Từ Minh Quân
Well-known member
Trong 9 tháng đầu năm, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Mỹ là những thị trường gửi khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, sau 9 tháng, Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách, vượt chỉ tiêu đón 8 triệu lượt cả năm và gấp 4,7 lần cùng kỳ năm ngoái, bằng 69% so với cùng kỳ 2019, trước khi Covid-19 bùng phát. Phần lớn khách nhập cảnh bằng đường hàng không với hơn 7,7 triệu lượt. Đường bộ đứng thứ hai với hơn 1 triệu lượt và cuối cùng là đường biển.
Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam với 2,58 triệu lượt. Trung Quốc đại lục đứng thứ hai với hơn 1,12 triệu lượt và Đài Loan top 3 với hơn 557.000 lượt. Các thị trường nằm trong top đầu có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất trong 3 quý của năm nay gồm Mỹ (hơn 548.000 lượt), Nhật Bản (hơn 414.000), Thái Lan (hơn 351.000), Malaysia (hơn 333.000), Campuchia (hơn 2839.000), Australia (hơn 283.000).
9 tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng của hơn 30 thị trường quốc tế tại Việt Nam. Lượng khách của các thị trường này tăng từ 2 đến 14 lần so với cùng kỳ 2022. Trung Quốc đại lục là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với lượng khách đạt hơn 1,12 triệu lượt, gấp 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái dù chỉ bằng 28% so cùng kỳ trước dịch.
Khách Tây Ban Nha ghé thăm Hội An hồi tháng 9. Ảnh: Charlievietnam
Năm 2022 Trung Quốc vẫn chưa mở cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh, đầu năm nay mới bắt đầu đón khách và để người dân đi du lịch quốc tế, trong khi các nước khác đã mở cửa sớm. Đó là lý do chính giúp Trung Quốc có mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường còn lại.
Các thị trường khác có mức tăng trưởng cao hàng đầu tại Việt Nam còn có Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, New Zealand, Philippines, Nhật Bản, Malaysia, với mức tăng ít nhất hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tờ Telegraph của Anh nhận định du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi "đầy ấn tượng". Các quy định mới về visa cùng sự phát triển các loại hình du lịch cao cấp giúp khách dần quay trở lại gần bằng mức trước dịch.
Parveen Jackson, giám đốc sản phẩm công ty du lịch chuyên cung cấp dịch vụ hạng sang Luxtripper tại Anh nói sau dịch Việt Nam đã tập trung phát triển thành một điểm đến cao cấp. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy hình thành các khách sạn sang trọng mới, cải thiện dịch vụ và nâng cấp cơ sở hạ tầng. "Dù du lịch sang trọng ở Việt Nam đang phát triển, mức giá cho một tour trọn gói vẫn hợp lý mà không ảnh hưởng đến dịch vụ hay chất lượng", theo Jackson.
Telegraph gợi ý du khách nên lập kế hoạch đến Việt Nam chu đáo, chú ý thời tiết, mùa cao điểm ở từng địa phương để có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, sau 9 tháng, Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách, vượt chỉ tiêu đón 8 triệu lượt cả năm và gấp 4,7 lần cùng kỳ năm ngoái, bằng 69% so với cùng kỳ 2019, trước khi Covid-19 bùng phát. Phần lớn khách nhập cảnh bằng đường hàng không với hơn 7,7 triệu lượt. Đường bộ đứng thứ hai với hơn 1 triệu lượt và cuối cùng là đường biển.
Hàn Quốc vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam với 2,58 triệu lượt. Trung Quốc đại lục đứng thứ hai với hơn 1,12 triệu lượt và Đài Loan top 3 với hơn 557.000 lượt. Các thị trường nằm trong top đầu có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất trong 3 quý của năm nay gồm Mỹ (hơn 548.000 lượt), Nhật Bản (hơn 414.000), Thái Lan (hơn 351.000), Malaysia (hơn 333.000), Campuchia (hơn 2839.000), Australia (hơn 283.000).
9 tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng của hơn 30 thị trường quốc tế tại Việt Nam. Lượng khách của các thị trường này tăng từ 2 đến 14 lần so với cùng kỳ 2022. Trung Quốc đại lục là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với lượng khách đạt hơn 1,12 triệu lượt, gấp 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái dù chỉ bằng 28% so cùng kỳ trước dịch.
Khách Tây Ban Nha ghé thăm Hội An hồi tháng 9. Ảnh: Charlievietnam
Năm 2022 Trung Quốc vẫn chưa mở cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh, đầu năm nay mới bắt đầu đón khách và để người dân đi du lịch quốc tế, trong khi các nước khác đã mở cửa sớm. Đó là lý do chính giúp Trung Quốc có mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường còn lại.
Các thị trường khác có mức tăng trưởng cao hàng đầu tại Việt Nam còn có Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, New Zealand, Philippines, Nhật Bản, Malaysia, với mức tăng ít nhất hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tờ Telegraph của Anh nhận định du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi "đầy ấn tượng". Các quy định mới về visa cùng sự phát triển các loại hình du lịch cao cấp giúp khách dần quay trở lại gần bằng mức trước dịch.
Parveen Jackson, giám đốc sản phẩm công ty du lịch chuyên cung cấp dịch vụ hạng sang Luxtripper tại Anh nói sau dịch Việt Nam đã tập trung phát triển thành một điểm đến cao cấp. Điều này đồng nghĩa với việc thúc đẩy hình thành các khách sạn sang trọng mới, cải thiện dịch vụ và nâng cấp cơ sở hạ tầng. "Dù du lịch sang trọng ở Việt Nam đang phát triển, mức giá cho một tour trọn gói vẫn hợp lý mà không ảnh hưởng đến dịch vụ hay chất lượng", theo Jackson.
Telegraph gợi ý du khách nên lập kế hoạch đến Việt Nam chu đáo, chú ý thời tiết, mùa cao điểm ở từng địa phương để có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.