Thử nghiệm thiết lập mạng mesh với TP-Link Archer AX55 và EasyMesh

toringuyen0509

Well-known member
Thử nghiệm thiết lập mạng mesh với TP-Link Archer AX55 và EasyMesh


Vừa qua mình có nhu cầu đổi tại nhà nên tìm hiểu và cuối cùng quyết định đến với nhân tiện cũng chia sẻ với anh em trải nghiệm sử dụng. Mình đặt mua trên sàn Tiki với giá 1.7 triệu đồng, lần nâng cấp này mình cần 3 sản phẩm với tổng chi phí hơn 5 triệu đồng. Vậy với khoảng 5 triệu đồng cho mạng tại nhà, mình sẽ nhận được những gì?

thu-nghiem-tp-link-archer-ax55-wi-fi-6-easymesh-tinhte-19.jpg


Đầu tiên, lý do vì sao mình lại muốn nâng cấp mesh? Trước khi đặt mua Archer AX55, khoảng 4 - 5 năm trở lại đây nhà mình cũng sử dụng mạng mesh rồi, sản phẩm cụ thể là Tenda nova MW5s. Thời điểm mình mua nova MW5s là khoảng hơn 3 triệu đồng cho bộ 3 node, thiết lập đơn giản nhưng bắt buộc sử dụng app trên smartphone. Ban đầu mesh cho trải nghiệm khá ổn, mạng nhanh, chuyển vùng ngọt nhưng về sau (cũng có thể 1 phần do mình cập nhật firmware mới) thì cảm giác tốc độ không còn như xưa, đặc biệt rất khó chịu khi roaming rất tệ. Nhà mình có 1 trệt 2 lầu, và mỗi lần mình cầm điện thoại di chuyển từ lầu 2 xuống lầu 1 hoặc xuống trệt thì đều phải thực hiện thao tác: tắt rồi mở lại để máy kết nối đúng với node gần nhất. Mặc dù hiển thị thì cột sóng Wi-Fi trên smartphone có khoảng 2 nấc nhưng gần như không thể tải được dữ liệu, đọc truyện hay lướt web rất chán còn game thì không thể chơi. Mình thử nhiều cách, từ thiết lập lại (reset), chuyển vị trí, đến đổi cả nhiều mẫu điện thoại khác đều bị tương tự. Mình đã phải chịu tình trạng đó trong khoảng gần 2 năm trước khi quyết định thay toàn bộ hệ thống mesh.

thu-nghiem-tp-link-archer-ax55-wi-fi-6-easymesh-tinhte-20.jpg


Trước khi chọn mua mình đã tham khảo thông tin, ban đầu còn định chuyển sang thương hiệu mesh khác bán theo bộ, tuy nhiên điểm hạn chế là khi cần mở rộng bắt buộc phải mua cùng loại. Mò mẫm 1 hồi mình thấy, rồi tìm được TP-Link và coi qua các mẫu thì lấy Archer AX55. Chọn AX55 vì sản phẩm hỗ trợ Wi-Fi 6 mới, hỗ trợ EasyMesh (bằng firmware mới cập nhật), 4 antenna (sóng chắc sẽ tốt hơn nova MW5s chỉ có antenna ẩn). Thêm lý do để mình lựa router AX3000 là vì đang sử dụng gói Internet Meta của FPT Telecom, tốc độ tới 1 Gbps, mạng nhanh, băng thông lớn cho thoải mái.


Ngoài Archer AX55 thì TP-Link có mẫu Archer AX53, gần như tương tự, chỉ thiếu cổng USB 3.0 mà thôi. Anh em không có nhu cầu chia sẻ file trong mạng nội bộ cho các máy thì có thể chọn AX53 để tiết kiệm hơn. Mình thì có sử dụng NAS với 1 số ổ cứng dung lượng lớn, chứa nhạc để phát nghe trong nhà cho vui nên Archer AX55 là vừa đẹp.

thu-nghiem-tp-link-archer-ax55-wi-fi-6-easymesh-tinhte-1.jpg


Không có gì nhiều để nói về phần đóng gói của sản phẩm. Vỏ hộp bằng carton, tông xanh đen, trên đó trưng bày tất cả những điểm mạnh kèm theo hình ảnh sản phẩm. Archer AX55 là router 2 băng tần, công nghệ Wi-Fi 6, tổng tốc độ 3000 Mbps, hỗ trợ bảo mật WPA3. Anh em thấy góc phải hộp có logo OneMesh, đây là công nghệ của TP-Link phát triển, cho phép thiết lập mạng mesh với các thiết bị của TP-Link mà không cần giống nhau (ví dụ như kết hợp router và repeater OneMesh cũng thành mạng mesh được). Tuy vậy, firmware mới nhất của AX55 đã mang EasyMesh đến với sản phẩm này.

thu-nghiem-tp-link-archer-ax55-wi-fi-6-easymesh-tinhte-2.jpg


EasyMesh về cơ bản nó cũng tương tự như OneMesh, tuy nhiên đây là chứng nhận do Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đưa ra, cho phép thiết lập mạng mesh dễ dàng hơn với nhiều loại access point (AP) khác nhau. EasyMesh sử dụng 1 tiêu chuẩn chung, từ đó người dùng có thể linh hoạt lựa chọn thiết bị từ nhiều nhà sản xuất để tạo mạng mesh, chỉ cần chúng có chứng nhận là đủ. Điều này cực kỳ tiện cho anh em trong việc nâng cấp hoặc mở rộng về sau, khi tích trữ đủ hầu bao thì có thể mua router “xịn” hơn để làm node chính, các thiết bị hiện tại trở thành node phụ.
 
Bên trên