TUVM
Well-known member
iPad có nhiều điểm đem lại trải nghiệm tốt hơn cả mẫu MacBook đắt tiền nhất, nhưng sẽ không đúng nếu định vị nó như một thiết bị thay thế máy tính.
Trước kỳ nghỉ dài dịp cuối tháng 4, tôi cảm thấy ngán ngẩm khi nghĩ đến cảnh cầm laptop để “chạy deadline”. Công việc chỉ còn một vài bài viết, nhưng không có máy tính thì tôi cũng khó hoàn thành chỉ với smartphone.
Chiếc MacBook 16 inch mang cấu hình mạnh nhất hiện tại tất nhiên sẽ đáp ứng tốt nhất cho công việc, nhưng cân nặng tới hơn 2 kg khiến tôi không muốn nghĩ đến cảnh mang vác. Tôi còn một lựa chọn khác là chiếc MacBook Air 13 inch của người nhà, nhưng e rằng người thân sẽ than phiền khi đi chơi mà vẫn mang theo việc.
Ngay trước ngày nghỉ lễ, một người bạn muốn để lại mẫu iPad thế hệ 10 (iPad 10,9 inch) cùng vỏ bàn phím và bút Apple Pencil. Tôi quyết định mượn sản phẩm này dùng trong vài hôm để xem liệu nó có thể đáp ứng cả nhu cầu công việc nhẹ nhàng lẫn giải trí trong vài ngày nghỉ hay không.
Từ ý tưởng mượn dùng thử, cuối cùng tôi đã lấy lại chiếc iPad này. Nó không đáp ứng được nhu cầu thay thế máy tính, và tôi cũng không trông mong điều đó. Trái lại, có nhiều tính năng mà iPad đáp ứng tốt hơn cả chiếc MacBook cao cấp nhất của tôi, nhất là ở tính di động.
iPad "cơ bản" dùng chung thiết kế với mẫu đắt tiền
Về mặt thiết kế, iPad 10,9 hiện đại hơn đời trước với 4 viền màn hình mỏng như iPad Air hoặc iPad Pro. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, sẽ khó phân biệt mẫu iPad cơ bản với các phiên bản đắt tiền hơn.
Trước khi sử dụng, tôi kỳ vọng iPad màn hình 10,9 inch sẽ nhỏ hơn hẳn chiếc MacBook Air 13 inch, cho phép mang đi khắp nơi chỉ với một chiếc túi đeo chéo nhỏ. Tuy nhiên, trái với hình dung của tôi, iPad gắn bộ bao da bàn phím của Apple (Magic Keyboard Folio) cũng có trọng lượng hơn 1,1 kg, không nhẹ hơn là bao so với chiếc MacBook Air (1,3 kg).
Dù chỉ nhỏ hơn một chút, kích thước thu gọn quả thực giúp tôi mang theo iPad trong những chiếc túi nhỏ, thay vì một chiếc cặp cồng kềnh. Bộ vỏ bảo vệ của Apple cũng có điểm hay khi có thể tách rời thành 2 phần rất nhanh, cho phép tôi chủ động bỏ bớt phím hoặc cả mảng ốp lưng khi xem phim, lướt web và không phải làm việc.
Cổng USB-C cũng là thay đổi tích cực, cho phép tôi dùng chung dây và bộ sạc với máy tính và chiếc điện thoại Android của mình, không cần phải mang thêm một chiếc dây Lightning.
Tuy nhiên, sự nâng cấp không đồng bộ cũng khiến trải nghiệm sử dụng ảnh hưởng khá nhiều. Đầu tiên là việc kết nối với Apple Pencil. Chiếc iPad chỉ hỗ trợ bút đời 1, vốn dùng cổng Lightning. Do vậy, để kết nối lần đầu cũng như sạc cho chiếc Pencil, tôi phải dùng thêm một bộ chuyển.
Một trong những trải nghiệm khó chịu nhất là khi tôi không dùng bút trong vài ngày, và cần kết nối lại. Lúc này tôi lại phải lôi cả bộ chuyển, dây sạc 2 đầu USB-C và mở nắp bút ra để cắm iPad, phức tạp và mất thời gian so với thế hệ trước chỉ cần gắn vào cổng Lightning. Bút cũng không hỗ trợ dính vào các cạnh iPad bằng nam châm như đời mới, nên cần thêm một hộp đựng riêng nếu muốn mang theo.
