nhatlinh2000
Well-known member
Tại thành phố Garland, bang Texas, nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông đúc, nhiều người Việt chọn kinh doanh ẩm thực làm kế sinh nhai. Có những nhà hàng đầu tư bài bản với có xu hướng tôn vinh sự giàu đẹp của ẩm thực Việt Nam, để khoe với thực khách rằng ẩm thực Việt không giới hạn ở phở hay bánh mì.
Cũng có những xe đồ ăn hoặc tiệm ăn nhỏ giản dị, nấu những món “xoàng xĩnh” nhưng rất thân thuộc với người Việt, chỉ đơn giản để khách có bữa ăn ngon đúng kiểu quê hương.
Cơm tấm tại quán Dì 7
Quán cơm chỉ Dì 7 là loại thứ hai. Anh Bình, người tiếp nối “di sản” của dì 7 chia sẻ: “Quán phục vụ chủ yếu những người lao động, sinh viên và cả các gia đình bận rộn không có thời gian tự nấu cho mình những bữa ăn hàng ngày”.
Quán cơm này bán trong trung tâm thương mại Cali Saigon Mall của thành phố Garland, một địa điểm quen mặt với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Quán mở bán cơm sáng và trưa, phục vụ ăn tại chỗ và cả bán đồ ăn nấu sẵn mang về.
Nhiều món ăn thuần Việt được nấu tại bếp quán cơm chỉ Dì 7
Lý giải về tên quán “cơm chỉ”, anh Bình cho hay: “Quán bán cơm bình dân, tính tiền tăng dần theo số lượng món ăn, giống như ở Việt Nam vậy thôi. Một phần cơm thông thường là 11 đô (khoảng 267.000 đồng) có 3 món (2 món mặn, 1 món canh), ai ăn ít hơn thì 9 đô (khoảng 220.000 đồng) có 2 món (1 món mặn, 1 món canh). Ai muốn ăn món nào thì chỉ vào khay đồ, quán sẽ gắp món đó, ý nghĩa tên ‘cơm chỉ’ ý là như vậy”.
Ngoài bán cơm phục vụ tại chỗ, tiệm cũng bán các phần đồ ăn nấu sẵn mang về, gia đình nào bận rộn chỉ cần luộc rau, nấu cơm là có bữa ăn ngon lành.
Anh Bình thường chia sẵn các set đồ ăn mua về trước khi mở bán
Tại khu trung tâm thương mại mà quán cơm Dì 7 thuê quầy, khu vực bếp tách biệt với khu phục vụ ăn uống. 7h sáng khu phục vụ mở cửa đón khách, thì từ 5 giờ 30, 6 giờ sáng, anh Bình và các phụ bếp đã phải sẵn sàng nấu nướng.
Một số món đã phải chuẩn bị trước từ chiều hôm trước, ví dụ kho cá nục lần 1, làm khổ qua dồn thịt, đậu hũ dồn thịt, cắt thái nguyên liệu rau củ, tôm, thịt, mực…
6 giờ sáng mỗi ngày, ngoài trời còn tối...
... nhưng trong bếp đã nhộn nhịp
Để công việc được sắp xếp theo guồng quay, các nhân sự trong bếp sẽ đảm trách một khu vực và quản lý một nhóm đồ ăn riêng. Ví dụ cô Mỹ, phụ bếp người Việt sẽ chuyên nấu canh chua, canh cải, canh khổ qua và các món luộc.
3 phụ bếp người Mexico, người ôm bếp chiên, người làm sườn cốt lết nướng, người chuyên làm món xào, rang và kho tộ. Anh Bình chủ tiệm sẽ nêm nếm, kiểm soát chất lượng và hương vị chung.
Canh khổ qua và cơm tấm sườn nướng rất được lòng thực khách
Anh Bình tiết lộ, ở Mỹ, lương dành cho thợ nấu ăn (chưa đạt trình độ đầu bếp) khá tốt. Ở quán cơm của anh, các phụ bếp sau khi hết ca bán hàng sẽ chuẩn bị đồ ăn cho sáng hôm sau, khoảng 3 - 4 giờ là được về nhà, hôm nào bận lắm họ cũng chỉ cần ở đến tối đa 6 giờ.
