Tiệm bánh mì 79.000 đồng một ổ ở TP HCM

TRng

Well-known member
Bánh mì cũng do tiệm sản xuất tại xưởng, kích cỡ to hơn bánh ngoài thị trường, ruột không quá đặc để bỏ được nhiều nhân.
Ông chủ cho biết muốn xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm ổn định cho bánh mì của tiệm, tạo lòng tin cho khách hàng trước lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.
"Nếu phát hiện nguyên liệu có vấn đề tôi sẽ truy xuất được nguồn ngay", anh Huy nói.

Bấm để lật ảnh sau/trước


Theo chủ quán, quy trình khép kín từ nhập nguyên liệu đến xây dựng nhà xưởng chế biến, liên kết với các trang trại cung cấp rau, đóng gói bao bì đã đẩy giá thành lên, khiến ổ bánh mì đến tay khách cao hơn mặt bằng chung nhưng anh tự tin vì có nhiều khách quay lại.
"Làm cho mình ăn rồi mới bán", anh Huy nói, cho biết thêm ngoài đầu tư vào nguyên liệu, anh còn có bí quyết riêng cho món ăn.

Để có xá xíu ngon, chủ quán chọn thịt heo phần ở lưng vừa nạc vừa mỡ, sau đó đem đi xông thảo mộc trong lò của xưởng (ảnh sau). Thịt thành phẩm đạt chuẩn không bị khô, bở. Pate là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ ngon của bánh mì. Chủ tiệm tin rằng pate anh tự tay chế biến chinh phục được thực khách.


Bấm để lật ảnh sau/trước


Ổ bánh mì 79.000 đồng tại quán được nhân viên thực hiện ngoài chả cá còn có đủ loại nhân kẹp bên trong như pate, jambon, giò thủ, thịt nguội, chả lụa, thịt heo xá xíu. Khi hoàn thành, ổ bánh có thêm lớp bơ và jambon. Tổng trọng lượng khoảng 400 gram. Chủ quán cho biết phần đa khách tới quán đều chọn bánh mì hải sản - loại giá cao nhất để thưởng thức và so sánh với các tiệm khác.
Bánh mì tại TP HCM có giá trung bình 20.000 đồng một ổ. Một số tiệm bánh mì có thương hiệu, giá bán trong khoảng 60.000-68.000 đồng.

Bánh mì truyền thống ở tiệm giá 68.000 đồng, thường có hai lớp pate, giúp bánh thơm, béo và không bị khô khi thưởng thức. Bên cạnh phần sốt bơ đã phết sẵn bên trong, tiệm chuẩn bị thêm tương ớt, muối tiêu, rau dưa để khách dùng theo khẩu vị.

Anh Quốc Đằng, 30 tuổi, sống tại TP Biên Hòa cho biết thường ghé tiệm mua bánh mì mỗi khi lên Sài Gòn. Giá bánh mì cao hơn so với các chỗ khác nhưng đầy đặn topping, jambon chất lượng.
"Tôi thấy một ổ chia đôi cho hai người ăn thì giá này chấp nhận được", anh Đằng nói.
Nguyệt Hương, 34 tuổi sống tại Bình Tân, cho biết tin tưởng vào quy trình chế biến thực phẩm của tiệm nên đã nhiều lần mua về thưởng thức. "Giá thành cao đi kèm với sản phẩm chất lượng", nữ khách nói.


Thấy bánh mì "đắt nhất Sài Gòn" trên mạng xã hội, anh Lê Hùng, 35 tuổi ở TP Thủ Đức đã tới mua về thưởng thức hôm 10/8.
Theo anh Hùng, bánh mì truyền thống ở tiệm bán đầy đặn, nhiều loại chả và đồ ăn đi kèm. Riêng bánh mì hải sản anh đánh giá chưa thực sự đặc biệt, chỉ là "nhiều chả, thịt hơn so với phần truyền thống".

Ngoài phục vụ bánh mì nóng, tiệm còn bán bánh mì và các loại giò chả được cấp đông để khách mua mang đi xa. Anh Huy cho biết sản phẩm lạnh tiện dụng, đảm bảo nhưng vẫn khuyến khích khách thưởng thức bánh nóng để cảm nhận trọn vẹn hương vị.

Tiệm có không gian chứa tối đa 20 khách, bố trí khu vực chờ và thưởng thức tại chỗ, mở bán từ 6h đến 24h. Ngoài bánh mì hải sản và truyền thống, tiệm có combo bánh mì kèm cà phê giá 96.000 đồng.
Anh Huy cho biết mỗi ngày bán trung bình từ 400 - 500 ổ, khách chủ yếu đặt qua ứng dụng, ghé mua mang về. Thời điểm đông nhất trong ngày là buổi trưa và tối.
Bánh mì của tiệm to so với khẩu phần ăn của đa số người Việt nên khách cần tính toán số lượng, mua vừa đủ. Chị Thanh Hương, 35 tuổi, sống tại TP HCM cho biết
 
Bên trên