Nguyễn Mai
Well-known member
Cây đu đủ được trồng trên khắp cả nước ta và các bộ phận của cây từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh trên người là có hiệu quả chữa bệnh.
Cây đu đủ (Carica papaya Linn) được trồng khắp cả nước, đặc biệt trồng nhiều ở trung du và bán trung địa và các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng.
1. Đu đủ làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Lá cây đu đủ: Được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Chất carpain từ lá đu đủ còn tác dụng làm chậm nhịp tim, có trường hợp còn sử dụng để thay thế digitalis làm thuốc trợ tim.
Chất mủ trắng của đu đủ: Có chứa một loại enzyme gọi là "papain" có khả năng thủy giải protein và nó được sử dụng để làm mềm thịt, làm chất khử trùng để băng vết thương, dùng trong trường hợp khó tiêu, nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ung thư. Papain còn có tác dụng trung hòa một số độc tố và toxalbumin.
Nước hãm từ rễ: Đã được sử dụng theo truyền thống trong điều trị các bệnh hoa liễu, bệnh trĩ và bệnh mụn cóc. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.
Hạt đu đủ: Cũng cho thấy có khả năng kháng khuẩn mạnh.
Hoa đu đủ đực: Tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Lá đu đủ đực có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
2. Lá và hoa đu đủ đực có chữa ung thư?
Có thể thấy theo kinh nghiệm dân gian, đu đủ là một loại thực phẩm đồng thời là một dược liệu đa chức năng. Tuy nhiên, theo các tài liệu ghi nhận trước đây đều không đề cập đến tác dụng điều trị ung thư của lá và hoa đu đủ đực.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều thông tin cho rằng lá và hoa đu đủ, đặc biệt là hoa đu đủ được xem là một 'thần dược' có tác dụng chữa nhiều loại ung thư khác nhau.
Để tìm căn cứ khoa học hiện đại giải thích lời đồn về tác dụng kháng ung thư của hoa đu đủ đực, tác giả đã tra cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm các đề tài, bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước về lá và hoa đu đủ đực, đặc biệt hoa của cây đu đủ đực.
Hoa đu đủ đực chưa được chứng minh có tác dụng chữa ung thư.
Kết quả cho thấy, hầu như các nghiên cứu về ung thư trên hai bộ phận này đều là các thử nghiệm in vitro (nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) trên các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy bên ngoài cơ thể sống, chưa có nhiều nghiên cứu trên cơ thể động vật (trừ một báo cáo nghiên cứu trên chuột từ nhóm nghiên cứu tại Hà Tĩnh) và đặc biệt không thấy các nghiên cứu trên người (nghiên cứu lâm sàng).
Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy, lá đu đủ có tác dụng ức chế trung bình trên một số dòng tế bào ung thư nuôi cấy in vitro và đều kiến nghị cần phải có những nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định.
Về liều sử dụng, với các chứng cứ khoa học hiện có, chưa đủ cơ sở khoa học hiện đại trong việc sử dụng lá và hoa đu đủ đực trong phòng và điều trị ung thư.
Cây đu đủ (Carica papaya Linn) được trồng khắp cả nước, đặc biệt trồng nhiều ở trung du và bán trung địa và các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng.
1. Đu đủ làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Lá cây đu đủ: Được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán. Chất carpain từ lá đu đủ còn tác dụng làm chậm nhịp tim, có trường hợp còn sử dụng để thay thế digitalis làm thuốc trợ tim.
Chất mủ trắng của đu đủ: Có chứa một loại enzyme gọi là "papain" có khả năng thủy giải protein và nó được sử dụng để làm mềm thịt, làm chất khử trùng để băng vết thương, dùng trong trường hợp khó tiêu, nấm ngoài da, bệnh vẩy nến và ung thư. Papain còn có tác dụng trung hòa một số độc tố và toxalbumin.
Nước hãm từ rễ: Đã được sử dụng theo truyền thống trong điều trị các bệnh hoa liễu, bệnh trĩ và bệnh mụn cóc. Rễ đu đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết, bệnh sỏi thận. Có người dùng rễ đu đủ làm chế giả nhân sâm vì rễ đu đủ giống hình người, uống cũng thấy đói, ăn ngon cơm.
Hạt đu đủ: Cũng cho thấy có khả năng kháng khuẩn mạnh.
Hoa đu đủ đực: Tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Lá đu đủ đực có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
2. Lá và hoa đu đủ đực có chữa ung thư?
Có thể thấy theo kinh nghiệm dân gian, đu đủ là một loại thực phẩm đồng thời là một dược liệu đa chức năng. Tuy nhiên, theo các tài liệu ghi nhận trước đây đều không đề cập đến tác dụng điều trị ung thư của lá và hoa đu đủ đực.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều thông tin cho rằng lá và hoa đu đủ, đặc biệt là hoa đu đủ được xem là một 'thần dược' có tác dụng chữa nhiều loại ung thư khác nhau.
Để tìm căn cứ khoa học hiện đại giải thích lời đồn về tác dụng kháng ung thư của hoa đu đủ đực, tác giả đã tra cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm các đề tài, bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước về lá và hoa đu đủ đực, đặc biệt hoa của cây đu đủ đực.
Hoa đu đủ đực chưa được chứng minh có tác dụng chữa ung thư.
Kết quả cho thấy, hầu như các nghiên cứu về ung thư trên hai bộ phận này đều là các thử nghiệm in vitro (nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) trên các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy bên ngoài cơ thể sống, chưa có nhiều nghiên cứu trên cơ thể động vật (trừ một báo cáo nghiên cứu trên chuột từ nhóm nghiên cứu tại Hà Tĩnh) và đặc biệt không thấy các nghiên cứu trên người (nghiên cứu lâm sàng).
Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy, lá đu đủ có tác dụng ức chế trung bình trên một số dòng tế bào ung thư nuôi cấy in vitro và đều kiến nghị cần phải có những nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định.
Về liều sử dụng, với các chứng cứ khoa học hiện có, chưa đủ cơ sở khoa học hiện đại trong việc sử dụng lá và hoa đu đủ đực trong phòng và điều trị ung thư.
- Hiện nay độc tính của lá và hoa đu đủ chưa được đánh giá đầy đủ, do đó có thể sử dụng chúng như một loại trà uống thông thường. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng theo liều thông thường khoảng 4-12 g/ngày trong một khoảng thời gian nhất định (không uống thay nước). - Các trường hợp đặc biệt như trẻ em, phụ nữ có thai và người bị loét dạ dày cần thận trọng khi sử dụng. - Một điều quan trọng cần chú ý khác là khi sử dụng cho mục đích điều trị hay hỗ trợ điều trị bệnh thì đều cần phải hỏi ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền để được dùng đúng cách, an toàn... |