhưng, nếu có một điều ước, dù là viển vông, tôi mong rằng một ngày nào đó iPad Pro sẽ có thêm khe đọc thẻ nhớ SD để hành trang đi làm hay đi công tác của tôi được dễ dàng hơn.
Phục vụ công việc viết lách hay soạn thảo như tôi chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn khả năng mà iPad đáp ứng, thực tế mảng sáng tạo mới là "đất dụng võ" của thiết bị này khi Apple những năm gần đây đưa vào rất nhiều ứng dụng hỗ trợ, từ vẽ vời cho đến mới đây nhất là FreeForm kết hợp cùng Apple Pencil đã giúp ích được rất nhiều cho việc brainstorm ý tưởng cùng nhau.
FreeForm không chỉ đơn thuần là ứng dụng cho phép bạn vẽ vời các ý tưởng đang nảy ra trong đầu, nó còn là moodboard/storyboard/plan để mọi người trong nhóm có thể cùng nhau đóng góp ý tưởng, bằng cách "hoạ" vào chung thông qua các thiết bị khác nhau của nhà Táo như iPhone, iPad hay MacBook.
iPad Pro vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá, từ việc vẽ digital art cho đến dựng phim không chuyên và bán chuyên - vốn ngày càng được khá nhiều bạn trẻ ngày nay sử dụng. Tuy nhiên, bản thân tôi lại không thuộc lĩnh vực này nên xin phép không bàn tới, riêng phần vẽ digital art sẽ tìm ứng dụng dạy cho người khởi đầu trước để làm quen và có thêm phần chia sẻ với quý độc giả ở bài viết sau.
Sau 1 tuần "sống thử" cùng iPad Pro 12,9 inch M2, tôi nhận thấy dòng sản phẩm của Apple đang ngày càng trưởng thành hơn so với cách đây 3 năm mà tôi đã từng dùng. Màn hình kích thước lớn, độ sáng cao, chia không gian thoải mái cho đa tác vụ, bàn phím Magic Keyboard gõ "phê" và thậm chí là hậu kỳ ảnh chuyên nghiệp với Lightroom chính là những thứ mà tôi vô cùng hài lòng.
Cuối cùng không thể không nhắc đến Universal Control khi đây chính là tính năng sáng giá nhất giúp iPad series có thể hoạt động liền mạch trong hệ sinh thái và vượt mặt mọi đối thủ khác trên thị trường. Nếu như Airdrop dùng để chuyển file giữa các thiết bị hệ sinh thái Apple với nhau hay Sidecar để mở rộng màn hình máy Mac sang thiết bị iPad thì giờ đây Universal Control có lẽ là mảnh ghép cuối cùng giúp hoàn thiện hết sự kết nối này lại.
Theo tôi là có thể có, hoặc cũng có thể không, bởi nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng cá nhân. Đối với mục đích của tôi, iPad Pro thực tế chỉ còn thiếu một chút nữa là có thể thay thế được laptop.
Tôi mong rằng Apple vẫn sẽ tiếp tục cải thiện về mặt UI/UX hơn trong các phiên bản iPadOS tiếp theo, chẳng hạn như lọc ảnh từ thẻ nhớ dễ dàng hơn, bảng tính Google Sheets có thể xuống hàng trong cell thoải mái hơn, hay Trackpad trên Magic Keyboard cần hoạt động chung một ngôn ngữ với MacBook… Còn ở thời điểm hiện tại, tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng iPad Pro như là một thiết bị làm việc/giải trí cơ động mỗi khi cần ra ngoài cafe hay đi du lịch để tránh laptop lại lôi tôi vào guồng xoáy công việc và đánh mất những giây phút quây quần cùng gia đình và người thân.
Trước khi đi vào phân tích chiếc iPad Pro mới - tức phiên bản 2022 - đã làm được gì cho tôi, hãy để tôi giới thiệu "tiểu sử" bản thân sử dụng dòng máy tính bảng này của Apple trước đây.
Tôi đến với Apple bắt đầu từ năm 2015, khi quyết định chuyển từ laptop chạy Windows sang một chiếc MacBook Pro 2015. Việc "chuyển nhà" ban đầu cũng có phần hơi khó khăn, nhất là tôi phải từ bỏ việc chơi game, nhưng rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy khi tôi tập trung dùng nó cho công việc hơn. Sang năm 2018, tôi quyết định chuyển đổi chiếc Android phone của mình sang iPhone X và đây có lẽ là bước ngoặt khá lớn khi tôi bắt đầu nhận thấy sự cần thiết trong việc đồng bộ hoá mọi thứ và giúp cuộc sống đỡ phức tạp hơn khi dùng sản phẩm cùng hệ sinh thái khép kín.
