Trào lưu chụp ảnh khoe thân thể

Từ Minh Quân

Well-known member
HÀN QUỐC - Jung, 27 tuổi, bất ngờ khi thấy đồng nghiệp khoe bức ảnh nóng bỏng của bản thân trên trang cá nhân.

Từng nghe nói về xu hướng chụp ảnh khoe đường cong cơ thể, nhưng nam nhân viên ngành công nghệ thông tin thừa nhận bị sốc khi thấy bạn bè chia sẻ hình ảnh tương tự.

Những bức hình như đồng nghiệp của Jung thực hiện được gọi là "body profile" (hồ sơ cơ thể). Khái niệm này ban đầu dành riêng cho những người mẫu hoặc vận động viên thể hình chuyên nghiệp, khoe hình thể vì mục đích công việc.

Nhưng vài năm gần đây, nhiều người bình thường cũng hứng thú với việc chụp ảnh khoe đường cong cơ thể.

Cuộc khảo sát năm 2022 của công ty nghiên cứu M-Brain Trend Monitor, cho thấy gần 85% người được hỏi cho biết "body profile" trở thành văn hóa chung, không còn giành riêng cho người nổi tiếng; gần 80% nhận thấy sự gia tăng của các bức ảnh khoe thân trên mạng xã hội. Đáng chú ý, hơn 47% người được hỏi ở tuổi 20 và 46% từ 30 tuổi, nói sẵn sàng chụp bộ ảnh tương tự trong tương lai.

Tính đến đầu tháng 3 năm nay, Hàn Quốc có 4,3 triệu bài đăng cùng hashtag "body profile" trên Instagram, tăng gấp đôi so với 2 năm trước.

Nhiều người trẻ Hàn Quốc sẵn sàng chi tiền nhiều tiền, áp dụng chế độ tập luyện khắc nghiệt để có ảnh sống ảo. Ảnh: Moon Ji Wan

Nhiều người trẻ Hàn Quốc sẵn sàng chi tiền nhiều tiền, áp dụng chế độ tập luyện khắc nghiệt để có ảnh sống ảo. Ảnh: Moon Ji Wan

Những bức ảnh khoe đường cong cơ thể xuất hiện lần đầu từ năm 2010, nhưng tăng mạnh vào những năm 2020. Các lượt tìm kiếm từ khóa tăng 72% từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021, theo cổng tìm kiếm thông tin lớn nhất Hàn Quốc.

"Body profile" xuất hiện trùng thời điểm văn hóa thể hình và tập thể dục trở thành sở thích phổ biến trong xã hội. Điều này thể hiện qua các thuật ngữ tiếng lóng phổ biến như helchang (người mê tập thể dục) hoặc hellini (người mới tập thể hình).

Một thời gian sau, các YouTuber thể hình, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội bắt đầu đăng tải những bức hình gợi cảm và trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Moon Ji Wan, 31 tuổi, huấn luyện viên thể hình ở quận Gangnam, Seoul, đã nhận những khách hàng đến tập luyện để phục vụ việc chụp ảnh, từ năm 2018. Hiện, 30-40% khách hàng của Moon đang nỗ lực luyện tập để chuẩn bị lên hình.

"Hiểu rõ mong muốn của khách hàng, một số trung tâm tập luyện cũng sử dụng hình ảnh nhấn mạnh vào việc tạo eo thon, cơ bụng số 11, bắp tay khổng lồ để quảng bá", Moon nói.

Kang Hye Seong, 30 tuổi, cho biết chính huấn luyện viên là người gợi ý anh nên tập luyện nghiêm ngặt, nỗ lực hơn để chụp ảnh "body profile". Bởi mục đích ban đầu của anh khi đến phòng tập chỉ để cải thiện vóc dáng do tăng cân sau đại dịch.

"Tôi từng xem những bức ảnh tương tự của người nổi tiếng nhưng chưa bao giờ nghĩ bản thân cũng có thể thực hiện. Nhưng giờ tôi nhận ra, rất nhiều người bình thường cũng đang làm điều tương tự và đột nhiên muốn thử", chàng trai 30 tuổi nói.

Tuy nhiên, đến các studio chụp ảnh không phải là điều đơn giản, bởi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và tài chính. Ngoài tập luyện trong nhiều tháng, người tập phải áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc.

Song hành cùng tập luyện, họ phải đặt lịch chụp với studio, nhiếp ảnh gia, trang phục, chuyên viên trang điểm, nhuộm da, tẩy lông... Nhiều người cho biết phải bỏ ít nhất vài triệu won để có được bức hình chụp cơ thể như tranh vẽ.