Vẫn không phải là một chiếc máy tính
Hiệu năng là điểm khiến tôi cân nhắc trước khi sử dụng iPad. Tôi đã quen sử dụng laptop, PC cấu hình cao và bộ nhớ dồi dào, nên cũng khá phân vân với chiếc iPad sử dụng vi xử lý Apple A14, vốn chỉ tương đương iPhone chứ không phải laptop.
Trong công việc hàng ngày, tôi dùng trình chỉnh sửa (CMS) trên web rất nhiều. Hiện tại Safari trên iPadOS đã hỗ trợ phần lớn tính năng tương đương bản trên máy tính, nên đây cũng là trình duyệt tôi dùng chính trên chiếc iPad. Bộ gõ gốc của máy, ứng dụng lưu mật khẩu hay app chỉnh sửa ảnh nhanh đều hoạt động ổn, phù hợp với nhu cầu của tôi.
Với Chrome, sự khác biệt nhiều hơn. Tôi thường sử dụng trình duyệt của Google trên máy tính bởi sự hỗ trợ của nhiều phần mềm mở rộng (extension) như đổi định dạng ảnh nhanh, tải nhiều ảnh một lúc, tích hợp mã OTP hay lưu bài viết. Nhiều extension trong số này không có trên iPadOS, do vậy sự tiện dụng cũng giảm đi kha khá.
Các ứng dụng khác mà tôi hay dùng, như Lightroom, bộ ứng dụng Microsoft Office hay đều đã có phiên bản trên iPad, với tính năng tương đương. Dù vậy, về cơ bản thì trải nghiệm sử dụng ở iPad, vốn hướng đến màn hình cảm ứng nhiều hơn, vẫn có chút khác biệt so với máy tính thao tác chủ yếu bằng bàn phím, chuột. Khi dùng iPad, tôi sử dụng ở khoảng cách gần hơn, luôn sẵn sàng dùng tay nhấn vào màn hình.
Bộ vỏ tích hợp bàn phím của Apple có thể coi là đủ dùng, nhưng chắc chắn cảm giác gõ phím không thể bằng laptop bởi quá mỏng. Sau một thời gian, tôi thường lôi chiếc phím cơ có Bluetooth ra mỗi khi cần gõ nhiều trên thiết bị.
Tuy iPadOS đã có nhiều nâng cấp để phù hợp với desktop hơn, tôi vẫn thấy nó thiếu nhiều so với MacBook. Một ví dụ là khi tôi cần dùng các app lưu trữ đám mây như Google Drive hay Microsoft OneDrive. Ứng dụng duyệt tập tin (Files) trên iPadOS hỗ trợ các nền tảng lưu trữ đám mây. Tuy nhiên, duyệt file ở đây khá tệ và không tiện như Finder trên macOS, và tôi lại phải mở ứng dụng riêng của từng nền tảng.
Qua một tháng sử dụng, app tôi dùng nhiều nhất cuối cùng vẫn là những thứ thường dùng trên smartphone như xem phim, bản đồ hay đọc sách, lướt web. Khi không có sự lựa chọn, iPad có thể tạm thay thế máy tính, nhưng nó không hiệu quả như tôi nghĩ ban đầu. Trái lại, ở một số tình huống như khi nhờ người thân tra bản đồ khi đang lái xe, ghi chú bằng bút hay đọc tài liệu thì chiếc iPad lại tiện hơn nhiều so với máy tính, màn hình to và dễ xem hơn điện thoại.
Sự hạn chế của “cấu hình yếu”
Tôi gần như không nhận ra được sự hạn chế của chip Apple A14 trong quá trình sử dụng, cho đến khi mở app Davinci Resolve để thử ghép một video do mình vừa quay. Ứng dụng cảnh báo ngay vì hạn chế của vi xử lý, app chỉ có thể biên tập video độ phân giải HD, cũng như khuyến cáo người dùng nâng cấp lên iPad có vi xử lý M.
Đến cuối tháng 5, Apple ra mắt Final Cut Pro, app biên tập video chuyên nghiệp do chính hãng phát triển. Một lần nữa, chiếc iPad thế hệ 10 bị bỏ lại, bởi ứng dụng này chỉ hỗ trợ máy có chip M.
Dù dùng chung cổng kết nối, tốc độ cổng USB-C trên iPad gen10 chậm hơn hẳn so với các mẫu iPad Air, mini hay Pro. Nhược điểm này thể hiện rõ khi tôi gắn đầu đọc thẻ và sao chép những bức ảnh RAW từ máy ảnh của mình. So với chiếc MacBook, việc chép ảnh hay đọc dữ liệu trên thẻ để chỉnh sửa trực tiếp là chậm hơn nhiều.