Bản thân tôi là một người từng không thích hệ sinh thái khép kín của Apple, đó là thời mà tôi còn là cậu sinh viên với tâm hồn nổi loạn và thích vọc vạch mọi thứ của Windows lẫn Android. Nhưng bạn biết đấy, khi công việc ập tới và thời gian, hiệu suất công việc được tính từng chút một thì tôi bắt đầu hướng mắt sang Apple rồi dần nhận ra đây mới là hệ sinh thái giúp tôi hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
Chuyện gì đến cũng đã đến, từng nghĩ iPad là thiết bị không hề cần thiết, nhưng không hiểu sao trong một phút cao hứng, tôi đã chọn thêm một chiếc iPad Pro 11 inch (2020) với niềm tin mãnh liệt rằng combo hệ sinh thái Táo Khuyết sẽ giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn. Trong đầu tôi lúc đấy chỉ có 1 ý nghĩ: MacBook sẽ dùng khi ở văn phòng và iPad Pro sẽ phù hợp mỗi khi ra cafe hoặc đi công tác mà cần xử lý công việc nhanh gọn, không cần rườm rà.
Kết quả sau hơn 1 tháng cố gắng, chiếc iPad Pro 11 inch 2020 của tôi đã được cất vào tủ và chỉ hữu dụng mỗi khi đi máy bay du lịch hoặc … sang nhà người yêu để rủ xem Netflix. Lý do khi đó tôi rời bỏ ý nghĩ dùng iPad cho công việc rất nhiều: hệ điều hành chưa hỗ trợ nhiều cho công việc cá nhân, màn hình 11 inch vẫn chưa đủ, thao tác trên MacBook vẫn nhanh hơn…
Trải qua một thời gian dài, tôi chỉ tin dùng chiếc MacBook Pro của mình để xử lý công việc hàng ngày. Nhưng giờ đã là 2023 rồi và Apple có lẽ đã nâng cấp rất nhiều cho thiết bị của họ, về cả phần cứng lẫn phần mềm. Vậy nên tôi đã quyết định thử "sống chung" với chiếc iPad mới một lần nữa xem chúng tôi có thể hoà thuận với nhau trọn 1 tuần hay không.
Dù iPad Pro 12,9 inch phiên bản dùng chip Apple M2 này không có sự khác biệt về ngoại hình so với các đời trước đó, tuy nhiên tôi vẫn có chút phấn khích khi bắt đầu sử dụng nó, có lẽ là vì đã quá lâu không chạm vào iPad để xử lý công việc và hơn nữa, kích thước màn hình của nó lớn hơn phiên bản 11 inch trước kia của tôi.
Sức mạnh của con chip này là điều không cần phải bàn cãi nữa vì thực tế đã có rất nhiều reviewer lẫn người dùng trước đây đã xác thực việc này, thậm chí chiếc iPad Pro 2020 hay 2018 vẫn có thể dùng tốt đến thời điểm hiện tại. Với khả năng của con chip M2, tôi tin rằng chiếc iPad Pro này có thể chạy tốt trong vòng 3-4 năm tới, hoặc hơn.
Điểm đáng ghi nhận đầu tiên của chiếc iPad Pro 12,9 inch M2 này chính là việc nó trang bị màn hình Liquid Retina XDR cùng tấm nền mini-LED cho khả năng hiển thị vô cùng đẹp mắt. Là một người có sở thích chụp ảnh, việc đưa ảnh lên chiếc máy này để ngắm và hậu kỳ là một trải nghiệm rất "đã mắt" với riêng cá nhân tôi.
Độ sáng màn hình cũng là điều nên nhắc tới. Chiếc iPad Pro 12,9 inch M2 này có độ sáng XDR là 1000 nits và tăng lên tối đa 1600 nits khi xem nội dung HDR. Đây là con số rất khủng mà chưa có sản phẩm thương mại nào khác cạnh tranh được. So sánh với đối thủ gần nhất là Galaxy Tab S8 Ultra, chiếc tablet này của nhà Samsung chỉ đạt được tối đa 592 nits, tức chưa bằng ⅓ khi so với nhà Táo.
Một vài người nói với tôi rằng độ sáng màn hình quá cao thật sự không cần thiết, thậm chí là lãng phí. Có thể họ đúng, nếu như họ chỉ dùng trong phòng làm việc hoặc loanh quanh trong nhà. Nhưng với tôi, máy tính bảng được làm ra không phải mục đích chỉ nằm ở mỗi nơi đó, bởi "vùng đất" ấy đã có laptop hay máy tính bàn có thể gánh vác được tốt.
