Thanh Thúy
Well-known member
Nhà Trắng cho biết đang mở cuộc điều tra liệu ô tô điện Trung Quốc có đe dọa an ninh Mỹ hay không và sẽ có các hành động cứng rắn, bao gồm việc cấm xe điện từ đất nước tỷ dân được nhập vào Mỹ.
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown nhận thấy xe điện Trung Quốc là mối đe dọa trước mắt với ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
Đây được xem là phát biểu mạnh mẽ nhất của các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề này. Trước đó, họ đã kêu gọi áp thuế cao để ngăn xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Ô tô điện Trung Quốc được Mỹ xem xét là mối đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ (Ảnh: BBC).
Vào tháng 2, Nhà Trắng đã mở một cuộc điều tra xem liệu xe hơi Trung Quốc có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Thượng nghị sỹ Brown chia sẻ trong một video trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng: "Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc đưa sự gian lận có hỗ trợ của chính phủ vào ngành công nghiệp ô tô Mỹ".
Thượng nghị sĩ Brown đến từ bang Ohio chuyên sản xuất ô tô, đang tìm cách tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 11 này.
Tổng thống Biden cho biết các chính sách của Trung Quốc "có thể khiến xe Trung Quốc tràn ngập tại thị trường Mỹ, đe dọa an ninh quốc gia" và ông chủ Nhà Trắng nói rằng "sẽ không để điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ này".
Washington cho biết có thể áp dụng các hạn chế do lo ngại công nghệ trong xe hơi Trung Quốc có thể "thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm về người lái xe và hành khách".
Họ cũng cảnh báo rằng các xe kết nối internet "thường xuyên sử dụng camera và cảm biến để ghi lại thông tin về cơ sở hạ tầng của Mỹ và có thể được điều khiển hoặc vô hiệu hóa từ xa".
Trung Quốc là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và đang cạnh tranh với Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu xe lớn nhất thế giới.
Công nghệ lắp ráp xe điện hiện đại tại Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, số lượng xe Trung Quốc trên đường phố Mỹ rất thấp do, Mỹ hiện đánh thuế 27,5% đối với các loại xe đến từ quốc gia này.
Trong chuyến thăm Trung Quốc tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Bắc Kinh rằng Washington sẽ không cho phép tình trạng "sốc Trung Quốc" của đầu những năm 2000 tái diễn, khi hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Mỹ.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Liao Min, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hạn chế mà Mỹ đã áp đặt lên thương mại và đầu tư.
Ông Liao cho biết, lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đến từ "quy mô thị trường lớn, hệ thống công nghiệp toàn diện và nguồn nhân lực dồi dào".
Xiaomi SU7, mẫu xe điện đang gây xôn xao tại Trung Quốc khi có giá bán rẻ (khởi điểm quy đổi khoảng 740 triệu đồng) nhưng được trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại (Ảnh: Nguyễn Khánh).
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ở trong một cuộc chiến thương mại từ năm 2018 khi chính quyền ông Donald Trump đã đánh thuế lên hơn 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng trả đũa bằng việc áp thuế lên hơn 110 tỷ USD sản phẩm của Mỹ.
Tổng thống Joe Biden giữ nguyên hầu hết các mức thuế này.
Năm ngoái, tổng lượng hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc đã giảm hơn 20% xuống còn 427 tỷ USD. Cùng lúc đó, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 4% xuống còn chỉ gần 148 tỷ USD.
Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown nhận thấy xe điện Trung Quốc là mối đe dọa trước mắt với ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
Đây được xem là phát biểu mạnh mẽ nhất của các nhà lập pháp Mỹ về vấn đề này. Trước đó, họ đã kêu gọi áp thuế cao để ngăn xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Ô tô điện Trung Quốc được Mỹ xem xét là mối đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ (Ảnh: BBC).
Vào tháng 2, Nhà Trắng đã mở một cuộc điều tra xem liệu xe hơi Trung Quốc có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Thượng nghị sỹ Brown chia sẻ trong một video trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) rằng: "Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc đưa sự gian lận có hỗ trợ của chính phủ vào ngành công nghiệp ô tô Mỹ".
Thượng nghị sĩ Brown đến từ bang Ohio chuyên sản xuất ô tô, đang tìm cách tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 11 này.
Tổng thống Biden cho biết các chính sách của Trung Quốc "có thể khiến xe Trung Quốc tràn ngập tại thị trường Mỹ, đe dọa an ninh quốc gia" và ông chủ Nhà Trắng nói rằng "sẽ không để điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ này".
Washington cho biết có thể áp dụng các hạn chế do lo ngại công nghệ trong xe hơi Trung Quốc có thể "thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm về người lái xe và hành khách".
Họ cũng cảnh báo rằng các xe kết nối internet "thường xuyên sử dụng camera và cảm biến để ghi lại thông tin về cơ sở hạ tầng của Mỹ và có thể được điều khiển hoặc vô hiệu hóa từ xa".
Trung Quốc là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và đang cạnh tranh với Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu xe lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, số lượng xe Trung Quốc trên đường phố Mỹ rất thấp do, Mỹ hiện đánh thuế 27,5% đối với các loại xe đến từ quốc gia này.
Trong chuyến thăm Trung Quốc tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo Bắc Kinh rằng Washington sẽ không cho phép tình trạng "sốc Trung Quốc" của đầu những năm 2000 tái diễn, khi hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Mỹ.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Liao Min, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hạn chế mà Mỹ đã áp đặt lên thương mại và đầu tư.
Ông Liao cho biết, lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đến từ "quy mô thị trường lớn, hệ thống công nghiệp toàn diện và nguồn nhân lực dồi dào".
Xiaomi SU7, mẫu xe điện đang gây xôn xao tại Trung Quốc khi có giá bán rẻ (khởi điểm quy đổi khoảng 740 triệu đồng) nhưng được trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại (Ảnh: Nguyễn Khánh).
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ở trong một cuộc chiến thương mại từ năm 2018 khi chính quyền ông Donald Trump đã đánh thuế lên hơn 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng trả đũa bằng việc áp thuế lên hơn 110 tỷ USD sản phẩm của Mỹ.
Tổng thống Joe Biden giữ nguyên hầu hết các mức thuế này.
Năm ngoái, tổng lượng hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc đã giảm hơn 20% xuống còn 427 tỷ USD. Cùng lúc đó, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 4% xuống còn chỉ gần 148 tỷ USD.