Thanh Tuấn
Well-known member
SKĐS - Bánh cuốn (bánh mướt) là món ăn dân dã từ bột gạo có mặt ở hầu khắp mọi vùng miền từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, nếu ai đã được ăn bánh cuốn Cao Bằng chắc hẳn sẽ không thể quên được hương vị quen mà lạ, rất đặc trưng của món bánh cuốn nổi tiếng này.
1. Bánh cuốn Cao Bằng, món ăn dân dã mang nét đặc trưng
Nếu ai đã đến thăm non nước Cao Bằng hẳn sẽ nhớ đến ẩm thực của vùng đất này, những món ăn được chế biến từ chính sản vật địa phương với hương vị đặc trưng làm hài lòng thực khách.
Khi đến Cao Bằng, du khách thường được thưởng thức một số món ăn nổi tiếng như phở chua, bánh áp chao, xôi trám, lạp xưởng hun khói, thịt khô, vịt quay,... Một trong những món ăn dân dã được nhiều người dân địa phương cũng như du khách yêu thích là món bánh cuốn.
Bánh cuốn ở Cao Bằng quen thuộc tới nỗi ra đường bất cứ giờ nào trong ngày đều bắt gặp món đặc sản này được bày bán tại các quán trên phố lớn hay trong các khu phố nhỏ. Nhiều hơn cả là vào buổi sáng - đây là một món quà sáng dễ ăn, phù hợp với nhiều người, từ trẻ em, người lớn cho đến người già.
Bánh cuốn Cao Bằng là một trong những món ăn dân dã được nhiều người yêu thích.
Bánh cuốn Cao Bằng có hương vị rất riêng, cách làm và cách thưởng thức cũng nhẹ nhàng, bình dị gần gũi với cuộc sống của người dân miền núi. Thay vì ăn cùng nước mắm pha kiểu truyền thống, người dân Cao Bằng đã sáng tạo món bánh cuốn ăn cùng nước canh ninh xương hấp dẫn.
Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng giống như bánh cuốn (bánh mướt) ở những nơi khác. Nguyên liệu chính của món bánh cuốn thường là bột gạo. Tuy nhiên, món bánh cuốn Cao Bằng gây ấn tượng đó là nhờ chất lượng loại gạo nơi đây. Việc chọn loại gạo để làm bánh góp phần quan trọng tạo nên chất lượng cho món ăn dân dã này. Do đặc thù địa hình và thời tiết, hạt gạo tẻ đặc sản Cao Bằng dẻo ngon, thơm bùi, sau khi ngâm xay thành bột mịn, có độ sánh, dẻo vừa đủ tạo nên những chiếc bánh cuốn trắng, mịn, có mùi thơm đặc trưng.
Qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị, sau khi tráng mỏng, hấp chín sẽ có đĩa bánh trắng mềm mịn, dẻo với độ dai dai, cuốn bên trong là nhân thịt băm, mộc nhĩ, rắc bên trên là ít hành phi vàng thơm nức. Điểm đặc sắc ở bánh cuốn Cao Bằng ngoài bánh nhân thịt là chiếc bánh cuốn trứng được thả vào trong bát nước chấm ninh xương mặn ngọt tròn vị. Khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách.
Một suất bánh cuốn đầy đủ thường có bánh cuốn nhân thịt băm, bánh cuốn trứng kèm 1 thanh giò nóng hổi. Người bán chan bát canh ninh xương ngọt lừ từ xương ống được pha chế thêm cho vừa miệng, rắc một nhúm rau mùi ta thái nhỏ tạo màu xanh đẹp mắt và tăng mùi vị hấp dẫn. Thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng sẽ dậy vị và thực sự "cuốn" hơn khi cho thêm măng ngâm ớt, lá mắc mật đặc trưng vùng núi để đẩy vị nước canh thêm phần trọn vẹn hơn.
Thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai, bùi của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với nước xương hầm cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng ấn tượng và thích thú bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với bánh cuốn ở nhiều nơi khác.
2. Cách làm bánh cuốn Cao Bằng cực ngon tại nhà
Bước 1: Pha bột
Pha bột bánh cuốn theo cách truyền thống: Trộn đều bột gạo với bột năng, nếu như muốn bánh luôn dai thì trộn bằng 1/2 bột gạo, còn nếu muốn bánh mềm thì trộn bằng 1/3 bột gạo. Trộn đều cùng 1 lít nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa dầu ăn, ủ trong 2 giờ.
