đinhlinh11
Bé Tleoo
Báo cáo mới nhất của tổ chức Fitch Solutions về tiêu dùng và bán lẻ tại Việt Nam cho biết, lĩnh vực nhà hàng và ăn uống tại Việt Nam đang mang đến nhiều cơ hội chiến lược cho cả các thương hiệu trong nước và trên thế giới.
Trong năm 2023, chi tiêu cho lĩnh vực nhà hàng và khách sạn ghi nhận mức tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong trung hạn 2023-2027. Con số này vượt xa mức tăng trưởng chi tiêu trung bình của hộ gia đình là 10,5%. Nó cũng cho thấy nhu cầu nhất quán và ngày càng tăng đối với các dịch vụ ăn uống trang trọng và hiện đại trong nước với tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn trong trung và dài hạn. Nguyên nhân của mức tăng trưởng vượt trội này đến từ sự thay đổi về dân số, mức độ đô thị hóa, sự gia tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu và mức độ cởi mở của nền kinh tế...
Việt Nam đã trở thành quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á với dân số 98,9 triệu người. Trong đó, khoảng 30,8% (hay 30,4 triệu người) là thanh niên, ở độ tuổi từ 20 đến 39. Thành phần dân số này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các xu hướng tiêu dùng, chủ yếu dựa trên trải nghiệm, chẳng hạn như thử các món ăn khác nhau và nhà hàng. Đây chính là thế hệ định hình xu hướng tiêu dùng với thu nhập khả dụng tương đối cao và mức chi tiêu tùy ý đáng kể.
Dự kiến, cư dân sống ở các khu vực đô thị Việt Nam sẽ đạt 44,5% vào năm 2030. Điều này có nghĩa các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cũng như các thành phố đang phát triển nhanh như Đà Nẵng... sẽ có thêm bảy triệu người tiêu dùng đô thị hóa vào năm 2030. Dân số đô thị tăng sẽ tạo ra khách hàng mục tiêu cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, các khu vực đô thị hóa cũng là những thị trường tiêu dùng hấp dẫn do mạng lưới hậu cần phát triển, người tiêu dùng tập trung và mức chi tiêu cao hơn. Thu nhập khả dụng cao ở các thành phố của Việt Nam đang tạo ra một cơ sở người tiêu dùng quan tâm tới các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cao cấp. Các khu vực đô thị cũng sẽ chứng kiến sự hợp nhất mạnh mẽ hơn của các ngành hàng bán lẻ hiện đại, chiếm lĩnh dần vị trí thống trị truyền thống của các quán vỉa hè.
Cụ thể, lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống luôn có thị trường mục tiêu là người tiêu dùng thành thị, trong đó các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến cao (hộ gia đình có thu nhập khả dụng hằng năm hơn 10.000 USD). Đây thường là những người tiêu dùng có ít thời gian, có thu nhập khả dụng để trả tiền cho các bữa ăn tại nhà hàng. Thị trường này đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua ở Việt Nam nhờ tăng trưởng kinh tế kéo theo việc tăng thu nhập, từ đó tạo ra một tầng lớp trung lưu khá lớn. Vào năm 2023, có khoảng 4,2 triệu hộ gia đình, tương đương 12,9% tổng số hộ gia đình có thu nhập khả dụng hằng năm hơn 10.000 USD. Con số này được dự báo sẽ tăng mạnh đến năm 2027, theo đó sẽ có 8,8 triệu hộ gia đình, chiếm 25,1% tổng số hộ gia đình có thu nhập khả dụng hơn 10.000 USD/năm. Phần lớn trong số đó chủ yếu sống ở khu vực thành thị, giúp các nhà hàng lớn, cả trong nước và quốc tế, dễ dàng hướng mục tiêu đến các đối tượng chính của họ.
Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có nhiều khả năng chi tiêu số tiền kiếm được tăng lên của họ cho thực phẩm chất lượng cao hoặc trải nghiệm ăn uống tốt hơn. Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho thấy sự thay đổi dần trong suy nghĩ đối với chi tiêu cho thực phẩm, khi ngày càng có nhiều người coi trọng trải nghiệm ăn uống hơn là vấn đề thực phẩm đơn thuần.
