TRUONGTRINH
Well-known member
Giải pháp do Viettel nghiên cứu, sản xuất được chứng nhận hợp quy, đáp ứng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G.
Chứng nhận này thể hiện việc các sản phẩm 5G "made in Vietnam" phù hợp với yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất. Thiết bị trạm gốc gNodeB 32T32R và gNodeB 8T8R do Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel VHT là thiết bị đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này.
Tại lễ trao chứng nhận chiều 20/6, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá: "Đây là mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ viễn thông của quốc gia, khẳng định sự trưởng thành và khả năng sáng tạo của ngành viễn thông, đồng thời thúc đẩy quá trình thương mại hóa 5G tại Việt Nam".
Cục trưởng Viễn thông Nguyễn Thành Phúc (phải) trao chứng nhận hợp quy cho đại diện VHT. Ảnh: Mai Lê
Hơn một năm qua, Cục Viễn thông cùng VHT đã đánh giá đầy đủ 16 chỉ tiêu vô tuyến theo quy chuẩn. Các chỉ tiêu có trong quy chuẩn kỹ thuật trên tương đương với chuẩn quốc tế của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU, Nhóm hiệp hội viễn thông 3GPP. Nhờ khả năng làm chủ công nghệ lõi, nhà phát triển cho biết có thể điều chỉnh, nâng cấp thiết bị, cập nhật khả năng triển khai trên hệ thống mạng lưới thực và tăng tính tùy biến khi làm việc với đối tác quốc tế.
Theo ông Phúc, trong bối cảnh thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng công nghệ 5G, việc sở hữu và chủ động về công nghệ sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.
Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Viettel High Tech, cho biết đội ngũ kỹ sư "sống với sản phẩm, chịu trách nhiệm với sản phẩm hàng ngày", nên hệ thống có thể được cải tiến nhanh. Trong trường hợp mạng lưới gặp sự cố hay các lỗi, nhà sản xuất có thể xử lý và khắc phục trong khoảng thời gian ngắn.
"Đó là lợi thế của người vừa làm chủ, vừa đưa vào sản xuất kinh doanh trong hệ thống khép kín", ông Hà nói, cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước, cũng như đưa sản phẩm "Made in Vietnam" vươn tầm quốc tế.
Một kỹ sư Viettel bên thiết bị 5G do công ty phát triển. Ảnh: Mai Lê
Viettel đã phát triển đầy đủ bộ giải pháp cho mạng 5G từ mạng lõi, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập vô tuyến là trạm gốc 5G. Trạm gốc có vị trí quan trọng trong cấu trúc hạ tầng mạng viễn thông, được Viettel High Tech làm chủ phần cứng và phần mềm, toàn trình từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất. Hiện công ty đã triển khai hơn 300 trạm gNodeB 8T8R và 10 trạm gNodeB 32T32R tại 4 tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Thuận, được đánh giá hoạt động ổn định, thông suốt mạng lưới.
Lưu Quý
Chứng nhận này thể hiện việc các sản phẩm 5G "made in Vietnam" phù hợp với yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất. Thiết bị trạm gốc gNodeB 32T32R và gNodeB 8T8R do Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel VHT là thiết bị đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này.
Tại lễ trao chứng nhận chiều 20/6, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá: "Đây là mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ viễn thông của quốc gia, khẳng định sự trưởng thành và khả năng sáng tạo của ngành viễn thông, đồng thời thúc đẩy quá trình thương mại hóa 5G tại Việt Nam".
Cục trưởng Viễn thông Nguyễn Thành Phúc (phải) trao chứng nhận hợp quy cho đại diện VHT. Ảnh: Mai Lê
Hơn một năm qua, Cục Viễn thông cùng VHT đã đánh giá đầy đủ 16 chỉ tiêu vô tuyến theo quy chuẩn. Các chỉ tiêu có trong quy chuẩn kỹ thuật trên tương đương với chuẩn quốc tế của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU, Nhóm hiệp hội viễn thông 3GPP. Nhờ khả năng làm chủ công nghệ lõi, nhà phát triển cho biết có thể điều chỉnh, nâng cấp thiết bị, cập nhật khả năng triển khai trên hệ thống mạng lưới thực và tăng tính tùy biến khi làm việc với đối tác quốc tế.
Theo ông Phúc, trong bối cảnh thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng công nghệ 5G, việc sở hữu và chủ động về công nghệ sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.
Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Viettel High Tech, cho biết đội ngũ kỹ sư "sống với sản phẩm, chịu trách nhiệm với sản phẩm hàng ngày", nên hệ thống có thể được cải tiến nhanh. Trong trường hợp mạng lưới gặp sự cố hay các lỗi, nhà sản xuất có thể xử lý và khắc phục trong khoảng thời gian ngắn.
"Đó là lợi thế của người vừa làm chủ, vừa đưa vào sản xuất kinh doanh trong hệ thống khép kín", ông Hà nói, cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước, cũng như đưa sản phẩm "Made in Vietnam" vươn tầm quốc tế.
Một kỹ sư Viettel bên thiết bị 5G do công ty phát triển. Ảnh: Mai Lê
Viettel đã phát triển đầy đủ bộ giải pháp cho mạng 5G từ mạng lõi, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập vô tuyến là trạm gốc 5G. Trạm gốc có vị trí quan trọng trong cấu trúc hạ tầng mạng viễn thông, được Viettel High Tech làm chủ phần cứng và phần mềm, toàn trình từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất. Hiện công ty đã triển khai hơn 300 trạm gNodeB 8T8R và 10 trạm gNodeB 32T32R tại 4 tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Thuận, được đánh giá hoạt động ổn định, thông suốt mạng lưới.
Lưu Quý