Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bảo tàng Lịch sử Quân sự được chụp bằng camera 360 độ và đưa lên nền tảng số, giúp người dân ở xa có thể trải nghiệm online một số khu vực.
Sản phẩm "ảo hóa" được nền tảng Yoolife giới thiệu hôm 1/11, cùng ngày bảo tàng chính thức mở cửa. Đây là dự án do cộng đồng tự phát triển, không phải là sản phẩm chính thức của Bảo tàng Lịch sử Quân đội, nhưng được kỳ vọng có thể mang tới một cách tiếp cận mới cho người có nhu cầu tham quan.
Trong đó, người dùng có thể chọn các khu vực muốn xem từ cổng vào cho tới các khu vực trưng bày và sử dụng chuột hoặc màn hình cảm ứng để xoay 360 độ. Ở mỗi khu vực, các mũi tên chỉ hướng sẽ xuất hiện để người dùng chọn hướng tham quan, tương tự trải nghiệm khi đi tham quan bảo tàng thực.
Giao diện trang ảnh 360 độ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Video: TH
Người dùng cũng có thể bấm vào hiện vật để xem thông tin chú giải. Theo nhóm phát triển, họ đã tái hiện được khoảng 50 vị trí trong bảo tàng, cùng hơn 700 hiện vật. Ngoài ra, điểm đặc biệt khi đưa lên nền tảng số là các vị trí cũng như hiện vật được liệt kê dưới dạng danh sách, để người dùng có thể truy cập nhanh khu vực muốn tham quan.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, sáng lập nền tảng số mở YooLife, cho biết đơn vị này vốn chuyên về các giải pháp IoT và có sẵn các công cụ "ảo hóa" bằng hình ảnh 360 độ, từng được sử dụng trong nhiều công trình lớn. Ông mong muốn góp phần đưa trải nghiệm này lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp cũng có thể trải nghiệm.
"Dù chưa thể mang lại cảm giác như thực tế, cách này có thể giúp mọi người hình dung trước về địa điểm cũng như trải nghiệm phần nào cảm giác tham quan", ông Tùng nói.
Để tái hiện một cách đầy đủ, nhóm chọn thực hiện ngay trước ngày mở cửa chính thức, khi bảo tàng đã hoàn thiện để ghi hình. Thiết bị được sử dụng là máy ảnh Insta360, có thể chụp 360 độ, tức toàn bộ khung cảnh theo mọi hướng trong một lần chụp. Từ 300 ảnh chụp ở 300 vị trí khác nhau, nhóm chọn ra 50 vị trí điển hình nhất để đưa lên nền tảng.
Theo Minh Khánh, một trong những người tham gia số hóa công trình, thách thức của dự án là cần ghi hình trong thời gian ngắn và sau đó sắp xếp ảnh đúng với hành trình di chuyển thực tế, bởi bảo tàng có diện tích rộng, cùng hàng trăm nghìn hiện vật được trưng bày. Sau đó, ở các không gian trưng bày, họ sẽ gắn thông tin của các hiện vật vào ảnh. "Do có sẵn nền tảng ảo hóa các không gian trước đây, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn và chỉ mất khoảng một ngày để tái hiện", Khanh cho biết.
Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý
Theo ông Tùng, khác với các hình thức thể hiện thông qua qua ảnh và video, ảnh 360 độ giúp người dùng có thể cảm nhận được rõ hơn về không gian, từ đó tạo cảm giác chân thực hơn. Ngoài ra, nhờ nền tảng tự phát triển, họ có thể tùy biến, như chèn thêm thông tin vào ảnh. Ví dụ khi người xem không gian, thấy một hiện vật nào muốn tìm hiểu thêm, họ có thể bấm vào để tìm hiểu thêm. Do thời gian gấp rút, nhóm hiện mới số hóa được khoảng 700 hiện vật bằng cách này.
Đại diện YooLife cũng đánh giá giải pháp ảnh 360 độ không mới, nhưng trước đây gặp một số thách thức như cần thiết bị chuyên dụng để chụp hoặc yêu cầu trải nghiệm bằng kính VR. Tuy nhiên đến nay, người dùng có thể tự tạo bằng cách dùng tính năng chụp toàn cảnh (panorama) trên smartphone và trải nghiệm trực tiếp trên màn hình máy tính hoặc điện thoại.
Ngoài ra, theo ông Tùng, khi mạng 5G đã được triển khai tại Việt Nam, người dùng di động cũng không còn gặp khó khăn khi tải dữ liệu ảnh 360 độ từ thiết bị di động. Trong thời gian tới, nhóm dự định xây dựng một mạng xã hội về ảnh 360 độ, để người dùng có thể chia sẻ các nội dung dạng này, đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, để tận dụng lợi thế của ảnh 360 độ.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa từ ngày 1/11 tại Đại Lộ Thăng Long, thuộc hai phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bảo tàng được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m2, nổi bật với tòa tháp Chiến thắng cao 45 m ở sân trước. Khối nhà chính có 4 tầng nổi, một tầng trệt. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 2.500 tỷ đồng.