Về mặt giao diện, thiếu sót đáng tiếc nhất của chiếc iPad này là tính năng Stage Manager. Tính năng này chỉ hỗ trợ những mẫu iPad dùng chip M, giúp quản lý đa nhiệm tiện hơn so với thao tác vuốt lên và giữ màn hình để chuyển giữa các ứng dụng. Tuy vậy, với kích thước chỉ 10,9 inch, tôi thấy nó cũng không quá cần thiết.
Phần lớn thiếu sót này có thể được khắc phục với một chiếc iPad Pro dùng cấu hình cao hơn. Tuy nhiên, hơn một tháng trải nghiệm iPad “yếu” khiến tôi nhận ra mình không cần bỏ nhiều tiền đến vậy. Những thứ mang lại sự hiệu quả khi làm việc: bàn phím tốt, app hỗ trợ tối đa, khả năng nối nhiều thiết bị ngoại vi cùng lúc… vẫn là điều mà iPad đắt tiền hơn không đáp ứng được. Kể cả với mẫu MacBook Air 13 inch rẻ nhất (khoảng chưa đến 18 triệu), khả năng làm việc vẫn hơn iPad.
Cuối cùng, tôi nhận thấy iPad không phải là giải pháp thay thế máy tính, mà thêm một thiết bị thì có nhiều thứ tiện hơn. Giờ đây mỗi lần cần làm việc một cách nghiêm túc, tôi vẫn mở chiếc laptop lên. Tuy nhiên, với những chuyến đi 1-2 ngày hoặc khi đi cafe, chiếc iPad “yếu” nhất vẫn đáp ứng được nhu cầu. Nếu chỉ để đọc sách hay xem phim ngắn, iPad đáp ứng tốt hơn máy tính, nhưng tôi cũng phải bỏ số tiền tới gần 20 triệu cho bộ thiết bị gồm iPad, vỏ bàn phím và Pencil.
Nếu muốn tiết kiệm hơn nữa, chiếc iPad đời 9 với giá từ khoảng 7 triệu cũng đáp ứng được phần lớn nhu cầu nói trên, nhưng sở hữu thiết kế cũ và nhàm chán hơn. Galaxy Tab S8 cũng là thiết bị sẽ khiến tôi phân vân nếu có nhu cầu dùng bút nhiều, bởi mức giá khoảng 14 triệu, đã kèm bút S Pen, cũng tương đương iPad thế hệ 10, trong khi lại có màn hình 120 Hz và hỗ trợ 5G dù ở phiên bản thấp nhất.
Trước kỳ nghỉ dài dịp cuối tháng 4, tôi cảm thấy ngán ngẩm khi nghĩ đến cảnh cầm laptop để “chạy deadline”. Công việc chỉ còn một vài bài viết, nhưng không có máy tính thì tôi cũng khó hoàn thành chỉ với smartphone.
Chiếc MacBook 16 inch mang cấu hình mạnh nhất hiện tại tất nhiên sẽ đáp ứng tốt nhất cho công việc, nhưng cân nặng tới hơn 2 kg khiến tôi không muốn nghĩ đến cảnh mang vác. Tôi còn một lựa chọn khác là chiếc MacBook Air 13 inch của người nhà, nhưng e rằng người thân sẽ than phiền khi đi chơi mà vẫn mang theo việc.
Ngay trước ngày nghỉ lễ, một người bạn muốn để lại mẫu iPad thế hệ 10 (iPad 10,9 inch) cùng vỏ bàn phím và bút Apple Pencil. Tôi quyết định mượn sản phẩm này dùng trong vài hôm để xem liệu nó có thể đáp ứng cả nhu cầu công việc nhẹ nhàng lẫn giải trí trong vài ngày nghỉ hay không.
Từ ý tưởng mượn dùng thử, cuối cùng tôi đã lấy lại chiếc iPad này. Nó không đáp ứng được nhu cầu thay thế máy tính, và tôi cũng không trông mong điều đó. Trái lại, có nhiều tính năng mà iPad đáp ứng tốt hơn cả chiếc MacBook cao cấp nhất của tôi, nhất là ở tính di động.
iPad "cơ bản" dùng chung thiết kế với mẫu đắt tiền
Về mặt thiết kế, iPad 10,9 hiện đại hơn đời trước với 4 viền màn hình mỏng như iPad Air hoặc iPad Pro. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, sẽ khó phân biệt mẫu iPad cơ bản với các phiên bản đắt tiền hơn.
