tran hương
Well-known member
Năm 2023 nhiều nhà khoa học Việt được vinh danh bởi các giải thưởng lớn vì kết quả nghiên cứu có tầm ảnh hưởng và tác động toàn cầu.
Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao giải VinFuture 2023
Giải thưởng do Quỹ VinFuture được khởi xướng từ năm 2020 và trao hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Sau ba năm tổ chức, GS.TS Võ Tòng Xuân, Đại học Nam Cần Thơ trở thành nhà khoa học Việt đầu tiên được xướng tên. Ông cùng với GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ), được vinh danh Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển với giá trị giải thưởng 500.000 USD. Hai nhà khoa học có công nghiên cứu và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Nhà giáo nhân dân, GS.TS Võ Tòng Xuân. Ảnh: Văn Lưu
GS Võ Tòng Xuân (83 tuổi) là nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam. Ông được ví như "cha đẻ" của nhiều giống lúa ngon tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ông còn là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam, chuyên hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực. Trong cuộc cách mạng nông nghiệp, GS Xuân đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giống IR36 trên các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với nông dân để áp dụng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến.
Nhà khoa học Việt đầu tiên được Hiệp hội vật liệu thế giới vinh danh
Năm 2023 ghi dấu ấn PGS.TS Phạm Minh Sơn (41 tuổi) là nhà khoa học Việt được Hiệp hội Khoáng sản, Kim loại và Vật liệu (TMS) trao giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024. Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ dành cho một nhà khoa học trẻ mỗi năm - vinh danh nhà khoa học dưới 40 tuổi đã tạo ra những nghiên cứu khoa học xuất sắc và đột phá về vật liệu cho công nghệ sản xuất in 3D.
PGS.TS Phạm Minh Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Sơn có nhiều nghiên cứu đột phá được công bố trên tạp chí uy tín như Nature, Nature Communications. Anh theo hướng nghiên cứu chính, gồm: kết hợp khoa học kim loại với in 3D để tạo ra siêu tinh thể siêu nhẹ với độ bền cao và có khả năng được lập trình trở thành vật liệu thông minh; các nghiên cứu về khám phá và thiết kế hợp kim có tính in tốt; nghiên cứu cấu trúc vi mô và tính năng cơ học của hợp kim in 3D dành cho các ứng dụng quan trọng trong hàng không và năng lượng.
PGS Phạm Minh Sơn tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh nhận bằng tiến sĩ khoa học xuất sắc tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich, sau đó làm việc tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Năm 2015 anh sang Anh và bắt đầu xây dựng nhóm nghiên cứu ở Đại Học Hoàng Gia London (Imperial College London - trong nhóm 10 trường hàng đầu thế giới theo Times Higher Education), sau đó trở thành giảng viên cao cấp năm 2021. Hiện anh đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm nghiên cứu về vật liệu tiên tiến cho hàng không, vũ trụ và hệ thống năng lượng.
Nhà khoa học được vinh danh về phát triển hệ thống lõi mạng 5G
PGS Ngô Quốc Hiển (39 tuổi) là nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng IEEE CTTC Early Achievement Award dành cho nhà khoa học trẻ với những nghiên cứu xuất sắc về hệ thống 5G. Đây là giải thưởng được trao cho một hoặc hai nhà khoa học trẻ mỗi năm bởi Viện Kỹ Sư Điện và Điện Tử (IEEE) - Hiệp hội chuyên gia kỹ thuật lớn nhất thế giới với hơn 400.000 thành viên tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. Giải thưởng vinh danh nhà khoa học trẻ có đóng góp nổi bật trong nghiên cứu và hoạt động phát triển lĩnh vực lý thuyết truyền thông, thông tin (như làm phản biện khoa học, biên tập tạp chí khoa học, tổ chức hội nghị).
PGS Ngô Quốc Hiển. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Ngô Quốc Hiển là một trong những nhà khoa học đầu tiên làm về công nghệ massive MIMO, góp phần đưa công nghệ này từ nghiên cứu lý thuyết vào hệ thống 5G thực tế. Hiện nghiên cứu chính của anh xoay quanh massive MIMO, massive MIMO không tế bào, và bảo mật lớp vật lý trong truyền thông không dây.
Ngô Quốc Hiển tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Đại học Bách Khoa TP HCM năm 2007. Anh nhận bằng thạc sĩ Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc năm 2010 và tiến sĩ tại trường Đại học Linköping, Thụy Điển năm 2015. Hiện anh đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật lớp vật lý cho 6G, đặc biệt là massive MIMO không tế bào tại Đại Học Queen’s Belfast, Anh.
Tiến sĩ Việt nhận giải thưởng Phụ nữ tương lai Đông Nam Á
TS Hà Thị Thanh Hương (34 tuổi) Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, nhận giải thưởng Women of the Future Awards Southeast Asia 2023 (Phụ nữ tương lai Đông Nam Á) với các nghiên cứu khoa học về sức khỏe. Giải thưởng thuộc chương trình Women of the Future (Anh), tôn vinh các nữ nhà lãnh đạo mới trong khu vực, những người tiên phong không ngại thách thức, phá vỡ ranh giới và thúc đẩy sự thay đổi tích cực thông qua lòng dùng cảm, sự chăm chỉ quyết tâm.
