Thu phí tham quan: Cần xoá bỏ chênh lệch giá vé giữa khách Tây - khách ta

Võ Xuân Trường

Well-known member
Thu phí tham quan: Cần xoá bỏ chênh lệch giá vé giữa khách Tây - khách ta

Tại Châu Âu cũng như Châu Á, tôi nhận thấy hầu hết di tích, danh thắng, bảo tàng… đều áp dụng một giá vé, không phân biệt người địa phương hay nước ngoài.
Thu phí tham quan: Cần xoá bỏ chênh lệch giá vé giữa khách Tây - khách ta



Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích đầu tiên áp dụng vé điện tử, cổng soát vé tự động. Ảnh: Phạm Huyền


https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1

Khi vào thăm ngôi chùa Phật Vàng (Bangkok, Thái Lan), mọi du khách đều phải mua vé tham quan giá 40 baht (tương đương 25.000 đồng). Tại Tử Cấm Thành (TP Bắc Kinh, Trung Quốc), trừ trẻ em và người già có các ưu đãi riêng ra, giá vé vào cửa áp dụng chung cho cả khách trong nước và nước ngoài là 40 hoặc 60 nhân dân tệ tùy mùa cao điểm hoặc thấp điểm (tương đương 130.000 đồng hoặc gần 200.000 đồng).
Hay như tại Tháp truyền hình Berlin (Đức), giá vé vào tháp là 16,50 euro/lượt (xấp xỉ 420.000 đồng) áp dụng cho mọi du khách là người lớn.
Thế nhưng, quay lại Việt Nam, tôi thấy rằng tại một số địa phương vẫn còn có sự phân biệt khách Tây - khách ta, khi áp dụng mức lệ phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh với mức tiền vé chênh lệch khác nhau.
Ở một số nơi mức vé chênh nhau không quá lớn, khi chỉ là một vào chục nghìn đồng/vé; nhưng cũng có không ít nơi giá chênh nhau quá nhiều, lên tới cả trăm nghìn đồng giữa khách nội địa và khách nước ngoài.
Có thể kể tới một số nơi ở nước ta vẫn còn áp dụng mức giá vé như vậy là: tại di tích Địa Đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, TP HCM), trong khi khách trong nước có giá vé vào cổng là 35.000 đồng/lượt với người lớn, còn khách nước ngoài phải trả 125.000 đồng/lượt.
Tại phố cổ Hội An, giá vé cho khách trong nước là: 80.000 đồng/người, với khách nước ngoài là: 120.000 đồng/người. Giá vé Thánh địa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho khách trong nước là: 100.000 đồng/người, và khách nước ngoài là: 150.000 đồng/người…
Trước đây một số nơi cũng quy định giá vé vào cửa theo kiểu khách Tây - khách ta, như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn (Hà Nội); Đại Nội (Huế)… Thế nhưng những năm gần đây các điểm đến này đều áp dụng chung một mức giá vé dành cho cả khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm đến thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước mỗi ngày. Ảnh: Phương Anh
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm du lịch thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước mỗi ngày. Ảnh: Phương Anh
Vẫn biết rằng thu nhập của người nước ngoài thường cao, họ lại sống ở những nước phát triển, đồng tiền có giá trị… Nên việc họ bỏ ra nhiều hơn vài chục nghìn, cho tới cả trăm nghìn đồng để mua vé là điều bình thường.
Thế nhưng, áp dụng hình thức vé tham quan theo kiểu… phân biệt Tây - ta như vậy sẽ khiến du khách nước ngoài không vui. Nếu không muốn nói vấn đề này còn có thể là một trong rất nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển của ngành du lịch nước nhà.
Chẳng nói đâu xa, một cậu bạn tôi tên Luzt Schneider, người Đức từng thắc mắc về vấn đề này khi năm 2022 tới thăm Địa đạo Củ Chi. Cậu bạn tôi bảo: “Thật không công bằng khi vé tham quan có sự phân biệt giữa người Việt nam và người nước ngoài. Phải chăng người nước ngoài giàu hơn…?
Cứ cho là người nước ngoài giàu hơn đi, nhưng giả sử ở Đức có áp dụng giá vé cho người nước ngoài cao hơn người địa phương, thì liệu người Việt nói riêng và nhiều khách nước ngoài nói chung có hài lòng hay không? Nhất là khi giá vé thường khá cao, từ hàng chục cho tới mấy chục euro một vé…”.
Thiết nghĩ tại cần sớm tiến tới xoá bỏ hẳn vé tham quan theo kiểu giá khách Tây - khách ta , để đưa về một mức phí chung cho cả người địa phương và khách nước ngoài. Làm như vậy không chỉ được nhiều hơn mất, mà còn tạo sự thông thoáng, thuận lợi hơn cho ngành du lịch nước nhà phát triển…
 
Bên trên