Trước khi sử dụng, tôi kỳ vọng iPad màn hình 10,9 inch sẽ nhỏ hơn hẳn chiếc MacBook Air 13 inch, cho phép mang đi khắp nơi chỉ với một chiếc túi đeo chéo nhỏ. Tuy nhiên, trái với hình dung của tôi, iPad gắn bộ bao da bàn phím của Apple (Magic Keyboard Folio) cũng có trọng lượng hơn 1,1 kg, không nhẹ hơn là bao so với chiếc MacBook Air (1,3 kg).
Dù chỉ nhỏ hơn một chút, kích thước thu gọn quả thực giúp tôi mang theo iPad trong những chiếc túi nhỏ, thay vì một chiếc cặp cồng kềnh. Bộ vỏ bảo vệ của Apple cũng có điểm hay khi có thể tách rời thành 2 phần rất nhanh, cho phép tôi chủ động bỏ bớt phím hoặc cả mảng ốp lưng khi xem phim, lướt web và không phải làm việc.
|
Khi cần, tôi có thể tách rời phần vỏ bàn phím khá đơn giản để dùng mỗi chiếc iPad, với cảm giác gọn nhẹ hơn. |
Tuy nhiên, sự nâng cấp không đồng bộ cũng khiến trải nghiệm sử dụng ảnh hưởng khá nhiều. Đầu tiên là việc kết nối với Apple Pencil. Chiếc iPad chỉ hỗ trợ bút đời 1, vốn dùng cổng Lightning. Do vậy, để kết nối lần đầu cũng như sạc cho chiếc Pencil, tôi phải dùng thêm một bộ chuyển.
Một trong những trải nghiệm khó chịu nhất là khi tôi không dùng bút trong vài ngày, và cần kết nối lại. Lúc này tôi lại phải lôi cả bộ chuyển, dây sạc 2 đầu USB-C và mở nắp bút ra để cắm iPad, phức tạp và mất thời gian so với thế hệ trước chỉ cần gắn vào cổng Lightning. Bút cũng không hỗ trợ dính vào các cạnh iPad bằng nam châm như đời mới, nên cần thêm một hộp đựng riêng nếu muốn mang theo.
Vẫn không phải là một chiếc máy tính
Hiệu năng là điểm khiến tôi cân nhắc trước khi sử dụng iPad. Tôi đã quen sử dụng laptop, PC cấu hình cao và bộ nhớ dồi dào, nên cũng khá phân vân với chiếc iPad sử dụng vi xử lý Apple A14, vốn chỉ tương đương iPhone chứ không phải laptop.
Trong công việc hàng ngày, tôi dùng trình chỉnh sửa (CMS) trên web rất nhiều. Hiện tại Safari trên iPadOS đã hỗ trợ phần lớn tính năng tương đương bản trên máy tính, nên đây cũng là trình duyệt tôi dùng chính trên chiếc iPad. Bộ gõ gốc của máy, ứng dụng lưu mật khẩu hay app chỉnh sửa ảnh nhanh đều hoạt động ổn, phù hợp với nhu cầu của tôi.
|
Sau một thời gian, tôi thích ghép thêm bàn phím rời, chuột không dây với iPad khi cần làm việc dài hơn. Trải nghiệm gõ phím với bộ vỏ bàn phím của Apple không thực sự thỏa mãn. |
Các ứng dụng khác mà tôi hay dùng, như Lightroom, bộ ứng dụng Microsoft Office hay đều đã có phiên bản trên iPad, với tính năng tương đương. Dù vậy, về cơ bản thì trải nghiệm sử dụng ở iPad, vốn hướng đến màn hình cảm ứng nhiều hơn, vẫn có chút khác biệt so với máy tính thao tác chủ yếu bằng bàn phím, chuột. Khi dùng iPad, tôi sử dụng ở khoảng cách gần hơn, luôn sẵn sàng dùng tay nhấn vào màn hình.
