Thanh Tuấn
Well-known member
Mì trà sữa trân châu bắp bò nhận về nhiều luồng ý kiến khác nhau từ thực khách.
Những ngày qua, cộng đồng yêu ẩm thực tại Hà Nội có dịp xôn xao về một món ăn fusion độc đáo nhưng cũng gây tranh cãi - mì trà sữa trân châu bắp bò của một chuỗi cửa hàng trà sữa và mì Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng.
Tô mì giá gần 100.000 đồng
Chị Nguyễn Hồng Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) - một "tín đồ" của trà sữa trân châu, đã thử mì trà sữa ngay khi món ăn vừa ra mắt.
Bỏ ra 98.000 đồng để thử một bát mì, chị Trang cho rằng đây là mức giá hợp lý so với các món ăn cùng phân khúc. Đổi lại, thực khách được trải nghiệm một hương vị mới lạ và độc đáo.
Mì trà sữa trân châu bắp bò có sự kết hợp của thịt bò đậm đà, ngọt thanh của trà và béo ngậy của sữa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo mô tả của nữ thực khách, mì trà sữa trân châu bắp bò có hương vị đậm đà của thịt bò, kết hợp với vị ngọt thanh và một chút chát nhẹ của trà, cùng độ béo ngậy của sữa.
Điểm nhấn của món ăn là phần thịt bò đầy đặn. Chị Trang chia sẻ: "Thịt bò mềm hầm nhừ mà không bị vỡ thớ thịt, và thú vị nhất có lẽ là sự dẻo dẻo của trân châu".
Chị Trang liên tưởng hương vị này giống với mì Ý sốt kem nấm, nhưng với phần nước sốt loãng hơn và đậm vị trà hơn.
Mặc dù không thích ăn mì sợi to, chị vẫn đánh giá cao tính sáng tạo trong ẩm thực và coi đây là một trải nghiệm đáng giá.
Nữ thực khách có trải nghiệm tích cực với món ăn này. Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Đối với mình, mọi trải nghiệm mới mẻ đều đáng giá. Sự sáng tạo trong cuộc sống là rất cần thiết, nhất là với ẩm thực, khi con người hiện nay đang dần hướng việc ăn đẹp ăn ngon hơn là ăn no", chị chia sẻ.
Hương vị "lạc quẻ"
Trong khi đó, anh Nguyễn Đức Anh (Đống Đa, Hà Nội) - một khách quen của thương hiệu trà sữa này, có trải nghiệm không tích cực.
Anh Đức Anh thưởng thức món ăn với giá 98.000 đồng (đã bao gồm VAT), được giảm 20% nếu khách hàng check-in trên mạng xã hội.
"Hương vị tổng thể không có gì ấn tượng và đặc sắc", anh Đức Anh nhận xét. "Mì không ghê như nhiều người tưởng tượng nhưng lại rời rạc và vô vị. Vị của từng thành phần không thực sự liên kết với nhau".
Nam thực khách nhận xét tổng thể món ăn rời rạc và vô vị. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Đức Anh chỉ ra rằng trà sữa khá nhạt nhòa, không rõ vị mặn hay ngọt, tạo cảm giác vừa ngấy vừa nhạt khi kết hợp với nước dùng mì bò. Anh cũng cho rằng trân châu đen hoàn toàn không phù hợp với món mặn này.
Đồng quan điểm với chị Thu Trang, anh Đức Anh cho rằng chất lượng thịt bò là điểm cộng lớn của món. "Định lượng thịt khá nhiều, từng miếng bắp bò mềm, đậm đà và ngậy thơm, có lẽ nhờ được ninh với trà sữa", anh chia sẻ.
Khi ăn hết thịt bò, nam thực khách đã bỏ dở bát mì vì tổng thể phần còn lại "rất vô vị". Anh khẳng định sẽ không lựa chọn món này những lần sau nếu hãng không thay đổi gì về thành phần và cách chế biến.
Sự kết hợp không hợp lí khiến nam thực khách bỏ dở món ăn giữa chừng. Ảnh: Nhân vật trải nghiệm
Xu hướng "Fusion Food"
Dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh hương vị của món ăn, song cả hai thực khách đều đánh giá cao tinh thần sáng tạo và đổi mới trong ẩm thực.
Chị Trang cho rằng: "Trong ẩm thực không có ngon hay dở, chỉ là hợp hay không hợp". Đồng thời, chị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử những trải nghiệm mới.
Anh Đức Anh dù không hài lòng với món ăn lần này, vẫn đánh giá cao sự cầu thị của hãng trà sữa. "Các bạn nhân viên rất nhiệt tình giới thiệu món mới và có xin cả nhận xét khách hàng về trải nghiệm món với tinh thần khá cầu thị", anh nói.
Đồng thời anh chia sẻ, thương hiệu này vốn dĩ nổi tiếng với hai món mì bò và trà sữa, nên việc kết hợp và tạo thành món "mì trà sữa bắp bò" khá hợp lý.
Tuy nhiên, cần điều chỉnh và nghiên cứu kỹ hơn về cách chế biến để đạt được sự cân bằng về hương vị. "Nếu có phiên bản mới của món mì trà sữa này, chắc chắn tôi sẽ can đảm thử lại", nam thực khách nhận xét.
Mì trà sữa trân châu bắp bò mới nổi là một ví dụ điển hình về xu hướng "Fusion Food" ngày càng phát triển của nền ẩm thực Việt Nam hiện đại. Mặc dù gây tranh cãi, món ăn này đã thành công trong việc thu hút sự chú ý và tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi về giới hạn của sự sáng tạo trong ẩm thực.
