0707171758
NGUYỄN THANH VÂN
Hạt mít được coi là có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngăn ngừa ung thư và tốt cho hệ tiêu hoá.
Mít là loại trái cây được ưa chuộng vào mùa hè với hương vị thơm ngọt. Trong quả mít, hạt mít thường bị bỏ đi và được coi là "vô ích" nhưng đây lại là phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món bổ dưỡng. Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít có thể gây xì hơi nhiều hơn, khiến bạn khó chịu trong một vài trường hợp.
1. Giá trị dinh dưỡng của hạt mít
So với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao.
Một khẩu phần hạt mít 28 gam có chứa:
- Calo: 53
- Tinh bột: 11 gam
- Đạm: 2 gam
- Chất béo: 0 gam
- Chất xơ: 0,5 gam
- Riboflavin: 8% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI)
- Thiamine: 7% RDI
- Magiê: 5% RDI
- Phốt pho: 4% RDI
Hạt mít cũng chứa hàm lượng cao hai loại vitamin B là thiamine và riboflavin. Cả hai đều giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn, cũng như thực hiện các chức năng quan trọng khác.
2. Những lợi ích sức khỏe của hạt mít
Theo y học cổ truyền, hạt mít có tác dụng bổ trung, ích khí và gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Theo các nghiên cứu hiện đại, hạt mít có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
2.1. Tác dụng kháng khuẩn
Trong y học cổ truyền, hạt mít đôi khi được sử dụng để làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Một nghiên cứu cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi các hạt nhỏ hoạt động như chất kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn thông thường, chẳng hạn như E. coli.
2.2. Có đặc tính phòng ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho rằng hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này được cho là do hàm lượng cao của các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa trong hạt mít, cụ thể là các chất flavonoid, saponin và phenolics.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hợp chất thực vật trong hạt mít có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí sửa chữa tổn thương DNA.
Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây cho thấy chiết xuất hạt mít làm giảm 61% sự hình thành mạch máu ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để điều tra xem hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người hay không.
2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ giúp bình thường hóa nhu động ruột bằng cách bổ sung số lượng lớn vào phân của bạn, làm cho chúng mềm hơn và tăng tần suất, phòng ngừa tình trạng táo bón.
Hơn nữa, chất xơ được coi là prebiotic, có thể giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột. Những vi khuẩn đường ruột có lợi này giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và chức năng miễn dịch.
Đặc biệt, chất xơ còn có thể chống lại bệnh viêm ruột và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
2.4. Hỗ trợ giảm mức cholesterol
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol do hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Nồng độ cholesterol LDL (có hại) tăng cao có liên quan đến huyết áp cao, bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con ăn nhiều hạt mít đã giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi), so với những con chuột ăn ít hạt mít hơn.
3. Hạt mít có gây ra tác dụng phụ không?
Hạt mít mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng vẫn có những tác dụng phụ mà mọi người nên lưu ý:
- Hạt mít có thể gây tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với một số loại thuốc. Do đó, những người đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nên thận trọng khi ăn hạt mít.
Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid.
- Hạt mít sống có chứa chất kháng dinh dưỡng mạnh được gọi là tannin và chất ức chế trypsin. Những chất này có thể cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiệt làm bất hoạt các chất phản dinh dưỡng này nên mọi người có thể luộc hoặc rang hạt mít khi ăn để đảm bảo an toàn.
4. Cách bổ sung hạt mít vào chế độ ăn uống
Hạt mít có thể chế biến nhiều cách, đơn giản nhất là luộc và rang. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến khác như:
- Nghiền thành bột để sử dụng làm bánh hoặc nấu ăn.
- Nấu chín sau đó trộn cùng một số loại salad
- Thêm vào sinh tố
Mít là loại trái cây được ưa chuộng vào mùa hè với hương vị thơm ngọt. Trong quả mít, hạt mít thường bị bỏ đi và được coi là "vô ích" nhưng đây lại là phần chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món bổ dưỡng. Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít có thể gây xì hơi nhiều hơn, khiến bạn khó chịu trong một vài trường hợp.
1. Giá trị dinh dưỡng của hạt mít
So với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao.
Một khẩu phần hạt mít 28 gam có chứa:
- Calo: 53
- Tinh bột: 11 gam
- Đạm: 2 gam
- Chất béo: 0 gam
- Chất xơ: 0,5 gam
- Riboflavin: 8% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI)
- Thiamine: 7% RDI
- Magiê: 5% RDI
- Phốt pho: 4% RDI
Hạt mít cũng chứa hàm lượng cao hai loại vitamin B là thiamine và riboflavin. Cả hai đều giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn, cũng như thực hiện các chức năng quan trọng khác.
2. Những lợi ích sức khỏe của hạt mít
Theo y học cổ truyền, hạt mít có tác dụng bổ trung, ích khí và gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Theo các nghiên cứu hiện đại, hạt mít có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
2.1. Tác dụng kháng khuẩn
Trong y học cổ truyền, hạt mít đôi khi được sử dụng để làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Một nghiên cứu cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi các hạt nhỏ hoạt động như chất kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn thông thường, chẳng hạn như E. coli.
2.2. Có đặc tính phòng ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho rằng hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này được cho là do hàm lượng cao của các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa trong hạt mít, cụ thể là các chất flavonoid, saponin và phenolics.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hợp chất thực vật trong hạt mít có thể giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí sửa chữa tổn thương DNA.
Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây cho thấy chiết xuất hạt mít làm giảm 61% sự hình thành mạch máu ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để điều tra xem hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người hay không.
2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ giúp bình thường hóa nhu động ruột bằng cách bổ sung số lượng lớn vào phân của bạn, làm cho chúng mềm hơn và tăng tần suất, phòng ngừa tình trạng táo bón.
Hơn nữa, chất xơ được coi là prebiotic, có thể giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột. Những vi khuẩn đường ruột có lợi này giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và chức năng miễn dịch.
Đặc biệt, chất xơ còn có thể chống lại bệnh viêm ruột và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
2.4. Hỗ trợ giảm mức cholesterol
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol do hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Nồng độ cholesterol LDL (có hại) tăng cao có liên quan đến huyết áp cao, bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con ăn nhiều hạt mít đã giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi), so với những con chuột ăn ít hạt mít hơn.
3. Hạt mít có gây ra tác dụng phụ không?
Hạt mít mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng vẫn có những tác dụng phụ mà mọi người nên lưu ý:
- Hạt mít có thể gây tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với một số loại thuốc. Do đó, những người đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nên thận trọng khi ăn hạt mít.
Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid.
- Hạt mít sống có chứa chất kháng dinh dưỡng mạnh được gọi là tannin và chất ức chế trypsin. Những chất này có thể cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiệt làm bất hoạt các chất phản dinh dưỡng này nên mọi người có thể luộc hoặc rang hạt mít khi ăn để đảm bảo an toàn.
4. Cách bổ sung hạt mít vào chế độ ăn uống
Hạt mít có thể chế biến nhiều cách, đơn giản nhất là luộc và rang. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến khác như:
- Nghiền thành bột để sử dụng làm bánh hoặc nấu ăn.
- Nấu chín sau đó trộn cùng một số loại salad
- Thêm vào sinh tố