Kang, 34 tuổi, từng chi 3.500.000 won (khoảng 63 triệu đồng) trong 5 tháng để chuẩn bị cho buổi chụp hình hoàn hảo. "Tôi luôn muốn làm điều gì đó trước khi già đi. Điều này thúc đẩy bản thân đến studio hẹn ngày chụp ảnh. Đây cũng là động lực giúp tôi không bị chểnh mảng tập luyện bởi có mục tiêu rõ ràng", cô nói.

Trên thực tế, đa phần các quyết định chụp bộ ảnh khoe cơ thể thường được thúc đẩy bởi nhiều động cơ cá nhân. Nhưng điểm chung của nhóm người này là đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội.

"Xã hội Hàn Quốc rất coi trọng hình thức bên ngoài, và đó là lý do trào lưu khoe cơ thể lên mạng xã hội trở nên phổ biến", huấn luyện viên Moon nói.

Alex Taek-gwang Lee, giáo sư nghiên cứu văn hóa của Đại học Kyung Hee, nói việc chuẩn bị cho một bức ảnh hình thể đẹp đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhưng dễ bị đánh giá là khoe thân, sống ảo và phô trương ngoại hình.

Giáo sư Lee giải thích, bản chất của văn hóa truyền thống xã hội là nhận được lời khen và sự chú ý. Người dùng mạng có thể đăng điều gì đó tốt đẹp về bản thân và dễ dàng được người khác đồng cảm. "Khi thấy người khác nhận được lời khen về hình dáng cơ thể, họ cũng nghĩ mình nên làm việc tương tự để được khen", ông nói.

Các phòng tập tại Hàn Quốc ghi nhận một lượng lớn người đến tập luyện để có vóc dáng hoàn hảo trước khi đi chụp ảnh. Ảnh minh họa: Yonhap

Các phòng tập tại Hàn Quốc ghi nhận một lượng lớn người đến tập luyện để có vóc dáng hoàn hảo trước khi đi chụp ảnh. Ảnh minh họa: Yonhap

Khi xu hướng này trở nên phổ biến, năm 2022, Lục quân và Không quân Hàn Quốc đã ban hành lệnh cấm các quân nhân đăng tải hình ảnh cơ thể hở hang trên mạng xã hội khi trong quân ngũ. Bất kỳ ai vi phạm cũng có thể bị xử phạt theo luật "kỷ luật quân đội trong không gian mạng". Nguyên nhân là do lo ngại những bức hình khoe cơ thể làm tổn hại đến "phẩm giá của quân phục".

Nhưng không phải ai cũng nhận kết quả tốt khi theo đuổi xu hướng này. Một bà mẹ hai con ở Seoul tiết lộ mong muốn được chụp ảnh khoe body, nhưng hiện phải vật lộn để không tăng cân trở lại. "Thật khó để tôi duy trì vóc dáng đỉnh cao từng có. Tôi thấy mệt mỏi, kiệt sức bởi tập luyện và ăn kiêng", người phụ nữ 36 tuổi nói.

Bên cạnh đó, những người chỉ trích xu hướng này cho rằng các thân hình hoàn hảo như tranh vẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hoặc đơn giản là sử dụng thủ thuật chỉnh sửa ảnh nhằm khiến hình ảnh cơ thể trở nên phi thực tế.

Trên các công cụ tìm kiếm, ngoài từ khóa "body profile", "regret" (hối tiếc) cũng rất phổ biến. Nhiều người cho biết bản thân gặp phải các tác dụng phụ như rối loạn ăn uống, tăng cân, rụng tóc, thiếu máu và thậm chí chấn thương thể chất.

Các chuyên gia cảnh báo, việc giảm cân quá nhanh có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và nhiều tác dụng phụ.

Bác sĩ Lee Ji-won tại bệnh viện Severance (Seoul), cảnh báo một số hậu quả có thể xảy ra khi mọi người mọi người quá ám ảnh với cơ thể hoàn hảo trong thời gian ngắn như bị lão hoa da, huyết áp thấp, dễ chóng mặt và chức năng nhận thức trở nên kém đi.

Đơn vị cũng ghi nhận nhiều trường hợp tập luyện với cường độ cao nhưng không nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Việc ăn kiêng khắt khe cũng làm mất cân bằng nội tiết; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; nữ giới gặp các vấn đề về kinh nguyệt hay loãng xương.
 
Bên trên