Phạm Mai
Well-known member
1. Trauma dumping là gì?
Trauma dumping là khi bạn “xả" cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực của mình lên cho người nghe dù cho họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Điều này vô tình sẽ khiến người nghe nhận lấy những cảm xúc tiêu cực của bạn, về lâu về dài dẫn tới sự xa lánh nhau.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc trút cảm xúc lên người khác (emotional dumping) và chia sẻ thật lòng những gì mình nghĩ (emotional venting). Trong khi việc chia sẻ đem lại trải nghiệm tích cực và lành mạnh thì việc “xả" khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi.
Sự khác biệt lớn của việc "xả " và chia sẻ nằm ở chỗ, người chia sẻ ý thức được những vấn đề mình đang nói và chỉ nói về nó một lần. Còn với hành vi “xả", người nói chỉ tập trung vào vấn đề của mình, họ lặp đi lặp lại về nó cốt lõi muốn nhận được sự thông cảm từ người nghe.
2. Nguồn gốc của trauma dumping?
Trauma dumping là một phần của emotional dumping, khái niệm chỉ việc chia sẻ quá đà về cảm xúc và lo lắng của mình cho người khác.
Từ này bắt đầu được sử dụng trên mạng khoảng năm 2018, khi khi một người dùng Twitter đã đăng giải nghĩa của từ này và nhận về nhiều lượt tương tác. Kết hợp với sự lan truyền của meme, khái niệm trauma dumping nhanh chóng lan rộng trên mạng xã hội.
Cởi mở về cảm xúc của mình nhưng đừng "xả" nó ra | Nguồn: Know Your Meme
3. Trauma dumping phổ biến như thế nào?
Trauma dumping dần trở thành một khái niệm tâm lý học đại chúng (pop psychology) và thường xuyên được sử dụng trên mạng xã hội.
Có nhiều ý kiến cho rằng khái niệm này thực chất không tồn tại mà phụ thuộc vào cách chúng ta giao tiếp. Việc đặt ra khái niệm trauma dumping sẽ khiến những người có vấn đề tâm lý trở nên e dè trong việc chia sẻ hơn.
Bên cạnh đó, chữ “trauma" (chấn thương tâm lý) trong trauma dumping cũng không được sử dụng như nghĩa gốc. Nhiều người có xu hướng cười vào nỗi đau của bản thân qua meme khiến từ trauma mất đi nghĩa nghiêm túc.
Khái niệm này một lần nữa trở thành tâm điểm của bàn luận khi một nhà trị liệu tâm lý đăng lên TikTok về việc một khách hàng của cô đã “trauma dumping" suốt một buổi trị liệu.
Nhà trị liệu tâm lý gây tranh cãi trên tiktok | Nguồn: Buzzfeed
Hành vi này của nhà trị liệu bị phản đối khi môi trường trị liệu vốn là nơi chúng ta có thể mở lòng để chia sẻ về bản thân. Một nghiên cứu trên Psychological Medicine cũng nói rằng những định kiến tương tự có thể khiến những người cần được giúp đỡ lảng tránh vấn đề của họ.
Trong thời đại ngày nay, mọi người đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc chia sẻ về vấn đề tâm lý của bản thân. Tuy nhiên thì bao nhiêu là đủ khi mà có sự khác biệt trong việc chia sẻ ở phòng trị liệu tâm lý và ở môi trường trên mạng.
Trauma dumping xuất hiện nhiều trên mạng xã hội bởi chia sẻ sau màn hình máy tính thì dễ dàng hơn. Trước đây chúng ta thấy điều này trên Tumblr và bây giờ là TikTok. Ví dụ như việc chia sẻ những câu chuyện chấn thương tâm lý thời thơ ấu trên TikTok trở thành trend một thời.
Điều này có thể sẽ không dễ chịu với một số người vì vô tình tiêu thụ phải nội dung có khả năng kích động cảm xúc tiêu cực trong họ.
Vậy nên, nhận thức dược liệu bản thân có trauma dumping người khác hay không có thể thay đổi cách chúng ta chia sẻ mà không đặt gánh nặng cảm xúc của mình lên người khác và đẩy họ ra xa.
4. Cách sử dụng trauma dumping
Tiếng Anh
A: I'm scared that I might over-share and trauma-dump my therapist.
B: It's OK! You don't need to worry about that in therapy. It's their job to help you overcome your trauma
Tiếng Việt
A: Mình sợ là mình sẽ nói quá nhiều về bản thân hoặc "xả" mấy thứ tiêu cực lên người bác sĩ trị liệu tâm lý của mình mất.
B: Cũng không sao đâu bạn đi trị liệu mà. Bác sĩ có nghĩa vụ giúp bạn vượt qua mấy chuyện đó.