Nhìn thì tưởng việc nhẹ lương cao, nhưng thực tế, các phụ bếp cũng phải làm việc liên tục với cường độ cao, áp lực lớn khi phải lên hết các món ăn để mở bán cùng lúc.
Phụ bếp ở quán anh Bình được trả lương cao, nhưng cũng nhiều áp lực
Menu của quán cơm Dì 7 rất… tham vọng, khi anh Bình lên khoảng hơn 20 món thuần Việt như cá bông lau kho tộ, cá nục kho, thịt kho trứng, cơm tấm sườn bì chả, mắm chưng, gà kho sả, đùi gà xốt chua ngọt, đậu hũ dồn thịt, tôm rang, su su cà rốt xào, măng xào đậu hũ, canh chua tôm, canh khổ qua… Cuối tuần sẽ có thêm các món nui hoành thánh, mì xào hải sản, bún mắm.
Quán cũng nấu món chay tùy theo mùa
Anh Bình chia sẻ, cách nấu nướng có quy trình và phân việc trong bếp khiến mọi người phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo món ăn đúng chất lượng, phục vụ đúng giờ. Điều thú vị là các loại rau củ nguyên liệu, rau gia vị Việt Nam thời gian gần đây phổ biến tại Mỹ, mua rất dễ, nên anh cảm nhận việc nấu nướng món Việt ở Mỹ không khác nhiều so với khi anh ở quê hương.
Trước khi qua Mỹ định cư, anh Bình cũng từng làm đầu bếp tại Việt Nam. Anh cũng gắn bó nhiều với nghề nấu nướng, khi thì làm đầu bếp tại tiệm phở - bún bò Huế Tây Đô rất nổi tại Mỹ, lúc nấu ăn cho trường học Garland, trước khi tiếp quản quán cơm chỉ Dì 7.
Khu vực phục vụ ăn uống của quán
“Nghề nào cũng vậy à, có chăm chỉ, để ý với nó và kiên trì thì mới mong có thành tựu. Quán mình bán đồ ăn cũng rẻ thôi, bình dân mà, nhưng khách thương ủng hộ nhiều thì mình cũng có lời chút đỉnh. Giàu thì khó nhưng để giúp mình sống ổn, lo mấy nhu cầu cơ bản cho gia đình thì được”, anh chia sẻ.
Cũng có những xe đồ ăn hoặc tiệm ăn nhỏ giản dị, nấu những món “xoàng xĩnh” nhưng rất thân thuộc với người Việt, chỉ đơn giản để khách có bữa ăn ngon đúng kiểu quê hương.
Cơm tấm tại quán Dì 7
Quán cơm chỉ Dì 7 là loại thứ hai. Anh Bình, người tiếp nối “di sản” của dì 7 chia sẻ: “Quán phục vụ chủ yếu những người lao động, sinh viên và cả các gia đình bận rộn không có thời gian tự nấu cho mình những bữa ăn hàng ngày”.
Quán cơm này bán trong trung tâm thương mại Cali Saigon Mall của thành phố Garland, một địa điểm quen mặt với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Quán mở bán cơm sáng và trưa, phục vụ ăn tại chỗ và cả bán đồ ăn nấu sẵn mang về.
Nhiều món ăn thuần Việt được nấu tại bếp quán cơm chỉ Dì 7
Lý giải về tên quán “cơm chỉ”, anh Bình cho hay: “Quán bán cơm bình dân, tính tiền tăng dần theo số lượng món ăn, giống như ở Việt Nam vậy thôi. Một phần cơm thông thường là 11 đô (khoảng 267.000 đồng) có 3 món (2 món mặn, 1 món canh), ai ăn ít hơn thì 9 đô (khoảng 220.000 đồng) có 2 món (1 món mặn, 1 món canh). Ai muốn ăn món nào thì chỉ vào khay đồ, quán sẽ gắp món đó, ý nghĩa tên ‘cơm chỉ’ ý là như vậy”.
Ngoài bán cơm phục vụ tại chỗ, tiệm cũng bán các phần đồ ăn nấu sẵn mang về, gia đình nào bận rộn chỉ cần luộc rau, nấu cơm là có bữa ăn ngon lành.
