Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề của trẻ em

LAM SPS BC

Well-known member
gày 24/1, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (TW HCTĐVN), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TW ĐTNCS HCM) về công tác trẻ em.

Năm 2023, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề của trẻ em tiếp tục đặt ra nhiều yêu cầu đối với các bộ, ngành, trong đó có ngành Giáo dục. Với tinh thần chủ động, Bộ GDĐT đã chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo quyền của trẻ em ngày càng được thực hiện đầy đủ và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Luật trẻ em.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì buổi làm việc
Theo báo cáo tổng kết một số kết quả nổi bật trong công tác thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề của trẻ em của Bộ GDĐT, năm 2023, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, tham mưu xây dựng 2 dự thảo luật và trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng một dự thảo nghị định quy định chính sách cho học sinh, sinh viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…; ban hành Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT ngày 26/10/2023 hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục…
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng chỉ đạo triển khai hiệu quả các đề án, chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt liên quan đến quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em; Chú trọng công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục về công tác y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Công tác phối hợp giữa Bộ GDĐT và các Bộ, ngành, đặc biệt là với Bộ LĐTBXH, TW ĐTNCS HCM và Thường trực TW HCTĐVN ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, với nhiều hoạt động về phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; xây dựng môi trường giáo dục nề nếp, kỷ cương và tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức Chương trình “Ghép đôi trăng tròn” nhằm vận động chung tay ủng hộ nguồn lực để hỗ trợ trẻ em nghèo, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn được vui Tết Trung thu...
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện đến từ các đơn vị đã trao đổi các góp ý về phương hướng hoạt động, những cách làm hay, sáng tạo để cùng phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác trẻ em trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lắng nghe trẻ em, đào tạo năng lực, đạo đức của những người chăm sóc, bảo vệ trẻ em, chế độ chính sách cho những cán bộ làm việc liên quan đến trẻ em.
Thứ trưởng cho biết: Chúng ta đang hướng tới việc xây dựng trường học hạnh phúc, thì trong đó, công tác trẻ em là vô cùng quan trọng và cần phải có cách làm bài bản, chặt chẽ, làm sao để học sinh hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, một môi trường lành mạnh không có các tệ nạn, để các em được phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chụp ảnh lưu niệm cùng với các đại biểu tham dự buổi làm việc
Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị của Bộ GDĐT cần tăng tính kết nối và trách nhiệm trong từng giai đoạn và phối hợp với các bên liên quan tiếp tục triển khai các chương trình như: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; rèn luyện các kỹ năng; tổ chức các chương trình, các cuộc thi; kêu gọi, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương nâng cao năng lực chăm sóc trẻ em; phát huy tốt hơn tiếng nói của trẻ em trong trường học; nêu cao vai trò của cán bộ tư vấn tâm lý, cán bộ y tế trường học cho trẻ em…
Năm 2024, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tăng cường, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện quyền trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của Luật trẻ em và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Thứ trưởng mong muốn các Bộ, ngành, tiếp tục phối hợp tốt hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em và thực hiện tốt hơn nữa lợi ích của trẻ em Việt Nam.
 
Bên trên