Trước đó, thực khách từng xôn xao với mì ramen sầu riêng, mì chân cá sấu, mì bọ biển, mì ramen kem ốc quế tại Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)...
Những ngày qua, cộng đồng yêu ẩm thực tại Hà Nội có dịp xôn xao về một món ăn fusion độc đáo nhưng cũng gây tranh cãi - mì trà sữa trân châu bắp bò của một chuỗi cửa hàng trà sữa và mì Đài Loan (Trung Quốc) nổi tiếng.
Tô mì giá gần 100.000 đồng
Chị Nguyễn Hồng Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) - một "tín đồ" của trà sữa trân châu, đã thử mì trà sữa ngay khi món ăn vừa ra mắt.
Bỏ ra 98.000 đồng để thử một bát mì, chị Trang cho rằng đây là mức giá hợp lý so với các món ăn cùng phân khúc. Đổi lại, thực khách được trải nghiệm một hương vị mới lạ và độc đáo.
Theo mô tả của nữ thực khách, mì trà sữa trân châu bắp bò có hương vị đậm đà của thịt bò, kết hợp với vị ngọt thanh và một chút chát nhẹ của trà, cùng độ béo ngậy của sữa.
Điểm nhấn của món ăn là phần thịt bò đầy đặn. Chị Trang chia sẻ: "Thịt bò mềm hầm nhừ mà không bị vỡ thớ thịt, và thú vị nhất có lẽ là sự dẻo dẻo của trân châu".
Chị Trang liên tưởng hương vị này giống với mì Ý sốt kem nấm, nhưng với phần nước sốt loãng hơn và đậm vị trà hơn.
Mặc dù không thích ăn mì sợi to, chị vẫn đánh giá cao tính sáng tạo trong ẩm thực và coi đây là một trải nghiệm đáng giá.
"Đối với mình, mọi trải nghiệm mới mẻ đều đáng giá. Sự sáng tạo trong cuộc sống là rất cần thiết, nhất là với ẩm thực, khi con người hiện nay đang dần hướng việc ăn đẹp ăn ngon hơn là ăn no", chị chia sẻ.
Hương vị "lạc quẻ"
Trong khi đó, anh Nguyễn Đức Anh (Đống Đa, Hà Nội) - một khách quen của thương hiệu trà sữa này, có trải nghiệm không tích cực.
Anh Đức Anh thưởng thức món ăn với giá 98.000 đồng (đã bao gồm VAT), được giảm 20% nếu khách hàng check-in trên mạng xã hội.
"Hương vị tổng thể không có gì ấn tượng và đặc sắc", anh Đức Anh nhận xét. "Mì không ghê như nhiều người tưởng tượng nhưng lại rời rạc và vô vị. Vị của từng thành phần không thực sự liên kết với nhau".
Anh Đức Anh chỉ ra rằng trà sữa khá nhạt nhòa, không rõ vị mặn hay ngọt, tạo cảm giác vừa ngấy vừa nhạt khi kết hợp với nước dùng mì bò. Anh cũng cho rằng trân châu đen hoàn toàn không phù hợp với món mặn này.
Đồng quan điểm với chị Thu Trang, anh Đức Anh cho rằng chất lượng thịt bò là điểm cộng lớn của món. "Định lượng thịt khá nhiều, từng miếng bắp bò mềm, đậm đà và ngậy thơm, có lẽ nhờ được ninh với trà sữa", anh chia sẻ.
Khi ăn hết thịt bò, nam thực khách đã bỏ dở bát mì vì tổng thể phần còn lại "rất vô vị". Anh khẳng định sẽ không lựa chọn món này những lần sau nếu hãng không thay đổi gì về thành phần và cách chế biến.
Xu hướng "Fusion Food"
Dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh hương vị của món ăn, song cả hai thực khách đều đánh giá cao tinh thần sáng tạo và đổi mới trong ẩm thực.
Chị Trang cho rằng: "Trong ẩm thực không có ngon hay dở, chỉ là hợp hay không hợp". Đồng thời, chị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử những trải nghiệm mới.
Anh Đức Anh dù không hài lòng với món ăn lần này, vẫn đánh giá cao sự cầu thị của hãng trà sữa. "Các bạn nhân viên rất nhiệt tình giới thiệu món mới và có xin cả nhận xét khách hàng về trải nghiệm món với tinh thần khá cầu thị", anh nói.
Đồng thời anh chia sẻ, thương hiệu này vốn dĩ nổi tiếng với hai món mì bò và trà sữa, nên việc kết hợp và tạo thành món "mì trà sữa bắp bò" khá hợp lý.
Tuy nhiên, cần điều chỉnh và nghiên cứu kỹ hơn về cách chế biến để đạt được sự cân bằng về hương vị. "Nếu có phiên bản mới của món mì trà sữa này, chắc chắn tôi sẽ can đảm thử lại", nam thực khách nhận xét.
Mì trà sữa trân châu bắp bò mới nổi là một ví dụ điển hình về xu hướng "Fusion Food" ngày càng phát triển của nền ẩm thực Việt Nam hiện đại. Mặc dù gây tranh cãi, món ăn này đã thành công trong việc thu hút sự chú ý và tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi về giới hạn của sự sáng tạo trong ẩm thực.
Trước đó, thực khách từng xôn xao với mì ramen sầu riêng, mì chân cá sấu, mì bọ biển, mì ramen kem ốc quế tại Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)...