TS Hà Thị Thanh Hương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Hương có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2022 chị được trao học bổng khoa học quốc gia L’Oreal - UNESCO For Women in Science với đề án tạo kit để phát hiện bệnh Alzheimer tại chỗ mà không cần phải sử dụng những thiết bị chẩn đoán từ bệnh viện. Dựa trên bộ kit này các y bác sĩ ở các trung tâm y tế quận huyện cũng có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer thay vì phải dùng các thiết bị máy móc chụp chiếu hiện đại.
Gần nhất, TS Hương là một trong 10 gương mặt trẻ nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2023 với nghiên cứu phần mềm Brain Analytics, phân tích hình ảnh MRI sọ não người bệnh và chẩn đoán bệnh Alzheimer một cách chính xác, tự động, nhanh, đã được huấn luyện và kiểm tra trên cơ sở dữ liệu ADNI (Mỹ) với độ chính xác khoảng 96%. Phần mềm được các bác sĩ và sinh viên y khoa thuộc 8 bệnh viện khác nhau trên toàn quốc trải nghiệm và đánh giá, 80% hài lòng với những tính năng mà phần mềm mang lại.
Nhóm nhà khoa học nhận giải thưởng Đức Vua Thái Lan
TS Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự gồm Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Thị Thanh Thảo và Vũ Thị Lan Anh được trao giải King of Thailand Awards cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm. Giải thưởng King of Thailand Vetiver 2023 (giải thưởng Đức Vua Thái Lan) vinh danh 6 công trình nghiên cứu xuất sắc về cỏ vetiver.
TS Ngô Thị Thúy Hường. Ảnh: NVCC
TS Ngô Thị Thúy Hường hiện là giảng viên, trưởng nhóm nghiên cứu Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại trường Đại học Phenikaa. Là chuyên gia về độc học sinh thái và sức khỏe môi trường, cô chủ trì nhiều dự án trong nước và quốc tế về môi trường nước, độc học sinh thái, quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, xử lý ô nhiễm bằng thực vật và ô nhiễm vi nhựa.
Các nghiên cứu của TS Hường gần đây mở rộng sang lĩnh vực về sự biệt hóa và sinh khả dụng của kim loại trong môi trường nước, cũng như ô nhiễm vi nhựa và ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao giải VinFuture 2023
Giải thưởng do Quỹ VinFuture được khởi xướng từ năm 2020 và trao hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Sau ba năm tổ chức, GS.TS Võ Tòng Xuân, Đại học Nam Cần Thơ trở thành nhà khoa học Việt đầu tiên được xướng tên. Ông cùng với GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ), được vinh danh Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển với giá trị giải thưởng 500.000 USD. Hai nhà khoa học có công nghiên cứu và phổ biến giống lúa kháng bệnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Nhà giáo nhân dân, GS.TS Võ Tòng Xuân. Ảnh: Văn Lưu
GS Võ Tòng Xuân (83 tuổi) là nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam. Ông được ví như "cha đẻ" của nhiều giống lúa ngon tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ông còn là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam, chuyên hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực. Trong cuộc cách mạng nông nghiệp, GS Xuân đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giống IR36 trên các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với nông dân để áp dụng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến.
Nhà khoa học Việt đầu tiên được Hiệp hội vật liệu thế giới vinh danh
Năm 2023 ghi dấu ấn PGS.TS Phạm Minh Sơn (41 tuổi) là nhà khoa học Việt được Hiệp hội Khoáng sản, Kim loại và Vật liệu (TMS) trao giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024. Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ dành cho một nhà khoa học trẻ mỗi năm - vinh danh nhà khoa học dưới 40 tuổi đã tạo ra những nghiên cứu khoa học xuất sắc và đột phá về vật liệu cho công nghệ sản xuất in 3D.
PGS.TS Phạm Minh Sơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Sơn có nhiều nghiên cứu đột phá được công bố trên tạp chí uy tín như Nature, Nature Communications. Anh theo hướng nghiên cứu chính, gồm: kết hợp khoa học kim loại với in 3D để tạo ra siêu tinh thể siêu nhẹ với độ bền cao và có khả năng được lập trình trở thành vật liệu thông minh; các nghiên cứu về khám phá và thiết kế hợp kim có tính in tốt; nghiên cứu cấu trúc vi mô và tính năng cơ học của hợp kim in 3D dành cho các ứng dụng quan trọng trong hàng không và năng lượng.