Bộ vỏ tích hợp bàn phím của Apple có thể coi là đủ dùng, nhưng chắc chắn cảm giác gõ phím không thể bằng laptop bởi quá mỏng. Sau một thời gian, tôi thường lôi chiếc phím cơ có Bluetooth ra mỗi khi cần gõ nhiều trên thiết bị.
|
Sử dụng iPad, tôi có thói quen ngồi gần và thường xuyên chạm để cảm ứng. Cách dùng này khiến tôi cảm thấy không tập trung, khó làm việc dài như hành vi quen thuộc với laptop. |
Qua một tháng sử dụng, app tôi dùng nhiều nhất cuối cùng vẫn là những thứ thường dùng trên smartphone như xem phim, bản đồ hay đọc sách, lướt web. Khi không có sự lựa chọn, iPad có thể tạm thay thế máy tính, nhưng nó không hiệu quả như tôi nghĩ ban đầu. Trái lại, ở một số tình huống như khi nhờ người thân tra bản đồ khi đang lái xe, ghi chú bằng bút hay đọc tài liệu thì chiếc iPad lại tiện hơn nhiều so với máy tính, màn hình to và dễ xem hơn điện thoại.
Sự hạn chế của “cấu hình yếu”
Tôi gần như không nhận ra được sự hạn chế của chip Apple A14 trong quá trình sử dụng, cho đến khi mở app Davinci Resolve để thử ghép một video do mình vừa quay. Ứng dụng cảnh báo ngay vì hạn chế của vi xử lý, app chỉ có thể biên tập video độ phân giải HD, cũng như khuyến cáo người dùng nâng cấp lên iPad có vi xử lý M.
Đến cuối tháng 5, Apple ra mắt Final Cut Pro, app biên tập video chuyên nghiệp do chính hãng phát triển. Một lần nữa, chiếc iPad thế hệ 10 bị bỏ lại, bởi ứng dụng này chỉ hỗ trợ máy có chip M.
|
Việc hỗ trợ cổng USB-C giúp tôi dùng nhiều phụ kiện vốn được mua cho laptop, như đầu đọc thẻ. Tuy nhiên tốc độ của cổng này trên iPad đời 10 khá chậm, sẽ là hạn chế nếu muốn chép lượng lớn dữ liệu. |
Dù dùng chung cổng kết nối, tốc độ cổng USB-C trên iPad gen10 chậm hơn hẳn so với các mẫu iPad Air, mini hay Pro. Nhược điểm này thể hiện rõ khi tôi gắn đầu đọc thẻ và sao chép những bức ảnh RAW từ máy ảnh của mình. So với chiếc MacBook, việc chép ảnh hay đọc dữ liệu trên thẻ để chỉnh sửa trực tiếp là chậm hơn nhiều.
Về mặt giao diện, thiếu sót đáng tiếc nhất của chiếc iPad này là tính năng Stage Manager. Tính năng này chỉ hỗ trợ những mẫu iPad dùng chip M, giúp quản lý đa nhiệm tiện hơn so với thao tác vuốt lên và giữ màn hình để chuyển giữa các ứng dụng. Tuy vậy, với kích thước chỉ 10,9 inch, tôi thấy nó cũng không quá cần thiết.
Phần lớn thiếu sót này có thể được khắc phục với một chiếc iPad Pro dùng cấu hình cao hơn. Tuy nhiên, hơn một tháng trải nghiệm iPad “yếu” khiến tôi nhận ra mình không cần bỏ nhiều tiền đến vậy. Những thứ mang lại sự hiệu quả khi làm việc: bàn phím tốt, app hỗ trợ tối đa, khả năng nối nhiều thiết bị ngoại vi cùng lúc… vẫn là điều mà iPad đắt tiền hơn không đáp ứng được. Kể cả với mẫu MacBook Air 13 inch rẻ nhất (khoảng chưa đến 18 triệu), khả năng làm việc vẫn hơn iPad.
|
iPad có thể đọc sách tốt hơn một chiếc laptop, xem phim đã hơn smartphone. Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng bỏ hơn 10 triệu để mua một thiết bị chỉ để làm nhiều việc phụ. |
Nếu muốn tiết kiệm hơn nữa, chiếc iPad đời 9 với giá từ khoảng 7 triệu cũng đáp ứng được phần lớn nhu cầu nói trên, nhưng sở hữu thiết kế cũ và nhàm chán hơn. Galaxy Tab S8 cũng là thiết bị sẽ khiến tôi phân vân nếu có nhu cầu dùng bút nhiều, bởi mức giá khoảng 14 triệu, đã kèm bút S Pen, cũng tương đương iPad thế hệ 10, trong khi lại có màn hình 120 Hz và hỗ trợ 5G dù ở phiên bản thấp nhất.