Sản phẩm "ảo hóa" được nền tảng Yoolife giới thiệu hôm 1/11, cùng ngày bảo tàng chính thức mở cửa. Đây là dự án do cộng đồng tự phát triển, không phải là sản phẩm chính thức của Bảo tàng Lịch sử Quân đội, nhưng được kỳ vọng có thể mang tới một cách tiếp cận mới cho người có nhu cầu tham quan.
Trong đó, người dùng có thể chọn các khu vực muốn xem từ cổng vào cho tới các khu vực trưng bày và sử dụng chuột hoặc màn hình cảm ứng để xoay 360 độ. Ở mỗi khu vực, các mũi tên chỉ hướng sẽ xuất hiện để người dùng chọn hướng tham quan, tương tự trải nghiệm khi đi tham quan bảo tàng thực.
Giao diện trang ảnh 360 độ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Video: TH
Người dùng cũng có thể bấm vào hiện vật để xem thông tin chú giải. Theo nhóm phát triển, họ đã tái hiện được khoảng 50 vị trí trong bảo tàng, cùng hơn 700 hiện vật. Ngoài ra, điểm đặc biệt khi đưa lên nền tảng số là các vị trí cũng như hiện vật được liệt kê dưới dạng danh sách, để người dùng có thể truy cập nhanh khu vực muốn tham quan.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, sáng lập nền tảng số mở YooLife, cho biết đơn vị này vốn chuyên về các giải pháp IoT và có sẵn các công cụ "ảo hóa" bằng hình ảnh 360 độ, từng được sử dụng trong nhiều công trình lớn. Ông mong muốn góp phần đưa trải nghiệm này lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp cũng có thể trải nghiệm.
"Dù chưa thể mang lại cảm giác như thực tế, cách này có thể giúp mọi người hình dung trước về địa điểm cũng như trải nghiệm phần nào cảm giác tham quan", ông Tùng nói.
Để tái hiện một cách đầy đủ, nhóm chọn thực hiện ngay trước ngày mở cửa chính thức, khi bảo tàng đã hoàn thiện để ghi hình. Thiết bị được sử dụng là máy ảnh Insta360, có thể chụp 360 độ, tức toàn bộ khung cảnh theo mọi hướng trong một lần chụp. Từ 300 ảnh chụp ở 300 vị trí khác nhau, nhóm chọn ra 50 vị trí điển hình nhất để đưa lên nền tảng.
Theo Minh Khánh, một trong những người tham gia số hóa công trình, thách thức của dự án là cần ghi hình trong thời gian ngắn và sau đó sắp xếp ảnh đúng với hành trình di chuyển thực tế, bởi bảo tàng có diện tích rộng, cùng hàng trăm nghìn hiện vật được trưng bày. Sau đó, ở các không gian trưng bày, họ sẽ gắn thông tin của các hiện vật vào ảnh. "Do có sẵn nền tảng ảo hóa các không gian trước đây, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn và chỉ mất khoảng một ngày để tái hiện", Khanh cho biết.
Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Minh Khánh cùng chiếc camera Insta360 X4 dùng để ghi hình toàn cảnh. Ảnh: Lưu Quý
Theo ông Tùng, khác với các hình thức thể hiện thông qua qua ảnh và video, ảnh 360 độ giúp người dùng có thể cảm nhận được rõ hơn về không gian, từ đó tạo cảm giác chân thực hơn. Ngoài ra, nhờ nền tảng tự phát triển, họ có thể tùy biến, như chèn thêm thông tin vào ảnh. Ví dụ khi người xem không gian, thấy một hiện vật nào muốn tìm hiểu thêm, họ có thể bấm vào để tìm hiểu thêm. Do thời gian gấp rút, nhóm hiện mới số hóa được khoảng 700 hiện vật bằng cách này.
Đại diện YooLife cũng đánh giá giải pháp ảnh 360 độ không mới, nhưng trước đây gặp một số thách thức như cần thiết bị chuyên dụng để chụp hoặc yêu cầu trải nghiệm bằng kính VR. Tuy nhiên đến nay, người dùng có thể tự tạo bằng cách dùng tính năng chụp toàn cảnh (panorama) trên smartphone và trải nghiệm trực tiếp trên màn hình máy tính hoặc điện thoại.
Ngoài ra, theo ông Tùng, khi mạng 5G đã được triển khai tại Việt Nam, người dùng di động cũng không còn gặp khó khăn khi tải dữ liệu ảnh 360 độ từ thiết bị di động. Trong thời gian tới, nhóm dự định xây dựng một mạng xã hội về ảnh 360 độ, để người dùng có thể chia sẻ các nội dung dạng này, đồng thời mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, để tận dụng lợi thế của ảnh 360 độ.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa từ ngày 1/11 tại Đại Lộ Thăng Long, thuộc hai phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bảo tàng được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m2, nổi bật với tòa tháp Chiến thắng cao 45 m ở sân trước. Khối nhà chính có 4 tầng nổi, một tầng trệt. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 2.500 tỷ đồng.