KIEUMY
Bùi Kiều My
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một mũi tiêm liệu pháp gen, kiểm soát sinh sản vĩnh viễn cho mèo cái mà không cần phẫu thuật xâm lấn.
Triệt sản mèo cái hiện là phẫu thuật xâm lấn, tốn kém và có nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock.
Triệt sản mèo cái hiện là phẫu thuật xâm lấn, tốn kém và có nguy cơ nhiễm trùng.
Dân số mèo trên thế giới ước tính khoảng 600 triệu con và khoảng 80% là mèo hoang. Những thợ săn này gây ra nhiều tác hại cho động vật hoang dã. Chỉ riêng ở Mỹ, mèo đã giết từ 1,3-4 tỷ con chim và từ 6,3-22,3 tỷ động vật có vú mỗi năm. Hiện tại, phương pháp chính để triệt sản mèo là phẫu thuật, một thủ thuật tốn kém và rủi ro.
Cách triệt sản mới, được mô tả trên Nature Communications, là liệu pháp gen tạo ra khả năng tránh thai lâu dài cho mèo cái. Tuy nhiên, thử nghiệm phương pháp này mới ở giai đoạn đầu, quy mô nhỏ và chỉ gồm 9 con mèo. Cuối năm nay, các nhà nghiên cứu sẽ tìm cách mở rộng thử nghiệm, theo David Pépin, nhà sinh học phân tử tại Trường Y Harvard và đồng tác giả thử nghiệm, nói với Inverse.
Ngày nay, triệt sản mèo có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh sản của chúng. Thủ thuật xâm lấn này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết, và mèo mất từ 7-10 ngày để hồi phục.
“Phẫu thuật, đặc biệt là ở mèo hoang, rất căng thẳng và tốn kém vì phải bắt nhốt mèo, chuyển chúng đến cơ sở phẫu thuật, phẫu thuật và chăm sóc”, Aime Johnson, bác sĩ thú y tại Đại học Auburn, cho biết. Vì ca phẫu thuật phải được thực hiện bởi các chuyên gia nên không phải ở đâu cũng có nguồn tiền chi trả để triệt sản mèo hoang. Với cách triệt sản mới, chỉ cần tiêm một mũi cho mèo và thả ngay lập tức.
Trong thử nghiệm, mèo cái được tiêm vào cơ đùi. Thành phần mũi tiêm là "vỏ" của một virus đã bị loại bỏ khả năng gây bệnh, bên trong chứa vật chất di truyền (DNA). DNA này kích thích cơ bắp của mèo tạo ra một loại protein gọi là Anti-Mullerian Hormone (AMH), cho đến khi AMH đạt mức gấp 100-1.000 lần bình thường, ngăn buồng trứng trưởng thành và giải phóng trứng.
Để kiểm tra hiệu quả mũi tiêm, các nhà nghiên cứu đưa mèo cái đã tiêm vào 2 kỳ giao phối, mỗi kỳ kéo dài 4 tháng. Họ nhốt 9 con mèo với một con đực đã sinh sản trước đó và quay video ghi lại các tương tác giao phối.
Kết quả, 3 con mèo không tiêm thuốc đều mang thai và sinh ra những chú mèo con khỏe mạnh. 6 con mèo tiêm thuốc đều không mang thai.
Tuy nhiên, những phát hiện này nên được coi là "cực kỳ sơ bộ", Daniela Chavez, nhà sinh vật học sinh sản của mèo tại Đại học Towson, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với Atlantic. Cần nghiên cứu sâu hơn trên các nhóm mèo lớn hơn để xác nhận liệu phương pháp điều trị có an toàn hay không và tác dụng kéo dài bao lâu.
Triệt sản mèo cái hiện là phẫu thuật xâm lấn, tốn kém và có nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock.
Triệt sản mèo cái hiện là phẫu thuật xâm lấn, tốn kém và có nguy cơ nhiễm trùng.
Cách triệt sản mới, được mô tả trên Nature Communications, là liệu pháp gen tạo ra khả năng tránh thai lâu dài cho mèo cái. Tuy nhiên, thử nghiệm phương pháp này mới ở giai đoạn đầu, quy mô nhỏ và chỉ gồm 9 con mèo. Cuối năm nay, các nhà nghiên cứu sẽ tìm cách mở rộng thử nghiệm, theo David Pépin, nhà sinh học phân tử tại Trường Y Harvard và đồng tác giả thử nghiệm, nói với Inverse.
Ngày nay, triệt sản mèo có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh sản của chúng. Thủ thuật xâm lấn này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết, và mèo mất từ 7-10 ngày để hồi phục.
“Phẫu thuật, đặc biệt là ở mèo hoang, rất căng thẳng và tốn kém vì phải bắt nhốt mèo, chuyển chúng đến cơ sở phẫu thuật, phẫu thuật và chăm sóc”, Aime Johnson, bác sĩ thú y tại Đại học Auburn, cho biết. Vì ca phẫu thuật phải được thực hiện bởi các chuyên gia nên không phải ở đâu cũng có nguồn tiền chi trả để triệt sản mèo hoang. Với cách triệt sản mới, chỉ cần tiêm một mũi cho mèo và thả ngay lập tức.
Trong thử nghiệm, mèo cái được tiêm vào cơ đùi. Thành phần mũi tiêm là "vỏ" của một virus đã bị loại bỏ khả năng gây bệnh, bên trong chứa vật chất di truyền (DNA). DNA này kích thích cơ bắp của mèo tạo ra một loại protein gọi là Anti-Mullerian Hormone (AMH), cho đến khi AMH đạt mức gấp 100-1.000 lần bình thường, ngăn buồng trứng trưởng thành và giải phóng trứng.
Để kiểm tra hiệu quả mũi tiêm, các nhà nghiên cứu đưa mèo cái đã tiêm vào 2 kỳ giao phối, mỗi kỳ kéo dài 4 tháng. Họ nhốt 9 con mèo với một con đực đã sinh sản trước đó và quay video ghi lại các tương tác giao phối.
Kết quả, 3 con mèo không tiêm thuốc đều mang thai và sinh ra những chú mèo con khỏe mạnh. 6 con mèo tiêm thuốc đều không mang thai.
Tuy nhiên, những phát hiện này nên được coi là "cực kỳ sơ bộ", Daniela Chavez, nhà sinh vật học sinh sản của mèo tại Đại học Towson, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với Atlantic. Cần nghiên cứu sâu hơn trên các nhóm mèo lớn hơn để xác nhận liệu phương pháp điều trị có an toàn hay không và tác dụng kéo dài bao lâu.