Sử dụng gói bột pha sẵn: 1 gói bột 400g với 1 lít nước. Rồi để bột ủ khoảng 3-4 giờ. Sau 2 giờ thì chắt nước bên trong ra một lần và thay lượng nước mới đảm bảo bằng với lượng nước vừa chắt ra. Sau khi ngâm, cho thêm 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh dầu ăn, đem trộn đều cùng với bột.
Chuẩn bị cho nhân vào bánh cuốn.
Bước 2: Làm hành phi
Bắc chảo lên bếp, cho thêm một lượng dầu vừa đủ đun cho tới khi dầu nóng, đổ hành thái nhỏ trộn bột năng vào phi với lửa vừa cho tới khi hành vàng nhẹ, vớt ra ngoài cho ráo dầu.
Bước 3: Làm nước chấm
Món bánh cuốn Cao Bằng đặc trưng bởi nước chan ninh từ xương ống. Xương ống mua về ngâm nước muối kỹ, rửa sạch và luộc bỏ nước đầu. Cho lên bếp hầm nhỏ lửa trong 3-4 giờ hoặc dùng nồi ủ để ủ lấy nước xương. Lấy 100g nước mắm ngon hòa với 100g đường khuấy đều, đun nhỏ lửa cho tới khi đường tan hết thì bắc ra để nguội. Khi ăn lấy hỗn hợp trên thêm với 600ml nước ninh xương, nếm cho vừa miệng và đun nóng để chuẩn bị cho ra bát.
Bước 4: Làm nhân bánh
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm 1 chút dầu ăn. Cho thêm 50g hành băm vào phi thơm sau đó cho thịt băm vào xào săn.
- Nêm gia vị cho nhân bánh cuốn bằng nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu.
- Thêm hành tây, nấm mèo nấu chín cùng thịt, sau đó cho thêm 1/3 lượng hành phi vào trộn cùng, đun thêm 1 chút rồi bắc ra ngoài, để nguội.
Bánh cuốn Cao Bằng là món ăn đặc biệt với nước ninh xương hấp dẫn.
Bước 5: Tráng bánh
- Đem toàn bộ nguyên liệu để vào cái thau lớn, trộn kỹ sau đó để cho bột nghỉ khoảng 30 phút. Nếu như muốn bột bánh ngon hơn thì nên pha bột trước, sau đó dùng khăn đậy và để bột nghỉ qua đêm trong tủ lạnh.
- Cho nồi hấp bánh cuốn lên bếp đun với lượng nước trong nồi cách mặt vải từ 10 - 15cm. Đun sôi nước để hơi nước làm ướt mặt vải sau đó tiến hành tráng bánh.
- Lấy một lượng bột vừa đủ đổ lên mặt vải, dùng muôi dàn đều sao cho bột mỏng và trải đều khắp miếng vải. Đậy vung khoảng 1 - 2 phút cho bánh chín. Lấy thanh tre mỏng gỡ bánh cho lên mâm hoặc khay có thoa một lớp dầu ăn mỏng.
Phần nhân của bánh cuốn Cao Bằng sẽ gồm thịt băm xào cùng mộc nhĩ hoặc trứng gà tùy theo sở thích. Múc nhân thịt đã xào cho lên bánh rồi gấp lại. Bày bánh ra đĩa, rắc thêm hành phi và thưởng thức cùng nước canh xương đã pha chế.
3. Lưu ý gì khi ăn bánh cuốn Cao Bằng?
Bánh cuốn Cao Bằng là một đặc sản nổi tiếng của vùng núi phía Bắc.
Với thành phần chủ yếu là bột gạo nên trong bánh cuốn chứa hàm lượng tinh bột khá cao, một phần bánh cuốn có khoảng 80% là tinh bột. Ngoài ra, trong một phần bánh cuốn còn có khoảng 20% protein từ thịt và giò. Những người đang trong chế độ ăn kiêng hay muốn giảm cân không nên ăn nhiều bánh cuốn, bởi món ăn này chứa hàm lượng lớn tinh bột và nhiều calo. Đối với những người ăn kiêng, chỉ nên ăn bánh cuốn thường (chỉ có mộc nhĩ) ăn kèm với rau sống và dưa chuột, hạn chế ăn bánh cuốn thịt, trứng,...
Người bình thường cũng không nên ăn bánh cuốn với số lượng nhiều hoặc ăn quá thường xuyên vì rất dễ bị khó tiêu hoặc tăng cân. Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh cuốn vào tối muộn vì không tốt cho dạ dày và tiêu hóa.