Độ mở của nền kinh tế cũng tạo ra “cú huých” cho thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo Fitch Solutions, Việt Nam đạt 71,7/100 điểm về độ mở nền kinh tế, cải thiện từ con số 67,3 vào năm 2014. Điều này cho thấy độ cởi mở hơn đối với đầu tư và thương mại nước ngoài, tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất thực phẩm lớn đang muốn mang một thương hiệu quốc tế về nước. Nhiều thương hiệu thực phẩm và đồ uống quốc tế đã mở rộng sang thị trường Việt Nam. Vào tháng 6/2023, thương hiệu trà nổi tiếng Chatramue (có trụ sở tại Thailand) đã khai trương cửa hàng truyền thống đầu tiên tại quận 1, TP Hồ Chí Minh sau khi chuỗi cà-phê %ARABICA của Nhật Bản gia nhập thị trường vào tháng 2.
Việt Nam là một điểm đến phổ biến cho đầu tư nước ngoài với một số yếu tố hấp dẫn như hệ thống chính trị ổn định, thị trường lao động dồi dào và giá cả cạnh tranh, có vị trí chiến lược gần chuỗi cung ứng toàn cầu và gần thị trường Trung Quốc… Vào năm 2022, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc thông báo rằng, họ sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tuyên bố Việt Nam là thị trường quan trọng thứ ba sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã có sự hiện diện đáng kể tại Việt Nam, sở hữu hơn 200 nhà hàng và đang xây dựng các khu phức hợp mua sắm và căn hộ chung cư, chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2021, Tập đoàn Lotte cũng đã thành lập Lotte Venture Vietnam, công ty đầu tư mạo hiểm nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Những điều này làm nổi bật sự cởi mở ngày càng tăng đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trong nước.
Mới đây, Michelin Guide cũng đã công bố lựa chọn nhà hàng đầu tiên của họ tại Việt Nam. Theo đó, 103 quán ăn được ghi dấu và 4 quán được trao sao Michelin. Điều này cho thấy nhu cầu mạnh mẽ hơn từ người tiêu dùng trong nước và khách du lịch quốc tế đối với các dịch vụ chất lượng cao và độc quyền. Khi thu nhập thực tế và khả năng chi trả của người tiêu dùng tăng lên và các món ăn nước ngoài trở nên phổ biến, các nhà hàng quốc tế lớn sẽ tìm thấy khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ đối tượng khách hàng là các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến cao đang ngày càng phát triển.
Ngoài ra, các thương hiệu cả quốc tế và trong nước cũng cần lưu ý đến một xu hướng mới là những nhà hàng cao cấp chuyên về ẩm thực vùng miền đang tạo được dấu ấn riêng tại các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Khi người tiêu dùng trở nên cởi mở hơn với các xu hướng mới, nhu cầu trong nước đối với các dịch vụ ăn uống cao cấp sẽ tăng lên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đã mạnh mẽ của khách du lịch đối với ẩm thực vùng miền.
|
Phố ẩm thực Tống Duy Tân (Hà Nội) |
Việt Nam đã trở thành quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á với dân số 98,9 triệu người. Trong đó, khoảng 30,8% (hay 30,4 triệu người) là thanh niên, ở độ tuổi từ 20 đến 39. Thành phần dân số này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các xu hướng tiêu dùng, chủ yếu dựa trên trải nghiệm, chẳng hạn như thử các món ăn khác nhau và nhà hàng. Đây chính là thế hệ định hình xu hướng tiêu dùng với thu nhập khả dụng tương đối cao và mức chi tiêu tùy ý đáng kể.
Dự kiến, cư dân sống ở các khu vực đô thị Việt Nam sẽ đạt 44,5% vào năm 2030. Điều này có nghĩa các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cũng như các thành phố đang phát triển nhanh như Đà Nẵng... sẽ có thêm bảy triệu người tiêu dùng đô thị hóa vào năm 2030. Dân số đô thị tăng sẽ tạo ra khách hàng mục tiêu cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, các khu vực đô thị hóa cũng là những thị trường tiêu dùng hấp dẫn do mạng lưới hậu cần phát triển, người tiêu dùng tập trung và mức chi tiêu cao hơn. Thu nhập khả dụng cao ở các thành phố của Việt Nam đang tạo ra một cơ sở người tiêu dùng quan tâm tới các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cao cấp. Các khu vực đô thị cũng sẽ chứng kiến sự hợp nhất mạnh mẽ hơn của các ngành hàng bán lẻ hiện đại, chiếm lĩnh dần vị trí thống trị truyền thống của các quán vỉa hè.
