linh_449
Linh Linhh
1Tìm hiểu về bông bần
Tìm hiểu về bông bần
Cây bần vốn được biết đến là một loài thân gỗ, thường mọc nhiều ở vùng ven biển và ven sông miền Tây Nam Bộ, đặc biệt có khả năng chống sạt lở cũng như giữ đất phù sa, Ngoài ra lá và quả bần còn thường được sử dụng để cầm máu, giảm sưng, trị bong gân.
Bên cạnh đó, đúng như câu nói dân gian ‘Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm’, cây bần có vẻ ngoài không mấy thu hút, ấn tượng. Đồng thời, cây bần thường sẽ trổ hoa, ra trái vào khoảng giữa hạ, tầm tháng 3 - tháng 6 âm lịch.
Trong đó, hoa bần là loài lưỡng tính, có cả nhị lẫn nhụy trên hoa và hay chớm nở vào nửa đêm. Ngoài ra, sau khi nhị hoa đã nở bung ra, người dân thường chỉ thu hoạch phần nhị và trái bần để làm món ăn, còn lại nhụy hoa sẽ được chừa lại để thụ phấn cho trái lớn, đồng thời nếu để lẫn sẽ khiến món gỏi bị chát, không còn ngon nữa.
2Món gỏi bông bần trứ danh
Món gỏi bông bần trứ danh
Ngoài rau răm, bắp chuối, bắp cải,... người dân miền Tây ở các vùng như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng thường sẽ dùng thịt gà, tôm, thịt bò, tai heo, tép,... để trộn gỏi cùng với hoa bần. Cụ thể, sau khi hoa bần đã tách nhụy, hoa sẽ được đem trộn cùng thịt và các loại nguyên liệu khác như chanh, đường, nước mắm, ớt tươi, đậu phộng…
Đặc biệt, nhờ có hương vị ngọt nhẹ, chua thanh, thơm mùi hạt phấn còn đọng trên bông bần cùng cái mọng nước, giòn giòn, béo nhẹ của đậu phộng và thoang thoảng hương rơm rạ trong tép, món gỏi bông bần sẽ chinh phục cả được những thực khách khó tính nhất và dễ khiến bạn cảm thấy nhớ nhung khi chỉ mới thử lần đầu.
Bên cạnh đó, nếu muốn thêm sự đậm đà cho món ăn, bạn có thể ăn nhị hoa bần cùng với nước sốt được làm từ giấm, đường, nước mắm,... Tuy nhiên, do gỏi bông bần thường có vị chát đặc trưng và khó để lấy được số lượng lớn nhụy hoa, người dân hay chỉ dùng gỏi để ăn kèm với các món khác như tép bạc xào thịt bò, tai heo khìa nước dừa,...
Cây bần vốn được biết đến là một loài thân gỗ, thường mọc nhiều ở vùng ven biển và ven sông miền Tây Nam Bộ, đặc biệt có khả năng chống sạt lở cũng như giữ đất phù sa, Ngoài ra lá và quả bần còn thường được sử dụng để cầm máu, giảm sưng, trị bong gân.
Bên cạnh đó, đúng như câu nói dân gian ‘Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm’, cây bần có vẻ ngoài không mấy thu hút, ấn tượng. Đồng thời, cây bần thường sẽ trổ hoa, ra trái vào khoảng giữa hạ, tầm tháng 3 - tháng 6 âm lịch.
Trong đó, hoa bần là loài lưỡng tính, có cả nhị lẫn nhụy trên hoa và hay chớm nở vào nửa đêm. Ngoài ra, sau khi nhị hoa đã nở bung ra, người dân thường chỉ thu hoạch phần nhị và trái bần để làm món ăn, còn lại nhụy hoa sẽ được chừa lại để thụ phấn cho trái lớn, đồng thời nếu để lẫn sẽ khiến món gỏi bị chát, không còn ngon nữa.
2Món gỏi bông bần trứ danh
Ngoài rau răm, bắp chuối, bắp cải,... người dân miền Tây ở các vùng như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng thường sẽ dùng thịt gà, tôm, thịt bò, tai heo, tép,... để trộn gỏi cùng với hoa bần. Cụ thể, sau khi hoa bần đã tách nhụy, hoa sẽ được đem trộn cùng thịt và các loại nguyên liệu khác như chanh, đường, nước mắm, ớt tươi, đậu phộng…
Đặc biệt, nhờ có hương vị ngọt nhẹ, chua thanh, thơm mùi hạt phấn còn đọng trên bông bần cùng cái mọng nước, giòn giòn, béo nhẹ của đậu phộng và thoang thoảng hương rơm rạ trong tép, món gỏi bông bần sẽ chinh phục cả được những thực khách khó tính nhất và dễ khiến bạn cảm thấy nhớ nhung khi chỉ mới thử lần đầu.
Bên cạnh đó, nếu muốn thêm sự đậm đà cho món ăn, bạn có thể ăn nhị hoa bần cùng với nước sốt được làm từ giấm, đường, nước mắm,... Tuy nhiên, do gỏi bông bần thường có vị chát đặc trưng và khó để lấy được số lượng lớn nhụy hoa, người dân hay chỉ dùng gỏi để ăn kèm với các món khác như tép bạc xào thịt bò, tai heo khìa nước dừa,...