Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tôi làm công chức 'chân ngoài dài hơn chân trong'
'Tôi tưởng bạn đến cơ quan chỉ ngồi đợi hết giờ rồi về', người bạn làm giáo viên thắc mắc khi thấy tôi bám trụ công chức 19 năm.
So với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022, vào khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, thì lương của cán bộ công chức trẻ theo quy định hiện là rất thấp. Một người có trình độ đại học vào làm cho cơ quan nhà nước được hưởng lương hệ số 2,34 với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng. Theo lộ trình tăng lương ba năm một lần thì phải sau khoảng 10 năm, người đó mới đạt được mức lương hệ số 3,33 - xấp xỉ 6 triệu đồng/tháng.
Tôi cũng là công chức nhà nước. Nhiều khi, tôi rất chạnh lòng khi nghe người bạn làm giáo viên nói rằng: "Tưởng bạn đến cơ quan chỉ ngồi đợi hết giờ rồi về". Trong khi đó, thực tế, khối lượng công việc của tôi từ khi áp dụng tinh giản biên chế lại tăng chóng mặt, vì tôi phải làm thay phần việc cho những người bị tinh giản, người về hưu, và cả những người bỏ việc nhà nước do lương thấp mà việc nhiều.
Trong khi đó, lương của tôi từ đó đến nay không tăng. Ngoài tám tiếng hành chính làm việc ở cơ quan, giờ nghỉ trưa và buổi tối tôi đều phải tranh thủ làm thêm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập duy trì cuộc sống. Nói thật, nếu không phải vì còn một năm nữa là đủ 20 năm công tác thì tôi đã bỏ việc rồi.
Bản thân tôi chính là một kiểu công chức "chân ngoài dài hơn chân trong". Tôi cho rằng, với chế độ lương như hiện nay, sẽ rất khó để giữ được người tài, chưa nói đến môi trường làm việc nhiều vất vả, hế độ thưởng cơ bản là cào bằng...
Giới trẻ bây giờ không còn mặn mà làm công chức, một phần lớn vì thu nhập quá thấp. Trong khi thế hệ trước đó dần dần già đi và đến tuổi nghỉ hưu, dẫn tới tình trạng "trẻ lần không ra, già ăn không tới". Nếu tiến độ cải cách tiền lương cứ ì ạch và không hợp lý như thế này, nhân sự vào làm công chức sẽ còn nhiều khó khăn.
Thêm nữa, cách tinh giản biên chế của chúng ta cũng có nhiều điểm bất hợp lý. Đáng lẽ phải có tiêu chí linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng địa phương hoặc cơ quan, đơn vị, thì chúng ta lại tinh giản theo kiểu cào bằng. Thế là chỗ thiếu thì vẫn thiếu, chỗ thừa lại vẫn thừa. Chỗ thiếu nhân lực, những người ở lại quá vất vả trong khi đồng lương vẫn bèo bọt, nên họ lại càng muốn bỏ việc. Cuối cùng, thiếu lại càng thiếu...
'Tôi tưởng bạn đến cơ quan chỉ ngồi đợi hết giờ rồi về', người bạn làm giáo viên thắc mắc khi thấy tôi bám trụ công chức 19 năm.
So với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022, vào khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, thì lương của cán bộ công chức trẻ theo quy định hiện là rất thấp. Một người có trình độ đại học vào làm cho cơ quan nhà nước được hưởng lương hệ số 2,34 với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng. Theo lộ trình tăng lương ba năm một lần thì phải sau khoảng 10 năm, người đó mới đạt được mức lương hệ số 3,33 - xấp xỉ 6 triệu đồng/tháng.
Tôi cũng là công chức nhà nước. Nhiều khi, tôi rất chạnh lòng khi nghe người bạn làm giáo viên nói rằng: "Tưởng bạn đến cơ quan chỉ ngồi đợi hết giờ rồi về". Trong khi đó, thực tế, khối lượng công việc của tôi từ khi áp dụng tinh giản biên chế lại tăng chóng mặt, vì tôi phải làm thay phần việc cho những người bị tinh giản, người về hưu, và cả những người bỏ việc nhà nước do lương thấp mà việc nhiều.
Trong khi đó, lương của tôi từ đó đến nay không tăng. Ngoài tám tiếng hành chính làm việc ở cơ quan, giờ nghỉ trưa và buổi tối tôi đều phải tranh thủ làm thêm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập duy trì cuộc sống. Nói thật, nếu không phải vì còn một năm nữa là đủ 20 năm công tác thì tôi đã bỏ việc rồi.
Bản thân tôi chính là một kiểu công chức "chân ngoài dài hơn chân trong". Tôi cho rằng, với chế độ lương như hiện nay, sẽ rất khó để giữ được người tài, chưa nói đến môi trường làm việc nhiều vất vả, hế độ thưởng cơ bản là cào bằng...
Giới trẻ bây giờ không còn mặn mà làm công chức, một phần lớn vì thu nhập quá thấp. Trong khi thế hệ trước đó dần dần già đi và đến tuổi nghỉ hưu, dẫn tới tình trạng "trẻ lần không ra, già ăn không tới". Nếu tiến độ cải cách tiền lương cứ ì ạch và không hợp lý như thế này, nhân sự vào làm công chức sẽ còn nhiều khó khăn.
Thêm nữa, cách tinh giản biên chế của chúng ta cũng có nhiều điểm bất hợp lý. Đáng lẽ phải có tiêu chí linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng địa phương hoặc cơ quan, đơn vị, thì chúng ta lại tinh giản theo kiểu cào bằng. Thế là chỗ thiếu thì vẫn thiếu, chỗ thừa lại vẫn thừa. Chỗ thiếu nhân lực, những người ở lại quá vất vả trong khi đồng lương vẫn bèo bọt, nên họ lại càng muốn bỏ việc. Cuối cùng, thiếu lại càng thiếu...