Cụ thể, lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống luôn có thị trường mục tiêu là người tiêu dùng thành thị, trong đó các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến cao (hộ gia đình có thu nhập khả dụng hằng năm hơn 10.000 USD). Đây thường là những người tiêu dùng có ít thời gian, có thu nhập khả dụng để trả tiền cho các bữa ăn tại nhà hàng. Thị trường này đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua ở Việt Nam nhờ tăng trưởng kinh tế kéo theo việc tăng thu nhập, từ đó tạo ra một tầng lớp trung lưu khá lớn. Vào năm 2023, có khoảng 4,2 triệu hộ gia đình, tương đương 12,9% tổng số hộ gia đình có thu nhập khả dụng hằng năm hơn 10.000 USD. Con số này được dự báo sẽ tăng mạnh đến năm 2027, theo đó sẽ có 8,8 triệu hộ gia đình, chiếm 25,1% tổng số hộ gia đình có thu nhập khả dụng hơn 10.000 USD/năm. Phần lớn trong số đó chủ yếu sống ở khu vực thành thị, giúp các nhà hàng lớn, cả trong nước và quốc tế, dễ dàng hướng mục tiêu đến các đối tượng chính của họ.
Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có nhiều khả năng chi tiêu số tiền kiếm được tăng lên của họ cho thực phẩm chất lượng cao hoặc trải nghiệm ăn uống tốt hơn. Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho thấy sự thay đổi dần trong suy nghĩ đối với chi tiêu cho thực phẩm, khi ngày càng có nhiều người coi trọng trải nghiệm ăn uống hơn là vấn đề thực phẩm đơn thuần.
Độ mở của nền kinh tế cũng tạo ra “cú huých” cho thị trường thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo Fitch Solutions, Việt Nam đạt 71,7/100 điểm về độ mở nền kinh tế, cải thiện từ con số 67,3 vào năm 2014. Điều này cho thấy độ cởi mở hơn đối với đầu tư và thương mại nước ngoài, tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất thực phẩm lớn đang muốn mang một thương hiệu quốc tế về nước. Nhiều thương hiệu thực phẩm và đồ uống quốc tế đã mở rộng sang thị trường Việt Nam. Vào tháng 6/2023, thương hiệu trà nổi tiếng Chatramue (có trụ sở tại Thailand) đã khai trương cửa hàng truyền thống đầu tiên tại quận 1, TP Hồ Chí Minh sau khi chuỗi cà-phê %ARABICA của Nhật Bản gia nhập thị trường vào tháng 2.
Việt Nam là một điểm đến phổ biến cho đầu tư nước ngoài với một số yếu tố hấp dẫn như hệ thống chính trị ổn định, thị trường lao động dồi dào và giá cả cạnh tranh, có vị trí chiến lược gần chuỗi cung ứng toàn cầu và gần thị trường Trung Quốc… Vào năm 2022, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc thông báo rằng, họ sẽ mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tuyên bố Việt Nam là thị trường quan trọng thứ ba sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Doanh nghiệp này đã có sự hiện diện đáng kể tại Việt Nam, sở hữu hơn 200 nhà hàng và đang xây dựng các khu phức hợp mua sắm và căn hộ chung cư, chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Năm 2021, Tập đoàn Lotte cũng đã thành lập Lotte Venture Vietnam, công ty đầu tư mạo hiểm nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Những điều này làm nổi bật sự cởi mở ngày càng tăng đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trong nước.
Mới đây, Michelin Guide cũng đã công bố lựa chọn nhà hàng đầu tiên của họ tại Việt Nam. Theo đó, 103 quán ăn được ghi dấu và 4 quán được trao sao Michelin. Điều này cho thấy nhu cầu mạnh mẽ hơn từ người tiêu dùng trong nước và khách du lịch quốc tế đối với các dịch vụ chất lượng cao và độc quyền. Khi thu nhập thực tế và khả năng chi trả của người tiêu dùng tăng lên và các món ăn nước ngoài trở nên phổ biến, các nhà hàng quốc tế lớn sẽ tìm thấy khả năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ đối tượng khách hàng là các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình đến cao đang ngày càng phát triển.
Ngoài ra, các thương hiệu cả quốc tế và trong nước cũng cần lưu ý đến một xu hướng mới là những nhà hàng cao cấp chuyên về ẩm thực vùng miền đang tạo được dấu ấn riêng tại các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Khi người tiêu dùng trở nên cởi mở hơn với các xu hướng mới, nhu cầu trong nước đối với các dịch vụ ăn uống cao cấp sẽ tăng lên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đã mạnh mẽ của khách du lịch đối với ẩm thực vùng miền.