KIEUMY
Bùi Kiều My
Tia laser chiếu thẳng vào ống kính của smartphone có thể khiến cảm biến camera bị hỏng vĩnh viễn.
Ngày 19/4, một người tham dự buổi biểu diễn của ca sĩ Geolier tại Nhà hát Palapartenope ở Naples (Italy) đã dùng điện thoại ghi lại cảnh trên sân khấu. Trong quá trình quay, khi bị chùm tia laser màu sắc từ đèn chiếu vào, hình ảnh bắt đầu xuất hiện các đường kẻ dọc màu đen kèm vệt sáng lớn.
Camera của smartphone bị hỏng vì bị tia laser chiếu vào.
Chỉ trong vài giây, toàn bộ khung cảnh video bao trùm bởi các vạch đen. Khi nhận ra vấn đề, người quay phim nhanh chóng dừng lại để kiểm tra camera điện thoại. Đoạn video sau đó được chia sẻ trên kênh YouTube ViralHog.
Theo trang chuyên về chụp ảnh PetaPixel, trong trường hợp này, khả năng cao cảm biến máy ảnh đã bị hư hại hoàn toàn, không thể sửa chữa.
Tác hại của tia laser với cảm biến máy ảnh đã được cảnh báo từ lâu. Năm 2021, trên website của hãng, Sony khuyến cáo người dùng không nên để tia laser chiếu trực tiếp vào camera vì có thể làm hỏng cảm biến và khiến máy ảnh hoạt động không ổn định. Năm 2011, ba chiếc Canon 5D Mark II dùng để quay video trong một buổi hòa nhạc đã "chết" cảm biến chỉ một giây sau khi tia laser chiếu vào. Năm 2013, chiếc máy ảnh đắt tiền RED Epic trị giá 20.000 USD cũng gặp sự cố tương tự.
Theo Hiệp hội trình chiếu Laser quốc tế (ILDA), laser sử dụng trên sân khấu là chùm sáng có khả năng gây hại cho mắt cũng như cảm biến hình ảnh nếu bị chiếu trực tiếp. Do đó, mọi người nên tránh để tia này chiếu thẳng vào ống kính để hạn chế sự cố đáng tiếc.
Ngày 19/4, một người tham dự buổi biểu diễn của ca sĩ Geolier tại Nhà hát Palapartenope ở Naples (Italy) đã dùng điện thoại ghi lại cảnh trên sân khấu. Trong quá trình quay, khi bị chùm tia laser màu sắc từ đèn chiếu vào, hình ảnh bắt đầu xuất hiện các đường kẻ dọc màu đen kèm vệt sáng lớn.
Camera của smartphone bị hỏng vì bị tia laser chiếu vào.
Chỉ trong vài giây, toàn bộ khung cảnh video bao trùm bởi các vạch đen. Khi nhận ra vấn đề, người quay phim nhanh chóng dừng lại để kiểm tra camera điện thoại. Đoạn video sau đó được chia sẻ trên kênh YouTube ViralHog.
Theo trang chuyên về chụp ảnh PetaPixel, trong trường hợp này, khả năng cao cảm biến máy ảnh đã bị hư hại hoàn toàn, không thể sửa chữa.
Tác hại của tia laser với cảm biến máy ảnh đã được cảnh báo từ lâu. Năm 2021, trên website của hãng, Sony khuyến cáo người dùng không nên để tia laser chiếu trực tiếp vào camera vì có thể làm hỏng cảm biến và khiến máy ảnh hoạt động không ổn định. Năm 2011, ba chiếc Canon 5D Mark II dùng để quay video trong một buổi hòa nhạc đã "chết" cảm biến chỉ một giây sau khi tia laser chiếu vào. Năm 2013, chiếc máy ảnh đắt tiền RED Epic trị giá 20.000 USD cũng gặp sự cố tương tự.
Theo Hiệp hội trình chiếu Laser quốc tế (ILDA), laser sử dụng trên sân khấu là chùm sáng có khả năng gây hại cho mắt cũng như cảm biến hình ảnh nếu bị chiếu trực tiếp. Do đó, mọi người nên tránh để tia này chiếu thẳng vào ống kính để hạn chế sự cố đáng tiếc.