PGS Phạm Minh Sơn tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh nhận bằng tiến sĩ khoa học xuất sắc tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich, sau đó làm việc tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Năm 2015 anh sang Anh và bắt đầu xây dựng nhóm nghiên cứu ở Đại Học Hoàng Gia London (Imperial College London - trong nhóm 10 trường hàng đầu thế giới theo Times Higher Education), sau đó trở thành giảng viên cao cấp năm 2021. Hiện anh đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm nghiên cứu về vật liệu tiên tiến cho hàng không, vũ trụ và hệ thống năng lượng.
Nhà khoa học được vinh danh về phát triển hệ thống lõi mạng 5G
PGS Ngô Quốc Hiển (39 tuổi) là nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng IEEE CTTC Early Achievement Award dành cho nhà khoa học trẻ với những nghiên cứu xuất sắc về hệ thống 5G. Đây là giải thưởng được trao cho một hoặc hai nhà khoa học trẻ mỗi năm bởi Viện Kỹ Sư Điện và Điện Tử (IEEE) - Hiệp hội chuyên gia kỹ thuật lớn nhất thế giới với hơn 400.000 thành viên tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. Giải thưởng vinh danh nhà khoa học trẻ có đóng góp nổi bật trong nghiên cứu và hoạt động phát triển lĩnh vực lý thuyết truyền thông, thông tin (như làm phản biện khoa học, biên tập tạp chí khoa học, tổ chức hội nghị).
PGS Ngô Quốc Hiển. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Ngô Quốc Hiển là một trong những nhà khoa học đầu tiên làm về công nghệ massive MIMO, góp phần đưa công nghệ này từ nghiên cứu lý thuyết vào hệ thống 5G thực tế. Hiện nghiên cứu chính của anh xoay quanh massive MIMO, massive MIMO không tế bào, và bảo mật lớp vật lý trong truyền thông không dây.
Ngô Quốc Hiển tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Đại học Bách Khoa TP HCM năm 2007. Anh nhận bằng thạc sĩ Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc năm 2010 và tiến sĩ tại trường Đại học Linköping, Thụy Điển năm 2015. Hiện anh đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật lớp vật lý cho 6G, đặc biệt là massive MIMO không tế bào tại Đại Học Queen’s Belfast, Anh.
Tiến sĩ Việt nhận giải thưởng Phụ nữ tương lai Đông Nam Á
TS Hà Thị Thanh Hương (34 tuổi) Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, nhận giải thưởng Women of the Future Awards Southeast Asia 2023 (Phụ nữ tương lai Đông Nam Á) với các nghiên cứu khoa học về sức khỏe. Giải thưởng thuộc chương trình Women of the Future (Anh), tôn vinh các nữ nhà lãnh đạo mới trong khu vực, những người tiên phong không ngại thách thức, phá vỡ ranh giới và thúc đẩy sự thay đổi tích cực thông qua lòng dùng cảm, sự chăm chỉ quyết tâm.
TS Hà Thị Thanh Hương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
TS Hương có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Năm 2022 chị được trao học bổng khoa học quốc gia L’Oreal - UNESCO For Women in Science với đề án tạo kit để phát hiện bệnh Alzheimer tại chỗ mà không cần phải sử dụng những thiết bị chẩn đoán từ bệnh viện. Dựa trên bộ kit này các y bác sĩ ở các trung tâm y tế quận huyện cũng có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer thay vì phải dùng các thiết bị máy móc chụp chiếu hiện đại.
Gần nhất, TS Hương là một trong 10 gương mặt trẻ nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2023 với nghiên cứu phần mềm Brain Analytics, phân tích hình ảnh MRI sọ não người bệnh và chẩn đoán bệnh Alzheimer một cách chính xác, tự động, nhanh, đã được huấn luyện và kiểm tra trên cơ sở dữ liệu ADNI (Mỹ) với độ chính xác khoảng 96%. Phần mềm được các bác sĩ và sinh viên y khoa thuộc 8 bệnh viện khác nhau trên toàn quốc trải nghiệm và đánh giá, 80% hài lòng với những tính năng mà phần mềm mang lại.
Nhóm nhà khoa học nhận giải thưởng Đức Vua Thái Lan
TS Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự gồm Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Thị Thanh Thảo và Vũ Thị Lan Anh được trao giải King of Thailand Awards cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm. Giải thưởng King of Thailand Vetiver 2023 (giải thưởng Đức Vua Thái Lan) vinh danh 6 công trình nghiên cứu xuất sắc về cỏ vetiver.
TS Ngô Thị Thúy Hường. Ảnh: NVCC
TS Ngô Thị Thúy Hường hiện là giảng viên, trưởng nhóm nghiên cứu Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại trường Đại học Phenikaa. Là chuyên gia về độc học sinh thái và sức khỏe môi trường, cô chủ trì nhiều dự án trong nước và quốc tế về môi trường nước, độc học sinh thái, quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, xử lý ô nhiễm bằng thực vật và ô nhiễm vi nhựa.
Các nghiên cứu của TS Hường gần đây mở rộng sang lĩnh vực về sự biệt hóa và sinh khả dụng của kim loại trong môi trường nước, cũng như ô nhiễm vi nhựa và ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.