1. Bánh cuốn Cao Bằng, món ăn dân dã mang nét đặc trưng
Nếu ai đã đến thăm non nước Cao Bằng hẳn sẽ nhớ đến ẩm thực của vùng đất này, những món ăn được chế biến từ chính sản vật địa phương với hương vị đặc trưng làm hài lòng thực khách.
Khi đến Cao Bằng, du khách thường được thưởng thức một số món ăn nổi tiếng như phở chua, bánh áp chao, xôi trám, lạp xưởng hun khói, thịt khô, vịt quay,... Một trong những món ăn dân dã được nhiều người dân địa phương cũng như du khách yêu thích là món bánh cuốn.
Bánh cuốn ở Cao Bằng quen thuộc tới nỗi ra đường bất cứ giờ nào trong ngày đều bắt gặp món đặc sản này được bày bán tại các quán trên phố lớn hay trong các khu phố nhỏ. Nhiều hơn cả là vào buổi sáng - đây là một món quà sáng dễ ăn, phù hợp với nhiều người, từ trẻ em, người lớn cho đến người già.
Bánh cuốn Cao Bằng là một trong những món ăn dân dã được nhiều người yêu thích.
Bánh cuốn Cao Bằng có hương vị rất riêng, cách làm và cách thưởng thức cũng nhẹ nhàng, bình dị gần gũi với cuộc sống của người dân miền núi. Thay vì ăn cùng nước mắm pha kiểu truyền thống, người dân Cao Bằng đã sáng tạo món bánh cuốn ăn cùng nước canh ninh xương hấp dẫn.
Bánh cuốn nóng Cao Bằng có công thức chế biến bước đầu cũng giống như bánh cuốn (bánh mướt) ở những nơi khác. Nguyên liệu chính của món bánh cuốn thường là bột gạo. Tuy nhiên, món bánh cuốn Cao Bằng gây ấn tượng đó là nhờ chất lượng loại gạo nơi đây. Việc chọn loại gạo để làm bánh góp phần quan trọng tạo nên chất lượng cho món ăn dân dã này. Do đặc thù địa hình và thời tiết, hạt gạo tẻ đặc sản Cao Bằng dẻo ngon, thơm bùi, sau khi ngâm xay thành bột mịn, có độ sánh, dẻo vừa đủ tạo nên những chiếc bánh cuốn trắng, mịn, có mùi thơm đặc trưng.
Qua bàn tay khéo léo của các bà, các chị, sau khi tráng mỏng, hấp chín sẽ có đĩa bánh trắng mềm mịn, dẻo với độ dai dai, cuốn bên trong là nhân thịt băm, mộc nhĩ, rắc bên trên là ít hành phi vàng thơm nức. Điểm đặc sắc ở bánh cuốn Cao Bằng ngoài bánh nhân thịt là chiếc bánh cuốn trứng được thả vào trong bát nước chấm ninh xương mặn ngọt tròn vị. Khi bánh đang trên khuôn, người tráng đập quả trứng gà vào giữa khuôn bánh rồi đậy vung lại, bánh chín cuộn bọc lấy lòng đỏ trứng gà, vuông vắn trên khuôn, dùng muôi lấy vào bát cho khách.
Một suất bánh cuốn đầy đủ thường có bánh cuốn nhân thịt băm, bánh cuốn trứng kèm 1 thanh giò nóng hổi. Người bán chan bát canh ninh xương ngọt lừ từ xương ống được pha chế thêm cho vừa miệng, rắc một nhúm rau mùi ta thái nhỏ tạo màu xanh đẹp mắt và tăng mùi vị hấp dẫn. Thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng sẽ dậy vị và thực sự "cuốn" hơn khi cho thêm măng ngâm ớt, lá mắc mật đặc trưng vùng núi để đẩy vị nước canh thêm phần trọn vẹn hơn.
Thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai, bùi của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với nước xương hầm cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng ấn tượng và thích thú bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với bánh cuốn ở nhiều nơi khác.
2. Cách làm bánh cuốn Cao Bằng cực ngon tại nhà
Bước 1: Pha bột
Pha bột bánh cuốn theo cách truyền thống: Trộn đều bột gạo với bột năng, nếu như muốn bánh luôn dai thì trộn bằng 1/2 bột gạo, còn nếu muốn bánh mềm thì trộn bằng 1/3 bột gạo. Trộn đều cùng 1 lít nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa dầu ăn, ủ trong 2 giờ.
