vũ thành trần vương
Well-known member
Hằng ngày, có rất nhiều buổi 'livestream' (phát sóng trực tuyến) trên mạng xã hội. Từ livestream bán hàng cho tới livestream sự kiện (có kịch bản hoặc tự phát, bất ngờ).
Bất cứ ai cũng đều có thể livestream và với mục đích khác nhau. Người dùng livestream chia sẻ sự kiện với bạn bè, nghệ sĩ livestream để giao lưu với công chúng. Tất cả đều không có biên giới.
Người livestream có thể chỉ dùng một cái điện thoại cho tới trang bị nhiều đạo cụ; có thể livestream một mình hoặc có nhiều diễn viên đóng cùng.
Cấp thiết đào tạo ngành livestream
Theo "Chiến lược lao động - việc làm năm 2023 - 2025 và tầm nhìn cho tới năm 2030 của TP.HCM" mới được phê duyệt hồi giữa tháng 5, địa phương này dự báo trong tương lai sẽ có nhiều ngành nghề mới xuất hiện.
Trong đó, thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng với nhiều mô hình và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Việc livestream đang tạo ra một ngành mới trong thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm cho người dân (chưa kể còn được chính quyền TP.HCM vận dụng cho các hoạt động xúc tiến thương mại, như trường hợp chợ Bến Thành, chợ hoa xuân TP.Thủ Đức... - PV).
Ngành livestream này tạo ra rất nhiều vị trí công việc như diễn viên, quay phim, chụp hình, make-up, kỹ thuật tối ưu hóa các giải pháp tìm kiếm (hiện nay, thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn là "affiliate marketing", tức là tiếp thị liên kết - PV).
Đây là một xu hướng ngày càng được nhiều người làm nhưng mới dừng ở mức độ làm theo chứ chưa được đào tạo bài bản nên còn nhiều "streamer" thiếu kiến thức về pháp luật (như về thuế, kinh doanh trên mạng, ứng xử với công chúng).
Vì vậy, TP.HCM cho rằng cần có những khóa học ngắn hạn nhằm đào tạo lao động ngành này và cập nhật chính sách, quy định pháp luật về lao động và kinh doanh.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Livestream đang tạo ra một ngành nghề mới trong thị trường lao động Việt Nam
Bất cứ ai cũng đều có thể livestream và với mục đích khác nhau. Người dùng livestream chia sẻ sự kiện với bạn bè, nghệ sĩ livestream để giao lưu với công chúng. Tất cả đều không có biên giới.
Người livestream có thể chỉ dùng một cái điện thoại cho tới trang bị nhiều đạo cụ; có thể livestream một mình hoặc có nhiều diễn viên đóng cùng.
Cấp thiết đào tạo ngành livestream
Theo "Chiến lược lao động - việc làm năm 2023 - 2025 và tầm nhìn cho tới năm 2030 của TP.HCM" mới được phê duyệt hồi giữa tháng 5, địa phương này dự báo trong tương lai sẽ có nhiều ngành nghề mới xuất hiện.
Trong đó, thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng với nhiều mô hình và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Việc livestream đang tạo ra một ngành mới trong thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm cho người dân (chưa kể còn được chính quyền TP.HCM vận dụng cho các hoạt động xúc tiến thương mại, như trường hợp chợ Bến Thành, chợ hoa xuân TP.Thủ Đức... - PV).
Ngành livestream này tạo ra rất nhiều vị trí công việc như diễn viên, quay phim, chụp hình, make-up, kỹ thuật tối ưu hóa các giải pháp tìm kiếm (hiện nay, thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn là "affiliate marketing", tức là tiếp thị liên kết - PV).
Đây là một xu hướng ngày càng được nhiều người làm nhưng mới dừng ở mức độ làm theo chứ chưa được đào tạo bài bản nên còn nhiều "streamer" thiếu kiến thức về pháp luật (như về thuế, kinh doanh trên mạng, ứng xử với công chúng).
Vì vậy, TP.HCM cho rằng cần có những khóa học ngắn hạn nhằm đào tạo lao động ngành này và cập nhật chính sách, quy định pháp luật về lao động và kinh doanh.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Livestream đang tạo ra một ngành nghề mới trong thị trường lao động Việt Nam