Máy tính bảng được tạo ra là để tăng tính cơ động và ta có thể mang nó đi khắp nơi, thậm chí là ngồi ngoài vỉa hè vừa nhâm nhi ly cafe sáng vừa kiểm tra công việc, bài vở như tôi đây. Chỉ có những lúc này, màn hình có độ sáng cao mới có thể giúp được tôi hoàn thành công việc một cách thoải mái mà không phải bận tâm chỉnh góc màn lên xuống sao cho đỡ chói.
Điều tôi mới nhận ra khi dùng chiếc iPad mới này chính là tính năng gom kích thước nội dung lại để hiển thị được nhiều thứ hơn (Settings > Display & Brightness > Display Zoom > More Space), nhờ vậy mà việc thao tác soạn thảo văn bản lên tool của cơ quan cũng dễ dàng hơn trước đây.
Gắn liền với việc soạn thảo nội dung nên 100% iPad này được tôi dùng kèm với Magic Keyboard. Về mặt thiết kế, phải nói rằng chiếc ốp kèm bàn phím này rất đẹp và khi phối với không gian làm việc tối giản của tôi lại càng hợp hơn. Cảm giác gõ phím cũng rất tốt, hành trình phím có độ travel vừa đủ và đặc biệt là tiếng tanh tách vang lên tạo cảm giác khá giống với khi tôi dùng MacBook.
Mượt mà là điều mà tôi muốn dành lời cho Trackpad của Magic Keyboard và nói không ngoa thì phần rê chuột của nhà Táo từ trước đến nay vẫn cho cảm giác sử dụng tốt nhất và đó cũng là một trong những lý do tôi chọn MacBook thay cho Windows laptop. Nhưng lạ thay, iPadOS lại chưa thật sự hoàn hảo và vẫn có một thứ khiến tôi chưa thật sự hài lòng: gesture không hỗ trợ giống với MacBook.
Cụ thể hơn nếu ở trên MacBook khi muốn chọn một cụm văn bản, tôi chỉ cần dùng 3 ngón tay chạm nhẹ vào Trackpad và sau đó vuốt chọn, nhưng với iPadOS, nó lại là chuyển sang cửa sổ tiếp theo. Điều này càng vô lý hơn khi iPad đều ứng xử tương tự với thao tác vuốt 4 ngón tay trên Trackpad! Tại sao không cho người dùng tuỳ chỉnh lại phần này mà thay vào đó lại để nhiều thao tác gán vào 1 gesture như vậy?
Dẫu biết rằng iPad vẫn phải có nét riêng của nó, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân của tôi, nếu muốn người dùng có được trải nghiệm trọn vẹn và xuyên suốt giữa các sản phẩm trong cùng hệ sinh thái, Apple nên khắc phục điểm này. Sẽ chẳng có ai muốn đang sở hữu song song 2 sản phẩm nhưng lại phải để ý thao tác nào đúng cho thiết bị nào, nó không khác gì bạn đang mở một lúc vừa 1 chiếc máy PC và 1 MacBook trên bàn và rồi lúc thì nhấn phím Windows, khi thì lại nhầm sang phím Cmd vậy.
Tất nhiên điều này chỉ trở nên quái gở khi bạn đang sở hữu và dùng chung cả 2 máy cùng lúc, còn nếu sở hữu 1 trong 2 món thì có lẽ chuyện nhầm lẫn gesture này cũng không đáng quan tâm lắm.
Nói như thế không có nghĩa tôi đánh giá thấp hoàn toàn khả năng xuyên suốt trong trải nghiệm hệ sinh thái của nhà Táo. Điểm đáng ghi nhận nhất ở lần quay lại sử dụng này chính là có thêm Universal Control, tính năng giúp tôi có thể biến iPad lẫn MacBook thành một "workstation" trên bàn làm việc của mình.
Ngoài soạn thảo văn bản, công việc của tôi còn bao gồm cả chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh. Với con chip M2, như tôi nói ở phần đầu bài, chẳng có gì làm khó được chiếc máy này, thậm chí là import và hậu kỳ ảnh RAW.
Điều đáng buồn duy nhất chính là ứng dụng Adobe Bridge vẫn chưa có mặt trên nền tảng iPadOS, vì vậy việc lọc hình ảnh có phần tốn thời gian nhiều hơn so với khi tôi dùng trên MacBook.
Có thể bạn không tin nhưng lý do lớn nhất tôi lên đời từ MacBook Pro 13 inch sang MacBook Pro 14 inch chính là khe thẻ nhớ SD. Vì tính chất công việc, tôi gắn liền với khe thẻ nhớ này mỗi ngày để đọc, xử lý ảnh và đưa vào bài viết rất nhiều. Trước đây tôi rất tiếc khi Apple loại bỏ khe này từ đời MacBook Pro 2016-2019, và phải luôn mang theo cổng hub chia. Nếu hôm nào quên mang hub, bạn sẽ hiểu hôm đó "khổ sở" thế nào.
