Tiêm chống uốn ván và những điều bạn cần biết

nguyenphuonganh

Well-known member
Phòng ngừa uốn ván rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tất cả mọi người nên chủ động tiêm bệnh uốn ván sớm bởi bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, nếu bạn đang có dự định tiêm chống uốn ván thì đừng bỏ qua một vài thông tin cơ bản dưới đây nhé!
1. Tổng quát về bệnh uốn ván
1.1. Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là dạng bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nảy sinh là do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn thường tạo nha bào uốn ván rồi xâm nhập vào cơ thể qua:

– Các vết thương sâu bị nhiễm bụi bẩn.

– Các vết rách.

– Vết bỏng.

– Vết thương dập nát.

– Vết thương nhẹ.

– Tiêm chích nhiễm bẩn….

Sau đó, chúng giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.

Bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Bệnh uốn ván không nên xem nhẹ, chủ quan. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng vô cùng nguy hiểm:

– Co cứng, co giật toàn thân.

– Suy hô hấp.

– Ngưng thở.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng đòi hỏi phải cần chăm sóc tích cực, thở máy kéo dài và đi kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, cách phòng ngừa uốn ván tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin dự phòng và xử lý đúng cách các vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván.

bệnh uốn ván là gì

Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao
1.2. Triệu chứng bệnh
Bệnh khởi phát trung bình là 7 ngày sau chấn thương với các biểu hiện như:

– Các cơ mặt, cơ gáy, lưng bụng trở nên co cứng. Đôi khi, người bệnh cũng cảm thấy co cứng ở vùng bị thương.

– Cơ thể có thể cong ưỡn ra sau hoặc cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên hoặc gập người ra phía trước.

– Toàn thân xảy ra hiện tượng co giật do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn…

Riêng với những trẻ bị uốn ván sơ sinh sẽ có biểu hiện:

– Quấy khóc.

– Bỏ bú hoặc trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc.

– Cứng hàm bởi trẻ phản ứng lại khi đè lưỡi ấn xuống.

– Co giật và co cứng, người trở nên uốn cong, đầu ngả ra sau, hai tay khép chặt.

– Kèm theo hiện tượng sốt, rối loạn tiêu hóa.

Những cơn co thắt này không nên xem nhẹ vì nó tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng đến nỗi khiến trẻ co gồng đến gãy xương. Trẻ bị bệnh uốn ván cũng có thể bị đổ mồ hôi, nhức đầu, sốt, khó nuốt, cao huyết áp và nhịp tim nhanh, gấp.

2. Chủ động tiêm chống uốn ván sớm để phòng bệnh
Theo các chuyên gia y tế chia sẻ, hiện nay có rất nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ uốn ván. Bao gồm:

– Hệ miễn dịch kém.

– Vết thương hở (xăm mình, xỏ khuyên trong điều kiện vô trùng kém, vết tiêm).

– Vết thương do phẫu thuật.

– Nhiễm trùng tai.

– Vết cắn của động vật, vết loét nhiễm trùng ở chân,…

Bệnh uốn ván là một loại bệnh rất dễ đề phòng nhưng sẽ rất khó chữa nếu phát hiện muộn. Như đã nói ở trên, phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine uốn ván. Còn khi bệnh đã tiến triển nặng thì bạn có thể đối mặt với lượng chi phí rất cao, tốn cả trăm triệu đồng để chữa trị.

2.1. Đối tượng nên tiêm chống uốn ván
Tiêm chống uốn ván được khuyến cáo dự phòng cho tất cả mọi người, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ mắc cao. Bao gồm:

– Người làm nghề nông, làm vườn.

– Người thường xuyên làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

– Phụ nữ có thai.

– Công nhân xây dựng.

Đối với người lớn chưa từng tiêm chủng vaccine uốn ván thì có thể dự phòng chủ động bằng cách tiêm 3 liều cơ bản. Hai liều đầu cách nhau ít nhất một tháng và tiêm nhắc lại sau liều thứ hai từ 6 đến 12 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại 10 năm/lần.

Nếu trường hợp đã tiêm đủ 3 liều cơ bản nhưng bị vết thương lớn và có nguy cơ bị uốn ván thì cần tiêm nhắc lại 1 liều vaccine.

Đối với trẻ em sẽ được tiêm 3 mũi vaccine 5 trong 1 trong vòng 1 tuổi và nhắc lại vaccine bạch cầu – ho gà – uốn ván vào lúc 18 tháng tuổi. Sau đó, tới lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi cần được tiêm nhắc lại vaccine uốn ván. Và cứ 10 năm/lần thì tiếp tục tiêm nhắc lại để thiết lập rào chắn bảo vệ tối đa.

Đối với phụ nữ mang thai thì nên tiêm vaccine uốn ván trước khi có thai và trong mỗi lần thai kỳ. Ở lần thai kỳ đầu tiên sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, mũi sau cách mũi trước ít nhất 1 tháng và cách thời điểm sinh 1 tháng để vaccine phát huy hiệu quả nhất. Ở lần mang thai sau thì mỗi lần sẽ chỉ cần tiêm 1 mũi vaccine uốn ván.

tiêm chống uốn ván

Phụ nữ mang thai cần tiêm mũi chống uốn ván trước khi sinh
2.2. Tiêm chống uốn ván có tác dụng trong thời gian bao lâu?
Mũi tiêm phòng ngừa uốn ván có tác dụng trong 10 năm. Do đó, sau mỗi 10 năm bạn cần chủ động tiêm mũi nhắc lại.

Nếu quên lịch tiêm nhắc lại, cơ thể của bạn sẽ khó được bảo vệ. Lúc này nguy cơ mắc bệnh uốn ván xảy ra và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

2.3. Những lưu ý trước khi tiêm
Trước khi tiêm, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe của bản thân như là:

– Phản ứng với bất kỳ loại vaccine nào chưa? Dị ứng hay biểu hiện như thế nào?

– Có từng hôn mê, co giật kéo dài trong vòng 7 ngày sau khi tiêm bất kỳ vaccine nào không?

– Có từng mắc hội chứng rối loạn thần kinh chưa?

– Có từng bị đau hoặc sưng tấy nghiêm trọng sau khi tiêm hay không?

Dựa vào thông tin trên, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định phù hợp.

Còn đối với sau khi tiêm, cơ thể có thể xảy ra một vài phản ứng nhẹ không quá nghiêm trọng nên bạn không cần quá lo lắng như là:

– Đau, sưng ở vùng tiêm trong vòng 2 ngày sau khi tiêm, sau đó sẽ tự hết.

– Có thể sốt, đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau nhức cơ khớp.

Nếu như tình trạng cơ thể phản ứng kéo dài, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng để kịp thời can thiệp.

vắc xin phòng bệnh uốn ván

Cung cấp đầy đủ thông tin sức khỏe cá nhân để được chỉ định phù hợp
Trên đây là những thông tin cần thiết về mũi tiêm chống uốn ván. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh cho cả bản thân và gia đình mình bằng cách tiêm đầy đủ liều chống uốn ván càng sớm càng tốt bạn nhé!

https://tabletplaza.vn/tablet/?gcli...FA77OGAQcy5op1TuGq591U1ZUQdugfA4aAt7oEALw_wcB
 
Bên trên