Tineco Floor One S6 - thiết bị lau nhà giá 12 triệu đồng

Từ Minh Quân

Well-known member
Máy lau nhà khô và ướt Tineco S6 có một số ưu điểm so với đối thủ cùng tầm giá, như khả năng phân bổ đều nước, lau sát tường nhưng chưa có sấy khô bằng khí nóng.

Floor One S6 là model thuộc phân khúc cận cao cấp của Tineco, cao hơn S3, S5 và chỉ thấp hơn S7. Máy có lực hút, dung tích bình chứa, hệ thống con lăn cũng như màng lọc HEPA tương tự S7 Pro nhưng không có hệ thống sấy bằng không khí ly tâm cũng như điện phân nước trước khi lau. Đây là đối thủ trực tiếp của Dreame H12 Pro ở khoảng giá trên chục triệu đồng.
Máy lau nhà khô và ướt đang trở thành xu hướng mới của dòng thiết bị làm sạch sàn trong gia đình. Sản phẩm dạng này có thể vừa lau và hút bụi cùng lúc, lưu toàn bộ chất bẩn ở khoang chứa trên thân, giúp giảm thời gian, công sức dọn dẹp. Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ sử dụng với sàn nhà, không thể linh hoạt hút bụi riêng trên cao hoặc vị trí khó như máy hút bụi thông thường.

S6 là model lau nhà khô và ướt nhẹ nhất hiện nay trong tầm giá với 4,5 kg, trong khi Roborock Dyad Pro là 4,8 kg còn Dreame H12 Pro là 4,9 kg. Ngoài ra, máy cũng thiết kế bình nước sạch và bẩn ở trước và sau thay vì cùng phía trước như các đối thủ để trọng lượng phân bổ đều hơn, cầm đỡ mỏi tay trong quá trình sử dụng lâu.
Thiết kế tay cầm với hai nút chính phía trước với công tắc nguồn và nút thay đổi chế độ, điều chỉnh lượng nước và lực hút.

Hệ thống chổi lau đơn của Tineco S6 có nhiều điểm tương đồng với H12 Pro trong khi Dyad Pro sử dụng chổi kép. Tuy nhiên, model của Tineco có ưu điểm là hệ thống phun nước sạch hiệu quả và đều hơn. Trong khi các máy còn lại chỉ có một lỗ thoát nước ở vị trí giữa của chổi lau, model của Tineco có 8 lỗ thoát trải đều. Thử nghiệm thực tế cho thấy độ ướt của con lăn dàn dàn đều và ít để lại nước trên sàn sau khi thao tác.
So với Roborock Dyad hay Xiaomi Mijia MJGWXDJ, chổi lau có độ dài ra sát mép giúp lau dọn hiệu quả hơn ở vị trí sát tường. Việc tháo lắp và vệ sinh cũng rất dễ dàng với chỉ một tháo tác bấm nút để nhấc nắp che phía trên.


Phụ kiện đi kèm có thêm một chổi lau để dùng song song, nước lau sàn và chổi rửa họng bơm nước trên thân máy. Để làm chổi lăn có thể lau sát viền, Tineco đưa động cơ xoay vào giữa thân chổi lau thay vì cơ chế bánh răng như các đối thủ. Thiết kế này có ưu điểm tăng hiệu quả lau nhưng khi vệ sinh, người dùng phải thực sự lưu ý tránh làm ướt khu vực này.

Bấm để lật ảnh sau/trước


Toàn bộ nước, chất bẩn đều được hút vào bên trong hộc chứa phía trước của thân máy. Việc vệ sinh cũng dễ dàng khi tháo nắp bên trên chứa màng lọc. Trừ dòng iFloor 3, tất cả model lau nhà khô và ướt hiện tại của Tineco đều được nâng cấp màng lọc lên HEPA, giúp thu bụi mịn tốt hơn trong quá trình sử dụng. Dung tích bình chứa nước bẩn là 700 ml, đủ sử dụng nếu lau liên tục diện tích thực tế khoảng 150 m2.

Bấm để lật ảnh sau/trước


S6 đưa hộc chứa nước sạch ra phía sau để phân bổ trọng lượng tốt hơn. Ngoài ra, việc này cũng khiến dung tích bình nước bẩn (700 ml) và nước sạch (800 ml) giữ ở mức gần tương đương nhau thay vì chênh lệch 200-300 ml như các đối thủ. Mỗi bình nước bẩn người dùng có thể thêm một nắp chứa nước rửa để tăng hiệu quả sử dụng.


Màn hình hiển thị của S7 đơn giản, đẹp mắt với vòng LED bên ngoài thay vì chỉ một nửa như của Roborock Dyad Pro hay quá nhiều chi tiết như Dreame H12 Pro. Tuy nhiên, thông số thể hiện không nhiều, chỉ bao gồm pin, chế độ và độ ướt, của chổi lau. Đèn LED có thể đổi màu tùy trạng thái nhưng người dùng cần thời gian làm quen để biết màu sắc thay đổi báo hiệu máy gặp lỗi hay cần tiếp nước, cần kiểm tra con lăn hay không.
Máy sử dụng động cơ hút BLDC, công suất 30 W. Thông số lực hút 12.000 Pa kém hơn so với 14.500 Pa của Dreame H12 Pro nhưng thực tế sử dụng ít thấy sự khác biệt.

Máy có phần mềm điều khiển qua smartphone với kết nối Wi-Fi tích hợp. Thông số hiển thị chi tiết gồm trạng thái các bình chứa, pin và cả lịch sử lau hút hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế ít khi sử dụng tới phần mềm như với robot hút bụi.

Dock máy có các khay riêng chứa các phụ kiện thay thế. Khi đặt trên dock, máy có thể tự động bơm nước, giặt giẻ nhưng không có sấy khô bằng không khí nóng như Xiaomi Mijia MJGWXDJ. Điều này khiến chổi lau mất ít nhất 4-5 tiếng để khô hoàn toàn thậm chí lâu hơn trong mùa nồm ẩm. Nếu môi trường độ ẩm cao, người dùng nên tháo rời chổi sau khi giặt và phơi riêng để rút ngắn thời gian khô, hạn chế gây mùi.
 
Bên trên