Sử dụng gói bột pha sẵn: 1 gói bột 400g với 1 lít nước. Rồi để bột ủ khoảng 3-4 giờ. Sau 2 giờ thì chắt nước bên trong ra một lần và thay lượng nước mới đảm bảo bằng với lượng nước vừa chắt ra. Sau khi ngâm, cho thêm 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh dầu ăn, đem trộn đều cùng với bột.
Chuẩn bị cho nhân vào bánh cuốn.
Bước 2: Làm hành phi
Bắc chảo lên bếp, cho thêm một lượng dầu vừa đủ đun cho tới khi dầu nóng, đổ hành thái nhỏ trộn bột năng vào phi với lửa vừa cho tới khi hành vàng nhẹ, vớt ra ngoài cho ráo dầu.
Bước 3: Làm nước chấm
Món bánh cuốn Cao Bằng đặc trưng bởi nước chan ninh từ xương ống. Xương ống mua về ngâm nước muối kỹ, rửa sạch và luộc bỏ nước đầu. Cho lên bếp hầm nhỏ lửa trong 3-4 giờ hoặc dùng nồi ủ để ủ lấy nước xương. Lấy 100g nước mắm ngon hòa với 100g đường khuấy đều, đun nhỏ lửa cho tới khi đường tan hết thì bắc ra để nguội. Khi ăn lấy hỗn hợp trên thêm với 600ml nước ninh xương, nếm cho vừa miệng và đun nóng để chuẩn bị cho ra bát.
Bước 4: Làm nhân bánh
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm 1 chút dầu ăn. Cho thêm 50g hành băm vào phi thơm sau đó cho thịt băm vào xào săn.
- Nêm gia vị cho nhân bánh cuốn bằng nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu.
- Thêm hành tây, nấm mèo nấu chín cùng thịt, sau đó cho thêm 1/3 lượng hành phi vào trộn cùng, đun thêm 1 chút rồi bắc ra ngoài, để nguội.
Bánh cuốn Cao Bằng là món ăn đặc biệt với nước ninh xương hấp dẫn.
Bước 5: Tráng bánh
- Đem toàn bộ nguyên liệu để vào cái thau lớn, trộn kỹ sau đó để cho bột nghỉ khoảng 30 phút. Nếu như muốn bột bánh ngon hơn thì nên pha bột trước, sau đó dùng khăn đậy và để bột nghỉ qua đêm trong tủ lạnh.
- Cho nồi hấp bánh cuốn lên bếp đun với lượng nước trong nồi cách mặt vải từ 10 - 15cm. Đun sôi nước để hơi nước làm ướt mặt vải sau đó tiến hành tráng bánh.
- Lấy một lượng bột vừa đủ đổ lên mặt vải, dùng muôi dàn đều sao cho bột mỏng và trải đều khắp miếng vải. Đậy vung khoảng 1 - 2 phút cho bánh chín. Lấy thanh tre mỏng gỡ bánh cho lên mâm hoặc khay có thoa một lớp dầu ăn mỏng.
Phần nhân của bánh cuốn Cao Bằng sẽ gồm thịt băm xào cùng mộc nhĩ hoặc trứng gà tùy theo sở thích. Múc nhân thịt đã xào cho lên bánh rồi gấp lại. Bày bánh ra đĩa, rắc thêm hành phi và thưởng thức cùng nước canh xương đã pha chế.
3. Lưu ý gì khi ăn bánh cuốn Cao Bằng?
Bánh cuốn Cao Bằng là một đặc sản nổi tiếng của vùng núi phía Bắc.
Với thành phần chủ yếu là bột gạo nên trong bánh cuốn chứa hàm lượng tinh bột khá cao, một phần bánh cuốn có khoảng 80% là tinh bột. Ngoài ra, trong một phần bánh cuốn còn có khoảng 20% protein từ thịt và giò. Những người đang trong chế độ ăn kiêng hay muốn giảm cân không nên ăn nhiều bánh cuốn, bởi món ăn này chứa hàm lượng lớn tinh bột và nhiều calo. Đối với những người ăn kiêng, chỉ nên ăn bánh cuốn thường (chỉ có mộc nhĩ) ăn kèm với rau sống và dưa chuột, hạn chế ăn bánh cuốn thịt, trứng,...
Người bình thường cũng không nên ăn bánh cuốn với số lượng nhiều hoặc ăn quá thường xuyên vì rất dễ bị khó tiêu hoặc tăng cân. Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh cuốn vào tối muộn vì không tốt cho dạ dày và tiêu hóa.