Và thực tế, trong 1 tuần sử dụng iPad Pro này cho công việc, tôi lại phải làm quen lại với sự hiện diện của hub và đã có 1 buổi tôi để quên hub ở nhà… Rất may tôi vẫn có thể "chữa cháy" bằng cách chụp nhanh bằng iPhone rồi Airdrop sang iPad để đưa hình ảnh vào bài vở, hoặc kết nối wifi với máy ảnh để chuyển ảnh sang. Nhìn chung là tốn thêm chút thời gian để "thoả hiệp".
Tất nhiên, hub chỉ là vấn đề trải nghiệm của cá nhân tôi và tôi tin đa số người dùng iPad ở đây lại không cần quá quan trọng đến việc import và hậu kỳ ảnh mỗi ngày cho công việc. Nhưng, nếu có một điều ước, dù là viển vông, tôi mong rằng một ngày nào đó iPad Pro sẽ có thêm khe đọc thẻ nhớ SD để hành trang đi làm hay đi công tác của tôi được dễ dàng hơn.
Phục vụ công việc viết lách hay soạn thảo như tôi chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn khả năng mà iPad đáp ứng, thực tế mảng sáng tạo mới là "đất dụng võ" của thiết bị này khi Apple những năm gần đây đưa vào rất nhiều ứng dụng hỗ trợ, từ vẽ vời cho đến mới đây nhất là FreeForm kết hợp cùng Apple Pencil đã giúp ích được rất nhiều cho việc brainstorm ý tưởng cùng nhau.
FreeForm không chỉ đơn thuần là ứng dụng cho phép bạn vẽ vời các ý tưởng đang nảy ra trong đầu, nó còn là moodboard/storyboard/plan để mọi người trong nhóm có thể cùng nhau đóng góp ý tưởng, bằng cách "hoạ" vào chung thông qua các thiết bị khác nhau của nhà Táo như iPhone, iPad hay MacBook.
iPad Pro vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá, từ việc vẽ digital art cho đến dựng phim không chuyên và bán chuyên - vốn ngày càng được khá nhiều bạn trẻ ngày nay sử dụng. Tuy nhiên, bản thân tôi lại không thuộc lĩnh vực này nên xin phép không bàn tới, riêng phần vẽ digital art sẽ tìm ứng dụng dạy cho người khởi đầu trước để làm quen và có thêm phần chia sẻ với quý độc giả ở bài viết sau.
Sau 1 tuần "sống thử" cùng iPad Pro 12,9 inch M2, tôi nhận thấy dòng sản phẩm của Apple đang ngày càng trưởng thành hơn so với cách đây 3 năm mà tôi đã từng dùng. Màn hình kích thước lớn, độ sáng cao, chia không gian thoải mái cho đa tác vụ, bàn phím Magic Keyboard gõ "phê" và thậm chí là hậu kỳ ảnh chuyên nghiệp với Lightroom chính là những thứ mà tôi vô cùng hài lòng.
Cuối cùng không thể không nhắc đến Universal Control khi đây chính là tính năng sáng giá nhất giúp iPad series có thể hoạt động liền mạch trong hệ sinh thái và vượt mặt mọi đối thủ khác trên thị trường. Nếu như Airdrop dùng để chuyển file giữa các thiết bị hệ sinh thái Apple với nhau hay Sidecar để mở rộng màn hình máy Mac sang thiết bị iPad thì giờ đây Universal Control có lẽ là mảnh ghép cuối cùng giúp hoàn thiện hết sự kết nối này lại.
Theo tôi là có thể có, hoặc cũng có thể không, bởi nó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng cá nhân. Đối với mục đích của tôi, iPad Pro thực tế chỉ còn thiếu một chút nữa là có thể thay thế được laptop.
Tôi mong rằng Apple vẫn sẽ tiếp tục cải thiện về mặt UI/UX hơn trong các phiên bản iPadOS tiếp theo, chẳng hạn như lọc ảnh từ thẻ nhớ dễ dàng hơn, bảng tính Google Sheets có thể xuống hàng trong cell thoải mái hơn, hay Trackpad trên Magic Keyboard cần hoạt động chung một ngôn ngữ với MacBook… Còn ở thời điểm hiện tại, tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng iPad Pro như là một thiết bị làm việc/giải trí cơ động mỗi khi cần ra ngoài cafe hay đi du lịch để tránh laptop lại lôi tôi vào guồng xoáy công việc và đánh mất những giây phút quây quần cùng gia đình và người thân.