Tính năng bảo mật mới cho iPhone ngay cả khi mất mật khẩu

mihphg

Huỳnh Minh Phương
Khi các mối đe dọa đối với thiết bị của người dùng tiếp tục gia tăng, công ty đã nỗ lực phát triển các biện pháp bảo vệ mới mạnh mẽ cho khách hàng và dữ liệu của họ” , đại diện Apple cho hay.

“Mã hóa dữ liệu iPhone từ lâu đã dẫn đầu ngành bảo mật. Kẻ xấu không thể truy cập dữ liệu trên thiết bị nếu không có passcode người dùng. Tính năng mới sẽ giúp bảo vệ thiết bị trong trường hợp hiếm hoi kẻ xấu biết được mật khẩu và đánh cắp điện thoại”.

Tính năng bảo mật mới cho iPhone ngay cả khi mất mật khẩu - Ảnh 1.
Tính năng Bảo vệ iPhone bị đánh cắp sẽ phát hành rộng rãi với người dùng phổ thông qua cập nhập iOS 17.3 sắp tới.

Về cơ bản, tính năng "Bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp" sẽ tạo ra lớp bảo mật thứ hai, khiến kẻ trộm khó có thể lợi dụng việc biết mã khoá để thực hiện các hành vi sai trái tiếp sau với thiết bị của nạn nhân.

Chẳng hạn, khi điện thoại của người dùng xuất hiện tại một "địa điểm lạ", chưa từng liên quan đến chủ sở hữu, với chế độ bảo mật mới được kích hoạt, iPhone sẽ yêu cầu tính năng nhận dạng khuôn mặt FaceID song song với mật mã (pass-code) khi thực hiện các thao tác như xem kho lưu trữ mật khẩu hoặc xoá dữ liệu thiết bị.

Kẻ xấu sẽ không thể thực hiện những thay đổi đó hoặc xem các cài đặt nêu trên chỉ bằng mật mã. Ngoài ra, những chiếc iPhone bị đánh cắp sẽ không thể tiến hành thay đổi mật khẩu Apple ID, hoặc xoá FaceID trong vòng một giờ delay bắt buộc, trước khi yêu cầu xác nhận FaceID một lần nữa.

Tờ WSJ trước đó đưa tin, sau khi phát hiện ra mật mã của nạn nhân, kẻ đánh cắp iPhone thường sử dụng passcode để tắt các biện pháp bảo vệ chống trộm khác như Activation Lock hoặc Lost Mode.

Đối với những chiếc
iPhone bị lock hoàn toàn, kẻ xấu chỉ có thể "rã xác" bán linh kiện, vốn không được giá như những chiếc đang hoạt động bình thường.


Trước đây,
người dùng iPhone được yêu cầu nhập mật khẩu gồm bốn chữ số hoặc sáu chữ số khi cài đặt ban đầu. Trong đó, các quyền riêng tư và biện pháp bảo vệ thiết bị bị đánh cắp, gồm cả công cụ FaceID cũng dễ dàng được kích hoạt hoặc loại bỏ với mật mã đó, khiến bất kỳ ai biết passcode đều có thể toàn quyền kiểm soát điện thoại.

Hiện “Chế độ thiết bị bị đánh cắp” có thể được bật trong mục Face ID và Passcode đối với những người có phiên bản beta dành cho nhà phát triển mới nhất (iOS 17.3). Với người dùng phổ thông, họ có thể kích hoạt tính năng sau khi iOS 17.3 được phát hành trong vài tuần tới.
 
Bên trên