Anh Bình thường chia sẵn các set đồ ăn mua về trước khi mở bán
Tại khu trung tâm thương mại mà quán cơm Dì 7 thuê quầy, khu vực bếp tách biệt với khu phục vụ ăn uống. 7h sáng khu phục vụ mở cửa đón khách, thì từ 5 giờ 30, 6 giờ sáng, anh Bình và các phụ bếp đã phải sẵn sàng nấu nướng.
Một số món đã phải chuẩn bị trước từ chiều hôm trước, ví dụ kho cá nục lần 1, làm khổ qua dồn thịt, đậu hũ dồn thịt, cắt thái nguyên liệu rau củ, tôm, thịt, mực…
6 giờ sáng mỗi ngày, ngoài trời còn tối...
... nhưng trong bếp đã nhộn nhịp
Để công việc được sắp xếp theo guồng quay, các nhân sự trong bếp sẽ đảm trách một khu vực và quản lý một nhóm đồ ăn riêng. Ví dụ cô Mỹ, phụ bếp người Việt sẽ chuyên nấu canh chua, canh cải, canh khổ qua và các món luộc.
3 phụ bếp người Mexico, người ôm bếp chiên, người làm sườn cốt lết nướng, người chuyên làm món xào, rang và kho tộ. Anh Bình chủ tiệm sẽ nêm nếm, kiểm soát chất lượng và hương vị chung.
Canh khổ qua và cơm tấm sườn nướng rất được lòng thực khách
Anh Bình tiết lộ, ở Mỹ, lương dành cho thợ nấu ăn (chưa đạt trình độ đầu bếp) khá tốt. Ở quán cơm của anh, các phụ bếp sau khi hết ca bán hàng sẽ chuẩn bị đồ ăn cho sáng hôm sau, khoảng 3 - 4 giờ là được về nhà, hôm nào bận lắm họ cũng chỉ cần ở đến tối đa 6 giờ.
Nhìn thì tưởng việc nhẹ lương cao, nhưng thực tế, các phụ bếp cũng phải làm việc liên tục với cường độ cao, áp lực lớn khi phải lên hết các món ăn để mở bán cùng lúc.
Phụ bếp ở quán anh Bình được trả lương cao, nhưng cũng nhiều áp lực
Menu của quán cơm Dì 7 rất… tham vọng, khi anh Bình lên khoảng hơn 20 món thuần Việt như cá bông lau kho tộ, cá nục kho, thịt kho trứng, cơm tấm sườn bì chả, mắm chưng, gà kho sả, đùi gà xốt chua ngọt, đậu hũ dồn thịt, tôm rang, su su cà rốt xào, măng xào đậu hũ, canh chua tôm, canh khổ qua… Cuối tuần sẽ có thêm các món nui hoành thánh, mì xào hải sản, bún mắm.
Quán cũng nấu món chay tùy theo mùa
Anh Bình chia sẻ, cách nấu nướng có quy trình và phân việc trong bếp khiến mọi người phối hợp nhịp nhàng với nhau, đảm bảo món ăn đúng chất lượng, phục vụ đúng giờ. Điều thú vị là các loại rau củ nguyên liệu, rau gia vị Việt Nam thời gian gần đây phổ biến tại Mỹ, mua rất dễ, nên anh cảm nhận việc nấu nướng món Việt ở Mỹ không khác nhiều so với khi anh ở quê hương.
Trước khi qua Mỹ định cư, anh Bình cũng từng làm đầu bếp tại Việt Nam. Anh cũng gắn bó nhiều với nghề nấu nướng, khi thì làm đầu bếp tại tiệm phở - bún bò Huế Tây Đô rất nổi tại Mỹ, lúc nấu ăn cho trường học Garland, trước khi tiếp quản quán cơm chỉ Dì 7.
Khu vực phục vụ ăn uống của quán
“Nghề nào cũng vậy à, có chăm chỉ, để ý với nó và kiên trì thì mới mong có thành tựu. Quán mình bán đồ ăn cũng rẻ thôi, bình dân mà, nhưng khách thương ủng hộ nhiều thì mình cũng có lời chút đỉnh. Giàu thì khó nhưng để giúp mình sống ổn, lo mấy nhu cầu cơ bản cho gia đình thì được”, anh chia sẻ.